Các Sản Phẩm Du Lịch Tâm Linh Tiêu Biểu Của Khu Vực


Đền Thượng: Tạo lạc trên đỉnh núi Tản, ở độ cao 1.227m so với mực nước điểm; đền Thượng không chỉ là nơi lý tưởng cho sức khỏe của con người mà còn là địa điểm có tầm nhìn rộng, có thể quan sát được toàn bộ khu vực núi Ba Vì, sông Đà, đời sống của người dân tộc thiểu số và khu bảo tồn nguyên sinh. Sự độc đáo của ngôi đền chính là được xây dựng dựa vào núi, một phần nằm trong núi tạo nên cảm giác vững chãi và kỳ bí.

Năm 2011, Đền Thượng – đền Hạ - đền Trung chính thức được trùng tu dựa trên cơ sở kiến trúc, vật liệu và vị trí cũ. Theo ông Hà Xuân Hưng, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, cho biết: “Trong tổng số 340 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Ba Vì có tới 75 di tích thờ đức thánh Tản. Trung bình, mỗi năm, hệ thống di tích thờ Tản Viên đón trên 10 vạn lượt khách đến tham quan, chiêm bái. Trong tương lai, khi các hạng mục trùng tu, xây dựng và mở rộng được hoàn thiện đưa vào khai thác; chắc chắn lượng khách du lịch biết đến và tiến hành du lịch ở quần thể này sẽ tăng cao. Cơ sở hạ tầng tại điểm di tích cũng được quy hoạch từ trước dẫn đến việc nâng cao năng lực sẵn sàng đón tiếp khách và không gây nên tình trạng quá tải trong mùa vụ chính.”

2.3 Các sản phẩm du lịch tâm linh tiêu biểu của khu vực

Du lịch tâm linh là điểm nổi trội của hoạt động du lịch ở Hà Tây cũ bởi sự phong phú và đa dạng của các nguồn tài nguyên tâm linh vật thể và phi vật thể đã, đang khai thác và những nguồn tài nguyên tiềm năng chưa được khai thác…Dựa trên nguồn tài nguyên đó, ngành du lịch Hà Tây cũ và hiện nay là Hà Nội đã xây dựng một số sản phẩm du lịch tâm linh tiêu biểu như sau:

2.3.1 Du lịch tham quan các di tích tâm linh

Điểm đến của sản phẩm này là hệ thống các điểm cá thể, quần thể các di tích tín ngưỡng, tôn giáo trên địa phận tỉnh Hà Tây cũ. Đây là những bằng chứng sống ghi lại những tinh hoa văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc của các thời đại phong kiến trên xứ Đoài cổ kính.


Loại hình này thể hiện qua các hoạt động chiêm nghiệm, tham quan, nghiên cứu...Tại các chùa chiền, đền miếu, nhà thờ, thánh địa, du khách trực tiếp chiêm ngưỡng, tìm hiểu kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, hệ thống tượng thờ, phù điêu, các di vật... Qua đó du khách có thêm những kiến thức về các giá trị về kiến trúc, điêu khắc của cha ông, biết thêm về hệ thống thờ tự, giáo lý, lễ nghi của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo…và hơn nhất đối với họ là ý niệm linh thiêng về các đối tượng tâm linh được phần nào thỏa mãn vì ngoài hoạt động quan sát, chiêm ngưỡng họ còn kết hợp với việc ngưỡng vọng, cầu khấn các biểu tượng thiêng liêng tại di tích.

Sản phẩm này không phụ thuộc vào thời vụ mà có thể tổ chức quanh năm. Du khách có tham gia vào chuyến đi vào bất cứ thời điểm nào họ mong muốn. Tuy vậy, các điểm đến này cần đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định về phạm vi không gian, bố trí cảnh quan, danh tiếng, vị trí các vị Phật – Thần – Thánh được thờ trong tâm thức người bản địa, những yếu tố lịch sử và số lượng – chất lượng các tác phẩm nghệ thuật…để có thể phát triển. Đặc biệt nó cần phải có khả năng thu hút được du khách ở mức độ nhất định để mang lại lợi ích kinh tế cho người dân bản địa, chính quyền địa phương và cho các ngành dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

2.3.2 Du lịch tham gia vào các nghi lễ tâm linh

Một trong những sản phẩm khác của hoạt động du lịch tâm linh đó chính là du lịch tham gia vào các nghi lễ tâm linh. Đó là các hoạt động trong nghi lễ khai lễ, các hoạt động sau khi khai lễ và các hoạt động bên lề khác.

Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 10

Mỗi hình thức tôn giáo, tín ngưỡng nào cũng thường có những nghi lễ riêng của mình. Các nghi lễ thường gắn với đối tượng phụng thờ và được tổ chức tại các di tích hoặc thánh đường. Tham gia trực tiếp các nghi lễ này thường là các tín đồ của các tôn giáo. Việc du khách được tham gia vào các nghi lễ tâm linh này được xem là những nghi thức thiêng liêng giúp họ thỏa mãn trí tò mò cũng như hiểu hơn về các sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng.


Các di tích Phật giáo thường là nơi thờ Phật, các lễ thường là cầu an, cầu siêu, dâng hương, dâng hoa, thả đèn hoa đăng, thắp hương ngày rằm phóng sinh, lễ Phật Đản, lễ tắm Phật ... Các nghi lễ này được tổ chức theo một nghi thức rất thiêng liêng với quy mô lớn nhỏ tùy theo khả năng tổ chức và điều kiện của các nhà chùa. Người đứng đầu các nghi lễ này là các nhà sư và có sự hỗ trợ của các bà vãi ở bản địa.

Ở các nhà thờ thì việc tổ chức các nghi lễ lại thường xuyên hơn so với chùa. Thông thường một số nhà thờ hàng ngày có thể có một đến hai lễ vào buổi chiều và buổi tối. Vào chủ nhật, có những nhà thờ tổ chức tới 6 Thánh lễ. Đối với người công giáo, Thánh lễ rất quan trọng họ đến đây để cầu nguyện, rửa tội, nhận lộc Thánh...Các hoạt động thể hiện sự phụng thờ và khẳng định niềm tin của họ về vị Thánh của họ.

Tại các đền, phủ, quán…thường là các nghi lễ tế lễ mừng ngày sinh của các vị Thánh, các nghi lễ tín ngưỡng hát văn hầu đồng nhằm ngợi ca công lao, đóng góp của những vị Thần tại nơi đó thờ phụng…Tới đây, du khách sẽ được trực tiếp cảm nhận và hòa mình trong những nghi thức tâm linh trang trọng nhưng không kém phần náo nhiệt và sống động này.

Loại hình tham gia vào các nghi lễ tâm linh này có đặc trưng cố định về thời gian do các nghi lễ tôn giáo- tín ngưỡng đều được tổ chức theo lịch trình cụ thể mà mỗi tín ngưỡng tôn giáo đã đặt ra. Do đó, sản phẩm này có tính mùa vụ và khách tham quan chỉ có thể tham gia tại những thời điểm đã được ấn định từ trước do chính quyền, những người đứng đầu cai quản các di tích và người dân bản địa nơi đó quyết định.

2.3.3 Du lịch lễ hội

Đây là một trong những sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh phi vật thể tiêu biểu ở khu vực phía Tây Hà Nội. Các di tích tín ngưỡng – tôn giáo là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống – là nơi lưu truyền, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Nhiều lễ hội lớn và sự nở rộ của hội làng là một nét đặc


trưng văn hóa truyền thống của khu vực này. Theo những số lượng thống kê chưa đầy đủ thì toàn bộ khu vực Hà Tây cũ có tới 2388 di tích trong đó có tới 12 di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp loại đặc biệt quan trọng…và tính trung bình cứ 1km2 thì có một di tích. Có người nói khu vực này là “vương quốc” của di tích. Vậy nên hàng năm tại các di tích này có đến hơn 700 lễ hội, từ hội làng, hội vùng đến những lễ hội có quy mô cả nước như lễ hội chùa Hương. Hội vùng lễ hội chùa Thầy với những nghi thức thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, hội chùa Tây Phương, hội đền Và thờ đức Thánh Tản, hội chùa Bối

Khê, chùa Trăm Gian thờ đức Thánh Nguyễn Bình An…

Ở chùa Hương hàng năm cứ vào ngày khai hội, người dân thôn Yến Vĩ đều tổ chức múa rồng ở sân đền Trình và bơi thuyền múa rồng trên suối Yến rất sôi động, hào hứng tạo không khí lễ hội tưng bừng náo nhiệt cuốn hút du khách. Đến đây nếu du khách nán lại đến đêm ngày Lễ Khánh đản Bà Chúa Ba sẽ được xem diễn chèo tái diễn lại sự tích Bà Chúa Ba tại sân chùa Thiên Trù. Ngoài ra còn các trò chơi dân gian như: kéo co, chọi gà, đua thuyền, bắt vịt…thu hút đông đảo người tham gia đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong những năm gần đây mỗi năm ban tổ chức lễ hội chùa Hương đều chọn một chủ đề cho lễ hội và căn cứ vào đó để xây dựng chương trình phù hợp. Như năm 2013 chủ đề được chọn là “Lễ hội chùa Hương: nét đẹp truyền thống Việt” theo đó tại sân chùa Thiên Trù có tổ chức thêm múa lân, múa công, múa rùa do hội người cao tuổi xã Hương Sơn thể hiện…

Lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức tại chùa Thầy từ ngày mùng 5 đến 8 tháng 3 âm lịch (chính hội ngày 7-3) hằng năm, gồm những nghi lễ độc đáo, như: Tắm tượng (mộc dục), lễ nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước…Trong những ngày lễ hội, người dân địa phương và du khách còn được xem biểu diễn múa rối nước và nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.


Hội chùa Tây Phương bắt đầu từ mồng 6 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch. Ca dao xưa còn ghi lại cảnh nô nức đến chùa như sau:

Nhớ ngày mồng sáu tháng ba, Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây.

Các bà, các chị thường đi hội chùa dài ngày hơn nam giới. Vào dịp hội thường đọc kinh kệ hoặc diễn các tích theo Phật thoại tại sân chùa. Những năm sau này người ta còn rước các lễ vật tới chùa cúng Phật. Dưới chân núi có hàng quán bán đặc sản địa phương, đồ lưu niệm chùa cho khách hành hương. Đây vốn là một vùng đất trù phú của xứ Đoài xưa. Dân Thạch Xá còn có truyền thống làm con rối và có phương múa rối nước khá nổi tiếng từ lâu đời. Vào dịp hội phường rối hay tổ chức biểu diễn để phục vụ khách dự hội. Những năm gần đây, sinh hoạt hội hè ngày càng được chú ý mở rộng. Không chỉ riêng Thạch Xá mà các làng xung quanh khu vực chùa Tây Phương cũng quan tâm tới việc tổ chức hội chùa. Do vậy hội chùa ngày càng đông vui, nhộn nhịp.

Lễ hội Đền Và diễn ra xuân thu nhị kỳ: mùa xuân mở vào tháng Giêng, mùa thu mở vào tháng Chín. Hàng năm lễ hội đền Và mở vào ngày rằm tháng giêng. Cứ 3 năm thì tổ chức lễ hội lớn một lần vào các năm Tý - Mão - Ngọ - Dậu. Lễ hội diễn ra trong một không gian rộng, được tổ chức chặt chẽ. Lễ hội bắt đầu mở từ ngày 13 tháng giêng. Dân thôn Vân Gia lên đền dọn dẹp, trang trí cờ hội. Buổi chiều dân các thôn rước cỗ kiệu của làng mình về đặt ở sân trước nhà tiền tế tại đền Và. Các cỗ kiệu xuống thuyền qua sông. Cư dân vạn chài ở trên sông tấp nập kéo tới, ghép thuyền lại thành một cầu phao lớn cùng đưa đoàn rước sang sông và họ nhập vào đoàn rước trở thành những người đi hội. Quan niệm của dân vào ngày này vạn chài nào trên sông làm nhiều điều phúc thì Thánh Tản sẽ cho nhiều lộc lớn trong năm. Sang ngày 15 tháng giêng, ngày chính hội là những cuộc vui chơi, tiếp đón khách thập phương đến đền Và dâng hương, hoa trái và viếng Đức Thánh Tản. Ngày 15 ở sân


trước nhà tiền tế có đấu vật. Các đô vật xứ Đoài đến vật chầu bóng Thánh, sau đó diễn trò vui vật giật giải, một thú vui đua sức, đua tài vốn rất được dân xứ Đoài hâm mộ. Lễ hội thu (rằm tháng 9 âm lịch) Lễ hội mở vào ngày 14 tháng 9 (âm lịch), dân làng các thôn trong vùng cùng đánh bắt cá tập thể trên đoạn sông này. Mọi người mang những công cụ đánh bắt cá như nơm, vó, xúc... Ai bắt được loại cá trắng, to thì nộp cho làng, cá nhỏ mang về nhà. Cuộc đánh bắt cá đến khi nào chọn ra đủ 99 con thì mang số cá đó về làm tiệc cá, thờ Đức Thánh Tản ở đền Và. Lễ hội này dân gian gọi là lễ hội “đả ngư ”. Trò đánh bắt cá tập thể của 5 làng trên đoạn sông Tích có ý nghĩa lấy vui, lấy may. Ai được con cá to tâm niệm năm ấy Đức Thánh Tản phù trợ cho làm ăn gặp nhiều may mắn. Trong số 99 con cá ấy, được rửa sạch chế biến thành nhiều món dâng lên đức Thánh Tản. Tất cả dân chúng thành kính trước uy linh của Ngài. Cuối buổi, mọi người ngồi thụ lộc các món đặc sản từ cá trong không khí sảng khoái. Có một chi tiết của lệ tục xưa ở đền Và qui định cơm ăn, cỗ cúng ở đây không được dùng muối, mà phải ăn nhạt. Khi ăn cơm xong, quan viên uống nước ăn trầu (lá trầu, cau, vỏ) nhưng không được dùng vôi. Vì thế, dân gian có câu: "Hội đền Và trầu không vôi, xôi không muối"

Nhiều lễ hội khác diễn lại các “hèm” liên quan đến tín ngưỡng cổ (Hèm là trò diễn lại sự tích của vị thần thờ trong làng, được coi là một nghi thức trước khi vào đám). Hội làng Vân Sa (xã Tản Hồng, Ba Vì) có trò chiềng tứ dân lạc nghiệp tổ chức rước kén cướp kén; hội làng Miêng Hạ (xã Hoa Sơn, Ứng Hòa) diễn trò ội ại tắt đèn giằng bông; hội làng Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, Hoài Đức) diễn trò cướp bông, thi bánh dày, bánh cuốn; hội Giã La làng La Cả (Dương Nội, Hà Đông) có tục tắt đèn giã đám…phản ánh tín ngưỡng tồn thực của người Việt cổ. Hội làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức) có trò nghiềm quân ánh xạ tín ngưỡng thờ mặt trời. Hội làng Hạ Thái kỷ niệm nữ thần tự nguyện hiến mình cho hổ liên quan đến tục hiến sinh thời cổ. Hội làng Đục Khê (Yến Vĩ, Hương Sơn, Mỹ Đức) có tục ném đá cầu mùa; hội làng Bình Đà (xã Bình


Đà, Thanh Oai) rước bánh vía…thể hiện tín ngưỡng cầu nước, cầu mùa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Tại các lễ hội người dân bản địa còn thể hiện các loại hình ca dao dân ca mang đặc trưng của vùng miền như hát Dô gắn liền với hội Dô ở Liệp Tuyết, Quốc Oai; hát Chèo tầu và hội Chèo tầu ở xã Tân Hội, Đan Phượng; hò cửa đình và lễ hội tháng 8 gắn với tục thi bơi chải ở Phú Nhiêu, Phú Xuyên, múa rối nước ở hội chùa Thầy…Tất cả đã tạo ra một sức hút mãnh liệt tới du khách đi được đến và tham gia vào loại hình sản phẩm du lịch tâm linh lễ hội này.

2.4 Các dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2.4.1 Dịch vụ vui chơi, giải trí, quà lưu niệm

Mặc dù được sát nhập vào Hà Nội từ tháng 8/2008 và cách trung tâm thành phố không quá xa nhưng hiện nay các dịch vụ vui chơi, giải trí tại các điểm du lịch tâm linh ở khu vực phía Tây Hà Nội còn đơn giản và ít phát triển. Ngoài 1 địa điểm vui chơi giải trí lớn là Thiên đường Bảo Sơn ở Hoài Đức thì các hoạt động vui chơi giải trí khác trong vùng mới chỉ dừng lại ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội…ngoài ra không có hoạt động nào mới lạ đặc biệt dễ gây tâm lý nhàm chán cho du khách vì họ đi đến bất cứ nơi đâu cũng có thể được tham gia các hoạt động dịch vụ ấy. Bên sạnh đó thì chất lượng của các điểm vui chơi giải trí và thái độ phục vụ du khách còn kém, sẵn sàng chặt chém du khách nếu có cơ hội, gây phản cảm bất bình cho du khách. Điều này dẫn đến việc chi trả cho các dịch vụ của du khách sẽ giảm thiểu làm ảnh hưởng đến doanh thu của du lịch. Tuy nhiên hiện tại thành phố Hà Nội cũng đang cho triển khai đầu tư xây dựng thêm các điểm vui chơi giải trí khác gắn với các khu du lịch, điểm du lịch tâm linh như: khu du lịch Tuần Châu – Sài Sơn (Quốc Oai), làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Sơn Tây)…


Du khách khi đến với mỗi vùng đất, điểm đến mới thường có tâm lý chung là muốn mua đồ lưu niệm về tặng người thân hoặc đơn giản là để lưu giữ lại những kỷ niệm cho riêng mình. Về cơ bản, dịch vụ đồ lưu niệm tại các điểm du lịch tâm linh của khu vực khá phát triển. Các mặt hàng đa phần là những sản phẩm liên quan đến tôn giáo – tín ngưỡng như: vòng, dây chuyền, tranh, ảnh các vị Thần – Phật – Thánh …Ngoài ra ở một số điểm du lịch tâm linh ở khu vực này người dân bản địa phát triển thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống của mình như mây tre đan, nón, sơn mài, mỹ nghệ…Tuy nhiên nếu xem xét kỹ các mặt hàng này thì ta nhận thấy hầu như không có sản phẩm nào mang tính đặc trưng cho các điểm đến cả. Hơn nữa, giá trị của các mặt hàng này không cao và một số mặt hàng lại còn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đại đa số là các mặt hàng Trung Quốc hoặc không có nhãn mác. Đây chính là mặt hạn chế và là lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đồ lưu niệm của khu vực phia Tây Hà Nội nói riêng và phần lớn các điểm du lịch tâm linh của các khu vực khác trên địa bàn Hà Nội và cả của Việt Nam.

2.4.2 Cơ sở vật chất của hệ thống giao thông vận chuyển du khách

Mạng lưới giao thông ở khu vực phía Tây Hà Nội hiện nay chủ yếu là giao thông đường bộ (chùa Hương còn kết hợp thêm đường thủy). Với ưu thế có nhiều các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong vùng và cả đất nước, khu vực phía Tây Hà Nội đã được đón nhiều du khách ở trong và ngoài các tỉnh, thành phố và cả du khách nước ngoài đến thăm quan, chiêm bái qua các cung đường từ các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…và dù ở mọi nơi, mọi hướng thì du khách đến với các điểm này đều tập trung qua các quốc lộ lớn như: Quốc lộ 6, quốc lộ 21B, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21A. Ngoài các quốc lộ lớn kể trên, khách du lịch cũng có thể đến bằng một số đường khác như các đường liên huyện, xã, thôn…nhưng lượng khách đi qua các đường nhỏ này không nhiều. Nếu như ngày xưa để đến được các điểm di tích tâm linh thì du khách phải mất rất

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 05/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí