Thực Trạng Quản Lí Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Hải Dương Hiện Nay


Nhận xét chung về những khó khăn, hạn chế của giáo viên trung học cơ sở khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Ưu điểm

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học được đa số cán bộ quản lí và giáo viên nhận thức là một yêu cầu cần thiết, đây là một nhận thức đúng đắn và là cơ sở để tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học và thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS.

Với mặt bằng chung về cơ sở vật chất là máy tính và trang thiết bị phòng máy phục vụ dạy học có ứng dụng CNTT thì các trường THCS tỉnh Hải Dương được trang bị khá đầy đủ; các phòng máy được trang bị khá hiện đại, công suất hoạt động được khai thác tối đa và luôn được bảo dưỡng. Phần lớn giáo viên mong muốn được ứng dụng CNTT trong dạy học. Việc bồi dưỡng cho giáo viên để phát triển năng lực sử dụng máy tính đã và đang được các trường quan tâm. Bên cạnh việc đầu tư phòng máy tính thì các phòng học cũng được lắp đặt các thiết CNTT như máy chiếu (hoặc tivi màn hình lớn) cùng với máy tính kết nối mạng Internet, giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học

Hạn chế

Trong quá trình triển khai nhiều giáo viên còn gặp khó khăn về kĩ n ng soạn th o v n b n, kĩ n ng sử d ng các phần mềm trong dạy học. Việc đầu tư kinh phí để mua phần mềm và các thiết bị CNTT còn hạn chế, một số giáo viên lúng túng và ngại sử dụng máy tính và các phần mềm, chưa biết khai thác mạng Internet để hỗ trợ việc tìm kiếm tài liệu phục vụ dạy học. Mặt khác tình trạng giáo viên lạm dụng mạng Internet để khai thác từ đó dẫn đến lười nghiên cứu, hiệu quả giảng dạy không cao.

Việc bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở một số nơi chưa được thường xuyên, thậm chí còn bỏ ngỏ. Trong khi đó, để giáo viên ứng dụng thành thạo CNTT đòi hỏi giáo viên tự học tập nghiên cứu và được các chuyên gia trong lĩnh vực tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, một số trường đã triển khai bồi dưỡng CNTT cho giáo viên, song mới chỉ dừng lại ở mức cập nhật kiến thức tin học cơ bản.


Trong quá trình sử dụng các thiết bị CNTT, do chưa thành thạo về kĩ thuật nên dẫn đến tình trạng máy móc hư hỏng nhiều, hàng năm bỏ ra nhiều kinh phí để sửa chữa và nâng cấp, từ đó nên anh hưởng đến chi phí cho các hoạt động chuyên môn khác.

Nguyên nhân

Ngân sách dành cho việc đầu tư trang thiết bị còn gặp nhiều khó khăn, đối tượng giáo viên lớn tuổi tiếp cận đến việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế

Công tác bồi dưỡng thường xuyên về ứng dụng công nghệ thông tin chưa thực hiện một cách bài bản và vẫn mang tính tự phát nên hiệu quả thấp.

2.4. Thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên đối với ứng dụng công nghệ thông tin

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên đối với quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học, NCS đã làm việc với các trường THCS công lập (260 trường) và gửi phiếu trưng cầu ý kiến. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học


TT


Đối tượng

Số lượng

Rất cần thiết

Cần thiết

Bình thường

Không cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Cán bộ

quản lí

567

469

82,9

62

11,0

23

4,1

12

2.1

2

Giáo viên

THCS

1300

1125

86,5

98

7,5

43

3,3

34

2.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lí các trường THCS có nhận thức cao đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Trong đó 100% hiệu trưởng đánh giá ở mức cần thiết và rất cần thiết, không có hiệu trưởng nào cho rằng không cần thiết.


Tất cả hiệu trưởng ở thành phố Hải Dương và huyện Bình Giang đều cho rằng rất cần thiết.

Có thể kết luận rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy học được hiệu trưởng nhận thức là một yêu cầu cần thiết, đó là một nhận thức đúng đắn, là điều kiện thuận lợi trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong trường THCS. Đây là cơ sở để NCS tìm hiểu thực trạng quản lí việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Qua trao đổi và quan sát cho thấy, đa số khách thể nghiên cứu đều nhận thức được rằng trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 thì ứng dụng CNTT trong dạy học là một phương pháp tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.

