Phát Huy Nội Lực Và Khai Thác Ngoại Lực Để Thực Hiện Các Biện Pháp


trường, phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót để không ngừng vươn lên đạt chuẩn ở mức cao hơn.

* Ý nghĩa của biện pháp

Việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên của các cấp quản lí nhằm giúp phát hiện cái mới, ủng hộ cái tiến bộ, khắc phục cái lạc hậu, cái cản trở, chệch hướng, từ đó mà đưa hoạt động ở cơ sở đi đúng quỹ đạo của sự phát triển.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT là biện pháp quan trọng. Mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT nhằm làm trong sạch đội ngũ này, qua đó có kế hoạch đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và hiệu quả công tác cán bộ. Ðây là căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với CBQL.

Ðể biện pháp này đạt hiệu quả, trước hết là nâng cao nhận thức cho CBQL về công tác đánh giá, xếp loại. Ðánh giá, xếp loại CBQL nhằm phát triển chuyên môn và năng lực nghề nghiệp chứ không chỉ là hình thức để xét thi đua khen thưởng hằng năm. Mặt khác, khi tiến hành thanh tra, đánh giá, cần chú trọng khả năng tự đánh giá của mỗi CBQL nhằm tạo sự đồng thuận cần thiết là điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình phấn đấu của CBQL sau thanh tra.

* Nội dung của biện pháp

Cùng với việc trao quyền tự chủ cho các trường là phải tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho các đơn vị, giúp họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thông qua thanh, kiểm tra, người CBQL soi rọi lại mình để tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân.

* Cách thực hiện của biện pháp

Sở Giáo dục và Đào tạo là chủ thể thực hiện biện pháp này cần triển khai các công việc sau đây:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá.

Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá đối với những CBQL thuộc diện được kiểm tra, đánh giá trong năm đó. Khi xây dựng kế hoạch, Sở Giáo dục và Đào tạo phải phân tích tình hình cụ thể, thiết lập mục


đích kiểm tra đánh giá, đặt mục đích và mục tiêu cụ thể, quyết định phương tiện để đo kết quả cuối cùng.

Căn cứ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đối với đội ngũ CBQL trường THPT, đánh giá thường xuyên đội ngũ CBQL trường THPT và dự nguồn quy hoạch CBQL theo chuẩn hiệu trưởng được tiến hành một cách công khai. Mục đích, yêu cầu của kiểm tra, đánh giá là bảo đảm trung thực, khách quan, phát huy mặt tích cực, ngăn chặn và xử lí kịp thời mặt tiêu cực, để góp phần thúc đẩy quá trình phấn đấu theo chuẩn của đội ngũ CBQL trường THPT và đội ngũ GV dự nguồn CBQL trường THPT.

- Tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường kỳ năng lực quản lí của CBQL trường THPT theo chuẩn.

Để có sự thống nhất trong việc kiểm tra, đánh giá năng lực quản lí của đội ngũ CBQL trường THPT theo chuẩn, Sở Giáo dục và Đào tạo nên có sự chỉ đạo thống nhất để tất cả các trường THPT cùng triển khai thực hiện. Tính thống nhất ở đây thể hiện ở thời điểm đánh giá, hình thức đánh giá, nội dung đánh giá.

Hình thức đánh giá có thể đồng thời thực hiện theo 4 cách: Cấp trên đánh giá CBQL; CBQL tự đánh giá; Giáo viên đánh giá CBQL; Chính quyền địa phương và phụ huynh đánh giá CBQL.

Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và đột xuất. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình đã được duyệt. Thanh tra đột xuất CBQL trường THPT được tiến hành khi phát hiện nhà trường hoặc CBQL có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo giao.

Nội dung thanh tra, kiểm tra đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí chỉ đạo, điều hành nhà trường của CBQL phải: Có tiêu chí đánh giá rõ ràng; Thực hiện quy trình đánh giá chặt chẽ. Những kiến nghị, đề xuất của đoàn thanh tra, kiểm tra cần được giải quyết thỏa đáng. Qua thanh tra, kịp thời điều chỉnh, động viên, phát hiện, xây dựng điển hình tốt để nhân rộng.

Thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác quản lí của CBQL trường THPT được thực hiện theo các nội dung chủ yếu sau:


+ Xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện kế hoạch.

+ Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Bố trí, sử dụng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, quản lí hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

+ Thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường;

+ Công tác kiểm tra của hiệu trưởng nhà trường theo quy định.

+ Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách với giáo viên và học sinh.

+ Quản lí hành chính, tài chính, tài sản; hồ sơ, sổ sách, thu chi và sử dụng nguồn tài chính, đầu tư xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo quản tài sản công.

+ Công tác tham mưu với cơ quan quản lí cấp trên, với chính quyền địa phương và công tác xã hội hóa giáo dục.

+ Phối hợp công tác giữa nhà trường với đoàn thể quần chúng, ban đại diện cha mẹ học sinh.

Sau mỗi đợt thanh tra, kiểm tra, đoàn thanh tra phải có nhận xét, đánh giá, kiến nghị thông báo đến đơn vị, cá nhân được kiểm tra. Trên cơ sở đó, CBQL rà soát, đối chiếu lại những việc đã làm, nếu có những sai sót thì điều chỉnh, uốn nắn những sai sót lệch lạc theo kiến nghị của đoàn.

- Công tác xử lí sau kiểm tra, đánh giá

Với CBQL trường THPT đạt chuẩn vào loại xuất sắc thì có hình thức khen thưởng, tôn vinh phù hợp để họ tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, nhân rộng kết quả trong cấp THPT bằng cách tổ chức cho họ báo cáo điển hình.

Với CBQL đạt chuẩn vào loại khá cần xây dựng đề cương chi tiết phấn đấu để đạt chuẩn ở mức xuất sắc; có cơ chế, chính sách khuyến khích số CBQL này tiếp tục phấn đấu.

Với CBQL đạt chuẩn ở mức trung bình cần phải có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện, đồng thời cơ quan quản lí phải có chủ trương cụ thể, cơ chế, chính sách phù hợp để họ phấn đấu vươn lên trong thời gian ngắn nhất đạt chuẩn ở mức cao hơn.

Với CBQL chưa đạt chuẩn thì có ba hướng giải quyết:


+ Một là, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lại cho số CBQL này theo chuẩn; bắt buộc họ phải tham gia đào tạo, bồi dưỡng lại theo một chương trình, thời gian phù hợp để đạt chuẩn, được kiểm tra - đánh giá lại; nếu đạt chuẩn thì có thể tiếp tục làm quản lí nhà trường.

+ Hai là, thực hiện miễn nhiệm hoặc điều động số CBQL chưa đạt chuẩn chuyển sang công tác khác thích hợp hơn.

+ Ba là, đối với số CBQL chưa đạt chuẩn có tuổi đời cao (trên 50 tuổi), không thể tiếp tục bố trí đào tạo, bồi dưỡng lại và khó bố trí công tác có thể giải quyết cho họ nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cùng với chính sách đãi ngộ, thù lao hợp lí.

Một vấn đề quan trọng trong công tác thanh, kiểm tra đó là: Kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn thanh tra đối với cá nhân, đơn vị được thanh tra. Bởi vì, chỉ dừng lại ở kết luận thanh tra mà không kiểm tra việc thực hiện các kết luận đó thì công tác thanh tra không có tác dụng, những sai phạm mà kết luận đề nghị phải điều chỉnh vẫn tồn tại không được khắc phục.

Qua kiểm tra đánh giá, kiên quyết xử lí những sai phạm, có hình thức kỉ luật và bãi nhiệm những CBQL không còn uy tín, thoái hóa, biến chất ra khỏi cương vị lãnh đạo quản lí, số CBQL này không được thực hiện bổ nhiệm lại trong nhiệm kỳ tiếp theo.

* Điều kiện của biện pháp

Cần có sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với chính quyền địa phương trong quá trình quản lí, sử dụng, theo dõi, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT.

Ngoài các biện pháp cơ bản trên, cán bộ quản lí giáo dục cần phải tự trang bị cho bản thân một số các năng lực khác cần thiết phục vụ cho công tác quản lí đó là: Năng lực đổi mới tư duy; Năng lực thích ứng hòa nhập và hội nhập; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, ứng xử; Năng lực tổ chức, kiểm tra đánh giá; Có tác phong công nghiệp, có tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm. Những năng lực này sẽ giúp cho người CBQL thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.


3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Tất cả các nhóm biện pháp trên đều có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau và đòi hỏi được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở vận dụng, khai thác thế mạnh riêng của mỗi nhóm biện pháp. Biện pháp này hỗ trợ cho biện pháp kia và ngược lại.

Song song với các biện pháp trên, các trường THPT cũng cần xây dựng môi trường sư phạm. Bởi môi trường sư phạm được thể hiện ở tính đồng thuận trong tập thể sư phạm, đó là tình đoàn kết, nhất trí, có chung tầm nhìn, quan điểm phát triển nhà trường. Tạo mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cấp lãnh đạo Ðảng, chính quyền, của ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí của mình.

3.3.1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp

Tuy các biện pháp trên chưa phải là một hệ thống biện pháp hoàn chỉnh, đầy đủ nhưng là những biện pháp trước mắt, có tính khả thi. Mỗi biện pháp trong các biện pháp nói trên có chức năng, vai trò khác nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, đan xen nhau. Việc tổ chức thực hiện các biện pháp chỉ có hiệu quả khi và chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp một cách nhất quán.

3.3.2. Phát huy nội lực và khai thác ngoại lực để thực hiện các biện pháp

* Các yếu tố nội lực của CBQL

Hiệu quả của các biện pháp chỉ phát huy được tính tích cực khi chính bản thân của người cán bộ quản lí giáo dục xác định được vị trí, vai trò của mình trong cơ sở giáo dục và ý thức được trách nhiệm của bản thân trước tập thể, trước xã hội; tự đánh giá đúng về bản thân, từ đó có ý chí tự học tập, rèn luyện các phẩm chất theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện.

* Các yếu tố ngoại lực tác động khi thực hiện các biện pháp

Khi nói đến biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục không thể bỏ qua môi trường quản lí; Một hệ thống văn bản hoàn chỉnh của Nhà nước, chính sách phù hợp của tỉnh nhà đối với đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, cùng với sự quan tâm và giám sát của xã hội đối với đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục sẽ là một động lực to lớn thúc đẩy các biện pháp phát huy tính hiệu quả.


3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất

3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm

* Mục đích khảo nghiệm

Mục đích của việc khảo nghiệm là nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long đã được đề xuất. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp, khẳng định thêm về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

* Nội dung khảo nghiệm

Nội dung khảo nghiệm được tập trung vào hai vấn đề chính:

- Sự cấp thiết của các biện pháp được đề xuất.

- Tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong việc phát triển đội ngũ CBQL trong điều kiện hiện nay.

* Phương pháp khảo nghiệm

- Khảo nghiệm bằng bảng hỏi: Bảng hỏi gồm 6 biện pháp đề xuất. Bảng hỏi đề nghị khách thể khảo nghiệm đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi đối với 6 biện pháp được đề xuất.

- Khách thể khảo nghiệm: Khảo nghiệm tại Sở Giáo dục và Đào tạo: Ban Giám đốc: 03 người, lãnh đạo các phòng chức năng: 22 người; khảo nghiệm 5 trường THPT tại thành phố Vĩnh Long: CBQL: 18 người, GV: 22 người. Tổng cộng: 65 người.

- Thang đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất: Sử dụng thang điểm 4, mỗi biện pháp được đánh giá với 4 mức độ khác nhau; Ý nghĩa của các mức độ được quy ước như sau:

+ 1 điểm: Không cấp thiết/Không khả thi;

+ 2 điểm: Ít cấp thiết/Ít khả thi;

+ 3 điểm: Cấp thiết/Khả thi;

+ 4 điểm: Rất cấp thiết/Rất khả thi.

3.4.2. Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Kết quả khảo nghiệm về mức độ tính cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long được thống kê trong bảng 3.1.


Bảng 3.1. Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long

TT

Biện pháp quản lí

TB

ĐLC

TH


1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT


3,61


0,598


1

Cấp thiết


2

Cải tiến công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THPT đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh


3,55


0,593


3

Cấp thiết


3

Thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT


3,48


0,575


4

Cấp thiết

4

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông

3,45

0,593

5

Cấp thiết

5

Tăng cường công tác lãnh đạo việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

3,43

0,575

6

Cấp thiết

6

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ CBQL trường THPT

3,60

0,552

2

Cấp thiết

Điểm trung bình của 6 biện pháp

3,52



Cấp thiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long - 13


Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp được ghi nhận ở bảng 3.1 cho thấy các biện pháp có ĐTB trải dài từ 3,43 đến 3,61, ứng với mức xếp loại “Cấp thiết” trong thang điểm đã xác lập. Kết quả nghiên cứu này giúp người CBQL thấy rõ được thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể như sau:

Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT” được xếp ở thứ hạng ưu tiên số 1 [ĐTB: 3,61, TH: 1, MĐ: Cấp thiết], tuy được đánh giá ở mức cấp thiết theo thang điểm nhưng mức điểm trung bình đạt được là khá cao, cận kề với thang điểm 4 với mức độ “Rất cấp thiết”. Điều này có thể khẳng định, nhận thức của đội ngũ CBQL trường THPT về phát triển đội ngũ đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả của quá trình quản lí.

Đứng thứ hai là biện pháp “Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ CBQL trường THPT” [ĐTB: 3,60, TH: 2, MĐ: Cấp thiết]. Kết quả nhấn mạnh đến việc ưu tiên cho việc thanh tra, kiểm tra đánh giá so với các chức năng còn lại


trong quản lí, điều này cho ta thấy công tác thanh tra, kiểm tra, là một biện pháp cấp thiết không thể thiếu trong hoạt động quản lí nhằm giúp người CBQL kiểm soát được kết quả thực hiện công việc cũng như có hướng điều chỉnh kịp thời các sai lệch trong cách quản lí của mình ở những giai đoạn tiếp theo.

Biện pháp “Cải tiến công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THPT đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh”; “Thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL các trường THPT”; “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THPT và lãnh đạo việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT” cũng được đánh giá là cấp thiết đối với việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tại tỉnh Vĩnh Long. Nó giúp cho việc vận hành bộ máy CBQL một cách trôi chảy, thuận lợi và giúp đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình thực hiện mục tiêu.

3.4.3. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Khảo sát về tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long

TT

Biện pháp quản lí

TB

ĐLC

TH


1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT


3,55


0,573


1


Khả thi


2

Cải tiến công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh


3,45


0,569


3


Khả thi


3

Thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT


3,48


0,595


2


Khả thi

4

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

CBQL trường THPT

3,41

0,569

4

Khả thi

5

Tăng cường công tác lãnh đạo việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

3,32

0,588

5

Khả thi

6

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ CBQL trường THPT

3,55

0,600

1

Khả thi

Điểm trung bình của 6 biện pháp

3,46



Khả thi

Kết quả thống kê ở bảng 3.2 về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất cho thấy, tất cả các biện pháp đều được đánh giá là có tính “Khả thi” ứng với mức ĐTB từ 3,32 đến 3,55. Trong đó:

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí