Biện Pháp Quản Lý Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn thường gắn chặt với tính thực tiễn. Một mặt, sự phù hợp với thực tiễn của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn sẽ giúp cho khả năng thực hiện và mức độ thành công của biện pháp đó được nâng cao. Mặt khác, chỉ khi chứng minh được độ chính xác, tính khả dụng của những biện pháp được đề xuất, chúng ta mới có thể nghĩ đến việc triển khai chúng một cách chất lượng và có kết quả cao nhất trong thực tiễn quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn.

3.2. Biện pháp quản lý quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn

a/ Mục tiêu của biện pháp

Nhằm đảm bảo nội dung về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá trở thành các nhân tố quyết định đến hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn.

b/ Nội dung và cách thực hiện

CBQL các trường THS cần tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu thực hiện các hoạt động tuyên truyền về tác dụng của ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ CBQL nhà trường và giáo viên; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.

Để ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn hiệu quả, CBQL chỉ đạo tổ chuyên môn làm rõ các yêu cầu chuyên môn và các kỹ năng dạy học sử dụng CNTT mà giáo viên cần có để giáo viên nắm bắt và thực hiện. Cùng với kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường, mỗi tổ chuyên môn, mỗi cá nhân

phải lập kế hoạch chi tiết, cụ thể rõ ràng về ứng dụng CNTT trong dạy học. Đặc biệt, cần xây dựng chuyên đề sinh hoạt chuyên môn về cách thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử, cũng như kỹ năng khai thác và sử dụng các thiết bị phục vụ dạy học hiện đại khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Ngoài ra, lập kế hoạch xây dựng cổng thông tin điện tử của nhà trường, đưa tài nguyên, bài giảng điện tử, bài giảng e- Learning, các đề kiểm tra, đề thi môn Ngữ văn phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. CBQL các nhà trường rà soát lại chất lượng đội ngũ của mình về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Lập kế hoạch chi tiết cho việc bồi dưỡng nâng cao từ nhận thức cho tới nâng cao trình độ CNTT. Trong kế hoạch đó có thể hiện rõ số lượng cán bộ, giáo viên. Cần được đào tạo bồi dưỡng: Thời gian đi học, kế hoạch cần khoa học để không làm xáo trộn các hoạt động trong nhà trường. Với số lượng giáo viên thiếu hụt so với yêu cầu có thể đề nghị UBND thành phố điều động, tuyển dụng hoặc cho phép Hiệu trưởng ký hợp đồng lao động.

Tổ chức tập huấn, trao đổi, chia sẻ các kiến thức tin học, kĩ năng sử dụng máy vi tính; kĩ năng, thao tác khi sử dụng thiết bị CNTT và khai thác các phần mềm phục vụ dạy học, QL HS; kĩ năng nhận, gửi thư điện tử, trao đổi thông tin, xây dựng và lưu trữ dữ liệu trên máy vi tính và các thiết bị CNTT khác.

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 10

CBQL các trường THCS tổ chức ứng dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn bằng một số hoạt động như: Trưng bày những sản phẩm, thành tựu, kết quả trong ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn thông qua việc tổ chức các “Ngày hội Công nghệ thông tin" trong nhà trường, tổ chức thi soạn giáo án điện tử, soạn giảng điện tử e-Learning trực tuyến.

Tổ khoa học xã hội ở các trường THCS tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về thiết kế, sử dụng giáo án điện tử và cho đến hoạt động dạy ; trong đó cần chú trọng tới ứng dụng CNTT trong việc khai thác các thiết bị phục vụ dạy học một cách triệt để qua bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ. Không thể coi ứng dụng CNTT trong dạy học chỉ là những động tác đơn thuần như bấm máy,

trình chiếu thay cho hình thức trình bày bảng mà phải biết chọn lọc, vận dụng ở mỗi bài giảng một cách phù hợp, khoa học và sáng tạo để tăng tính hấp dẫn và nâng cao hiệu quả giờ dạy. Giáo viên phải biết kết hợp một cách tinh tế giữa phương pháp dạy học tích cực với sự trợ giúp của CNTT. Tuyệt đối không lạm dụng, ỷ lại vào công nghệ hiện đại mà làm “phai nhạt” chức năng của người thầy. CBLQ chỉ đạo cho tổ chuyên môn thường xuyên báo cáo về đổi mới phương pháp, nhất là những báo cáo có ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn. CBQL tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp, xếp loại GV, nhất là các bài dạy, tiết dạy có ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học Ngữ

văn.

Mặt khác, CBQL tổ chức sử dụng các phần mềm hiện đại để hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng giáo án và tổ chức quá trình dạy học, nghiên cứu bài học trong dạy học Ngữ văn, qua đó nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về sử dụng các phần mềm để nâng cao hiệu quả dạy học thông qua bài giảng sinh động, hấp dẫn.

c/ Điều kiện thực hiện

Phải có sự đồng thuận của CBQL, GV trong nhà trường trong ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng để phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vị trí, vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học.

CBQL, GV có ý thức tự bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên dạy môn Ngữ văn

a/ Mục tiêu của biện pháp

Nhằm cải thiện kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng CNTT của giáo viên dạy học ộ môn Ngữ văn.

Nâng cao trình độ, kỹ năng khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT; các tài nguyên vào dạy học như: phần mềm tiện ích của trang Violet, các trang dạy học Online, hướng dẫn thi, các phần mềm dạy Ngữ văn... các thư viện sách, tranh

ảnh để giáo viên sử dụng trong các bài giảng, làm phong phú nguồn tư liệu dạy hoặc có thể lựa chọn nhưng nội dung phù hợp của bộ môn Ngữ văn để tích hợp với các bộ môn khoa học khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

b/ Nội dung và cách thực hiện

Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng theo sinh hoạt cụm chuyên môn, bồi dưỡng trực tuyến… nhằm trang bị kiến thức cơ bản về CNTT cho những giáo viên chưa biết hoặc chưa thành thạo, nâng cao trình độ cho những giáo viên đã có kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT. Trong các lớp bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức, kỹ năng, phần mềm, cơ sở hạ tầng CNTT và các yêu cầu mới về ứng dụng CNTT trong dạy học.

Để thực hiện bồi dưỡng có hiệu quả, CBQL cần thực hiện các nội dung sau:

- Tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên có thể tiếp cận nhanh chóng với CNTT.

- Hàng năm, CBQL xây dựng kế hoạch về các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về CNTT từ đó thúc đẩy, tăng cường kỹ năng khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT ứng dụng vào dạy học phù hợp với các đối tượng giáo viên theo các trình độ: từ chưa biết đến biết cơ bản và từ trình độ cơ bản đến nâng cao hơn.

- CBQL các trường THCS thành lập Tổ công nghệ thông tin có chức năng chuyên về công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ Tin học, các kỹ năng khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT để ứng dụng vào dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên. Soạn thảo một bộ tài liệu (lưu hành nội bộ) bồi dưỡng các kỹ năng tin học cơ bản để ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.

- Đào tạo cho đội ngũ CBQL và giáo viên khai thác mạng Internet, cách tìm kiếm tài liệu; truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến; cách khai thác thông tin dưới dạng Text, hình ảnh, ảnh Flash, video phục vụ cho giảng dạy, thông qua các Website tìm kiếm để soạn bài bằng giáo án điện tử hiệu quả đối với môn Ngữ văn.

- Tổ chức mở lớp tập huấn Tin học nhằm nâng cao sử dụng bộ công cụ Office gồm các phần mềm thiết kế giáo án điện tử Word, Excel, Power Point, E-

learning; phần mềm tiện ích của trang Violet, các trang dạy học Online; các phần mềm dạy Ngữ văn và các phần mềm hỗ trợ soạn bài điện tử như: Macromedia Flash, Adobe Photoshop, Proshow Gold, Window Movie Maker để có thể soạn một giáo án điện tử từ đơn giản đến phức tạp.

- Tổ chức lớp bồi dưỡng các kỹ năng CNTT sau: Kỹ năng khai thác và sử dụng một số chức năng thông dụng của TBDH hiện đại phục vụ giảng dạy như: máy chiếu đa năng, bảng thông minh, bút từ...và vận hành các thiết bị này trong phòng học bộ môn (phòng học đa phương tiện); Kỹ năng tìm kiếm và khai thác các thông tin trên mạng Internet: hướng dẫn giáo viên một số thủ thuật tìm kiếm thông tin trên mạng nhanh, chính xác trên Google và một số thủ thuật Download nhanh những thông tin tìm kiếm được về lưu trữ trong máy tính cá nhân để làm tư liệu trong qua trình dạy học; Kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng như MS Word, MS Excel (hướng dẫn giáo viên thống nhất sử dụng cùng một phiên bản cho dễ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau); Kỹ năng sử dụng một số phần mềm dạy học như: MS Power Point, E- Leaming, Macromedia Flash (nhiều ưu điểm); Kỹ năng sử dụng máy tính: Biết sử dụng các chức năng cơ bản của hệ điều hành Windows mà phổ biến là WindowsXP, biết cài đặt một số hệ điều hành thông dụng (chẳng hạn như WindowsXP) mỗi khi máy tính mình bị lỗi hệ điều hành.

Để tổ chức các lớp bồi dưỡng hiệu quả, CBQL mời các báo cáo viên, các giảng viên, các chuyên gia về tin học có kinh nghiệm và trình độ về trực tiếp giảng dạy.

- Tổ chức thi thiết kế bài giảng, thi giảng có ứng dụng CNTT, đặc biệt là thiết kế bài giảng e- learning,... từ vòng trường cho đến cấp thành, cấp tỉnh.

- Tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng bài giảng điện tử e-Learning, các đề thi lên cổng thông tin điện tử của Phòng GDĐT, đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo, tài nguyên dùng chung trên website của Sở GDĐT, của Phòng

GDĐT, của các đơn vị bạn...

Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên Internet phục vụ công tác quản lý và giảng dạy của cán bộ, giáo viên thông qua tập huấn, bồi dưỡng cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của truờng. Để việc tham gia có chất lượng, nhà truờng cần lên kế hoạch cụ thể từ khâu chọn cử giáo viên, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, động viên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên.

Khen thuởng và động viên kịp thời các giáo viên tích cực và có hiệu quả việc khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT trong dạy học.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về bồi dưỡng kiến thức CNTT cho GV và HS; cung cấp chương trình, tài liệu bồi dưỡng, chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản về CNTT phù hợp với từng nhóm đối tượng bồi dưỡng.

- Khảo sát trình độ, kĩ năng ứng dụng và nhu cầu bồi dưỡng kiến thức CNTT cho GV. Chú trọng ứng dụng CNTT trong nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học. Xây dựng chương trình nghiên cứu về công nghệ giáo dục theo tinh thần áp dụng CNTT trong quá trình quản lý và giảng dạy. Hiệu trưởng thường xuyên khảo sát năng lực ứng dụng CNTT của GV thông qua việc kiểm tra, đánh giá bằng các hình thức khác nhau như: dự giờ, tổ chức hội giảng, tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường; qua đánh giá của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp GV, qua kết quả chất lượng giảng dạy và tham khảo ý kiến của HS. Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp để phát huy mặt mạnh đồng thời góp ý chân tình về những mặt còn yếu để GV nhận rõ những hạn chế của mình từ đó có nhu cầu bồi dưỡng.

- Tổ chức thi GV dạy giỏi, hội giảng các cấp, phát động phong trào trong cán bộ, GV tham gia đổi mới giảng dạy nhằm thúc đẩy phong trào ứng dụng CNTT, qua đó GV có thể trao đổi, rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời, tổ chức hội thảo phối hợp với CBQL, GV ứng dụng CNTT giỏi ở các trường khác để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

- Nhà trường có kế hoạch tìm hiểu các trường đã ứng dụng tốt CNTT trong đổi mới quản lý và dạy học Ngữ văn trên địa bàn tỉnh, thành phố hay các tỉnh khác để có thể đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Triển khai tập huấn và yêu cầu sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học mới sử dụng phương tiện CNTT-TT thông qua một số trò chơi trí tuệ giúp tăng hứng thú cho học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức...

Tổ chức bồi dưỡng kết hợp E-learning với giảng dạy truyền thống.

- Xây dựng kho tài nguyên học tập các môn học: Kho tài nguyên học tập gồm các loại học liệu điện tử liên quan đến quá trình dạy và học như: đề cương bài giảng, bài giảng điện tử, giáo trình điện tử, bài tập trắc nghiệm, bài tập lớn, tài liệu tham khảo, các liên kết truy cập vào các trang Web, các thư viện điện tử và đặc biệt có một diễn đàn điện tử. Hệ thống tương tác trên diễn đàn điện tử cho phép tăng cường liên lạc, trao đổi giữa các thành viên giảng dạy và học tập, mở rộng giao lưu nâng cao trình độ nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khai thác thông tin phục vụ học tập và nghiên cứu.

- Yêu cầu mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, đăng ký mức độ và thời gian hoàn thành chương trình tự bồi dưỡng.

- Cách thức tiến hành như sau:

+ CBQL các trường THCS chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo CNTT và Ban biên tập quản trị cổng thông tin điện tử, khuyến khích giáo viên, học sinh đóng góp tài nguyên cho website trường và của ngành. Đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT thông qua số lượng và chất lượng bài giảng điện tử e-Learning, để thi đóng góp cho website của ngành và số lượt truy cập cổng thông tin điện tử.

+ CBQL tham mưu với Phòng GDĐT trên cơ sở trình độ CNTT của CBQL và giáo viên trong toàn thành phố để tiến hành phân loại trình độ và phân lớp với trình độ tin học cho phù hợp, triển khai các lớp bồi dưỡng kiến thức Tin học từ cơ bản đến nâng cao. Đảm bảo đến năm 2022: 100% CBQL và giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT để ứng dụng vào dạy học như: phần mềm phổ biến, phần mềm tiện ích,

phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử.

+ CBQL các trường THCS huy động nguồn lực phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng như: cử đội ngũ giáo viên Tin học ở mỗi nhà trường tham gia các lớp tập huấn, các buổi hội thảo về chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học từ cơ bản đến nâng cao với các phần mềm hỗ trợ.

+ CBQL chỉ đạo GV tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích hiệu quả trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên và đăng ký một địa chỉ e-mail cố định với nhà truờng. Nhiều thông tin trong trường được trao đổi qua e-mail của cá nhân như báo cáo chuyên môn, nộp đề kiểm tra, đề cương ôn tập... hoặc chia sẻ các thông tin mới truy cập được...

c/ Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp này, điều kiện chủ yếu là:

- Các trường phải có đủ và đồng bộ về trang thiết bị cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại như: phòng máy tính, phòng học bộ môn nối mạng Internet, mạng LAN, máy chiếu, bảng thông minh, bút từ, máy ảnh... Đặc biệt, giáo viên cần có máy tính cá nhân, máy tính xách tay...

- Đội ngũ giáo viên đuợc bồi duỡng, tập huấn một cách cơ bản.

- Có kinh phí, tài chính để tổ chức các lớp tập huấn, bồi duỡng, có chính sách hỗ trợ tài chính cho giáo viên trong khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT để phục vụ dạy học. Hiệu trưởng nhà trường phải thực sự quan tâm đến vấn đề trình độ, kỹ năng Tin học của giáo viên, có tầm nhìn, có kế hoạch bồi dưỡng lâu dài; linh hoạt trong các chương trình bồi dưỡng cụ thể, phù hợp với từng giáo viên.

- Các CBQL, giáo viên phải có nhận thức đúng đắn và nhiệt tình tham gia vào việc phát triển áp dụng CNTT vào dạy học.

3.2.3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Ngữ văn

a/ Mục tiêu của biện pháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023