2.4.2. Thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên trung học cơ sở

Tìm hiểu thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên THCS, kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch bài dạy


Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc

1. Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong thiết thiết kế dạy học (Xác định các mục tiêu cần đạt như: thiết kế giáo án,

các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh ...).


236


149


136


46


3,01

3


489


429


214


168


2,95

3

2. Tổ chức ứng dụng CNTT trong thiết kế dạy học (phân phối và sắp

xếp nguồn lực, thực hiện các mục tiêu đề ra)


248


167


98


54


3,07

2


557


389


296


58


3,11

1

3. Chỉ đạo ứng dụng

CNTT trong thiết kế dạy học (Thực hiện quyền


256


156


123


32

3,12

1


623


287


289


101

3,10

2



Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc

chỉ huy, điều hành và hướng dẫn triển khai kế

hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học)











4. Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong thiết kế dạy học (xem xét thực tiễn để đưa ra các quyết định

điều chỉnh kịp thời)


150


167


146


104


2,64

4


402


326


380


192


2,72

4


X





2,96





2,97


Biểu đồ 2 4 Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lí ứng dụng 1


Biểu đồ 2.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch bài dạy


Kết quả khảo sát cho thấy, điểm trung bình X= 2,96 (đối với cán bộ quản lí) và X= 2,97 (đối với giáo viên) thực hiện ở mức khá, trong đó:

Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong thiết kế dạy học (Xác định các mục tiêu

cần đạt như: thiết kế giáo án, thiết kế các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh...) đạt ở mức khá 3,01/4 (đối với cán bộ quản lí) và 2,95/4 (đối với giáo viên) đánh giá ở mức


độ tốt chiếm 38,8%, xếp thứ 3. Các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT định kỳ hằng năm, trong đó nêu rò mục tiêu, nội dung, các nguồn lực và thời gian thực hiện. Hằng năm các trường đều có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện triển khai kế hoạch. Tuy nhiên nhìn nhận chung thì công tác này vẫn còn thiếu tính chủ động, thường phụ thuộc vào văn bản chỉ đạo của cấp quản lí.

Có thể xem công tác này được đội ngũ cán bộ quản lí các trường quan tâm. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng khâu tổ chức thực hiện việc quản lí ứng dụng CNTT để thiết kế dạy học (phân phối và sắp xếp nguồn lực, hiện thực hóa các mục tiêu đã lập...), (có chiếm 27,1%) và khâu kiểm tra, đánh giá việc quản lí ứng dụng CNTT để thiết kế dạy học (xem xét thực tiễn để đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời) (chiếm 44,1% đánh giá trung bình và yếu) như vậy với nội dung này vẫn chưa được đội ngũ cán bộ quản lí quan tâm và tổ chức, thực hiện thường xuyên.

Bên cạnh khả năng nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, CNTT ngày càng thể hiện rò vai trò “trợ lí không lương mà hiệu quả cao” đối với quản lí giáo dục.

Đơn cử, trường THCS Chu Văn An, Thị xã Chí Linh đã quản lí nhân sự bằng phần mềm, triển khai sổ điểm điện tử, đưa điểm của học sinh lên mạng để phụ huynh học sinh có thể theo dòi thường xuyên học lực và hạnh kiểm của con em mình. “Đón đầu” các công nghệ hiện đại, một số trường đã triển khai hệ thống gửi tin nhắn đến điện thoại di động cho phụ huynh; ứng dụng CNTT vào quản lí hồ sơ học sinh, tổ chức kiểm tra và thi trực tuyến, theo dòi thời khóa biểu, đăng kí giảng dạy trực tuyến

…Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lí, lãnh đạo các trường học đã giảm bớt “gánh nặng”, có thêm nhiều thời gian hơn để đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo.

Qua ý kiến trao đổi, ông T.V.C hiệu trưởng trường THCS Ngô Gia Tự, TP Hải Dương cho biết: “Lãnh đạo các trường THCS liên tục chỉ đạo và đưa ra các yêu cầu đối với giáo viên trong việc sử dụng phần mềm để xây dựng kế hoạch bài dạy, đây là tiền đề quan trọng để giáo viên thực hiện ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học”.


2.4.3. Thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học của giáo viên trường trung học cơ sở

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.14. Thực trạng về quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học của giáo viên trung học cơ sở


Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc

1. Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong thiết kế DH (Xác định các MT cần đạt như: thiết kế GA, các hình

thức KT, đánh giá HS.


236


149


136


46


3,01

3


489


429


214


168


2,95

4

2. Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học ở

tổ bộ môn.


156


200


154


57

2,80

7


532


287


261


220

2,87

7

3. Tổ chức XD những quy định và YC riêng cho GADH tích cực có ứng dụng

CNTT.


164


245


112


46


2,93

4


527


280


215


178


2,96

3

4. Tổ chức xây dựng và phổ biến chuẩn đánh giá đối với

giờ dạy có ứng dụng CNTT.


135


185


140


107

2,61

8


402


326


380


192

2,72

9

5. Tổ chức hội giảng, hội thảo, chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương

pháp dạy học”


236


189


89


53


3,07

1


568


250


320


162


2,94

5

6. Tổ chức hiện thực hóa các

mục tiêu đề ra về ứng dụng CNTT trong quá trình DH.


236


189


89


53

3,07

1


667


232


180


221

3,03

2

7. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT trong học tập và tự

học.


164


245


112


46


2,93

4


536


402


280


82


3,07

1

8. Chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch bài dạy, hỗ trợ quá trình

giảng dạy.


155


240


105


67


2,85

6


525


287


355


133


2,93

6



Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc

9. Chỉ đạo sử dụng hiệu quả

ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học


145


175


120


127

2,60

9


402


326


380


192

2,72

9

10. Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học. Động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong việc ứng

dụng CNTT trong dạy học


154


156


125


132


2,59

10


450


338


283


226


2,78

8


X





2,85





2,89


Biểu đồ 2 5 Thực trạng về quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong quá 2


Biểu đồ 2.5. Thực trạng về quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học của giáo viên trung học cơ sở

Việc quản lí ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học tại các trường THCS


được đánh giá ở mức trung bình khá X= 2,85/4 (đối với quản lí) và X= 2,89/4 (đối với giáo viên), điểm trung bình từ 2,68 đến 3,05. Việc tổ chức hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra về ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học; chỉ đạo giáo viên


hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT trong học tập và tự học, được đánh giá thực hiện tương đối khá: 3,07/4 (đối với cán bộ quản lí) và 3,03 (đối với giáo viên). Điều này cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lí đã quan tâm đến ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH, quan tâm đến hướng dẫn học sinh học tập nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Tuy nhiên, việc sử dụng hiệu quả ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học (với điểm trung bình là 2,68 xếp thứ 10). Chứng tỏ công tác chỉ đạo thực hiện còn nhiều khâu vướng mắc, bất cập cụ thể như: Khâu định hướng cho giáo viên về thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT chưa có hướng chỉ đạo cụ thể. Việc dạy trên lớp như thế nào? dạy nội dung gì? Kế hoạch bài dạy ra sao? ý tưởng và cách thiết kế như thế nào? chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ quản lí, do đó khi tổ chức bồi dưỡng xây dựng kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT hầu hết là theo kiểu trình chiếu, đa số giáo viên sử dụng PowerPoint để trình chiếu thay cho viết bảng, ngay cả các buổi chuyên đề, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, … nhiều giáo án sử dụng toàn bộ trình chiếu dẫn đến lạm dụng CNTT trong dạy học. Nguyên nhân này là do những hạn chế về định hướng và tổ chức chỉ đạo của quản lí trong việc ứng dụng CNTT.

Tổ chức xây dựng và phổ biến chuẩn đánh giá đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT còn bị nhiều giáo viên đánh giá ở mức trung bình (29,2%). Việc chỉ đạo giáo viên bộ môn tích cực sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch bài dạy, hỗ trợ quá trình giảng dạy còn nhiều giáo viên đánh giá ở mức trung bình (37,3%) và yếu (10,2%). Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lí cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa đến việc chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch bài dạy cũng như hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình dạy học.

Khi tiến hành dự giờ ở các trường có điều kiện thì một số giờ dạy giáo viên sử dụng máy chiếu, nhưng phần lớn chỉ toàn chữ kết hợp với các hiệu ứng đơn điệu có sẵn trong PowerPoint, học sinh đóng vai trò là người xem. Hầu như giáo viên mới chỉ

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí