Nghiên Cứu Về Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Trường Phổ Thông


- Ph ơng pháp điều tra bằng b ng hỏi

Sử dụng phiếu hỏi nhằm khảo sát thực trạng nhận thức của hiệu trưởng và giáo viên, lãnh đạo cấp phòng và cấp sở về sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học; về nhận thức của các khách thể nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên THCS.

Khảo sát mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên, khảo sát về cơ sở vật chất, thiết bị CNTT ở các trường THCS tỉnh Hải Dương; đồng thời đánh giá thực trạng công tác quản lí của hiệu trưởng đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm tìm ra những kết quả và những hạn chế trong thực tiễn; kết quả điều tra, khảo sát được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin đảm bảo tính khách quan, tin cậy.

- Ph ơng pháp nghiên cứu s n phẩm hoạt động th ng qua các kết qu gi ng dạy và học tập của giáo viên và học sinh ở các tr ng THCS có ứng d ng CN trong dạy học.

Nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên như kế hoạch dạy học, giáo án, đặc biệt là giáo án điện tử, đồ dùng dạy học, kế hoạch tự bồi dưỡng để đánh giá trình độ, năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên.

Nghiên cứu các kế hoạch, quyết định, báo cáo của hiệu trưởng để đánh giá thực trạng công tác quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS.

Phân tích các báo cáo, kỷ yếu hội thảo về ứng dụng CNTT của giáo viên để xác định thực trạng ứng dụng CNTT ở trường THCS.

- Ph ơng pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng hiệu trưởng và giáo viên để tìm hiểu, đánh giá nhận thức của họ về ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

- Ph ơng pháp chuyên gia

Hỏi ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học về giáo dục học, tâm lí học, quản lí giáo dục, về CNTT để xác định tên đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu, thẩm định đánh giá thực trạng và các giải pháp đề xuất …

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay - 3


- Ph ơng pháp tổng kết kinh nghi m

Tiến hành nghiên cứu, tổng kết các kinh nghiệm của giáo viên, hiệu trưởng các trường THCS có kinh nghiệm tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học để có thêm cơ sở xác định các giải pháp quản lí.

6.2.3. Nhóm ph ơng pháp thống kê toán học

Dùng thống kê toán học để xử lí kết quả nghiên cứu như: Tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn; dùng tiện ích Excel để vẽ sơ đồ, đồ thị.

7. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

7.1. Ứng dụng CNTT trong dạy học đây là yêu cầu bắt buộc trong dạy học hiện nay. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục thì ứng dụng CNTT trong dạy học phải đảm bảo những yêu cầu nào?

7.2. Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS bao gồm những nội dung gì?

7.3. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS tỉnh Hải Dương có những ưu điểm, những hạn chế và những nguyên nhân nào?

7.4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay? Áp dụng thực trạng đối với các trường THCS tỉnh Hải Dương?

7.5. Có các giải pháp nào đề xuất để khắc phục những hạn chế về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS tỉnh Hải Dương hiện nay?

8. Phạm vi nghiên cứu

8.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lí của hiệu trưởng đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên ở các trường THCS công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.


8.2. Phạm vi về chủ thể quản lí.

Trong đề tài đề cập đến một số chủ thể gián tiếp như: Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo … nhưng các giải pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học dành cho chủ thể trực tiếp là hiệu trưởng các trường THCS.

8.3. Phạm vi về khách thể khảo sát.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cán bộ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương; lãnh đạo và chuyên viên các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện; lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo.

8.4. Phạm vi về thời gian nghiên cứu.

- Thực trạng nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019

- Thử nghiệm: Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020

- Toàn bộ luận án: Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 9 năm 2020.

9. Những luận điểm bảo vệ

9.1. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo hướng “Chuyển từ nền giáo dục chủ yếu truyền đạt kiến thức sang nền giáo dục chủ yếu rèn luyện phẩm chất, năng lực học sinh” tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong quá trình dạy học, sự thay đổi trong vai trò của học sinh, vai trò của giáo viên và đặc biệt là nhà quản lí nói chung của hiệu trưởng nói riêng. Từ đó dẫn đến thay đổi cách thức quản lí ứng dụng thông tin trong dạy học.

9.2. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải nghiên cứu những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với quá trình dạy học ở trường THCS, từ đó xác định được những nội dung có thể ứng dụng và cũng là cơ sở để quản lí quá trình này.

9.3. Những giải pháp quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là xu thế tất yếu, là những phương thức hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, buộc các trường phổ thông nói chung, các trường THCS nói riêng phải triển khai thực hiện đồng bộ nhằm đạt mục tiêu giáo dục.


10. Đóng góp mới của luận án

Xây dựng được khung cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT và quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông; xác định được những yêu cầu về ứng dụng CNTT trong dạy học chương trình phổ thông năm 2018.

Phân tích thực trạng ứng dụng CNTT và quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS tỉnh Hải Dương, cung cấp luận cứ và những minh chứng thực tiễn để quản lí, giáo viên có cơ sở đánh giá việc ứng dụng CNTT và quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS tỉnh Hải Dương, từ đó đánh giá ưu điểm và những hạn chế cũng như phân tích nguyên nhân của thực trạng để làm căn cứ đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế đó.

Xây dựng các giải pháp quản lí ứng dụng trong dạy học ở các trường THCS. Khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp trong quản lí dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

11. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường trung học cơ sở hiện nay.

Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS tỉnh Hải Dương hiện nay.

Chương 3: Giải pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS tỉnh Hải Dương hiện nay.


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông

1.1.1.1. Nghiên cứu ở n ớc ngoài

Hiện nay, các nước trên thế giới đều khẳng định vai trò to lớn của CNTT trong GD&ĐT nói chung và trong quản lí dạy học nói riêng. Tác giả Christ Abbott đã khẳng định: “ICT is changing the face of education - CN và truyền th ng đang thay đổi bộ mặt của Giáo d c” [113, tr.1]. Hiệu trưởng Saverius Kaka, trường SMA Tarsissius nói Các nhà qu n lí giáo d c cần ph i kh n ngoan trong vi c thực hi n các chiến l ợc để ứng d ng CN vào trong gi ng dạy và học tập”; Ông cũng cho rằng: “Ngày nay CN đã và đang phát triển rất nhanh chóng; vì thế toàn bộ h thống giáo d c cần đ ợc c i cách và CN nên đ ợc tích hợp vào các hoạt động giáo d c” [132, tr.28]. Tác giả David Mousund, thuộc bộ phận quản lí và chính sách đào tạo trường đại học Oregon Australia đã đưa ra nhận xét: “Lĩnh vực CN đang thay đổi nhanh chóng đến mức nó v ợt quá kh n ng cập nhật của đa số nhà lãnh đạo khiến họ ngần ngại” [115]. Với nhận định đó, chúng ta thấy rằng, một trong những trở ngại lớn của việc ứng dụng CNTT là kiến thức về CNTT của các nhà quản lí thường đi sau sự phát triển của công nghệ. John Mcbeath and Kate Myer cũng khẳng định: “Những t t ởng chủ đạo cơ b n về vi c sử d ng CN trong giáo d c tuy đã thay đổi nh ng thay đổi rất chậm” [118, tr.9]. Đây có thể coi là hệ quả của chính sự ngần ngại của các nhà lãnh đạo khi ứng dụng CNTT.

Hai tác giả Marjolein Drent, Martina Meelissen University of Twente, P.O. Box 217, 7500 AE Enschede, The Netherlands đã có đề tài: Which factors obstruct or


stimulate teacher educators to use ICT innovatively [122] (Những nhân tố cản trở hoặc kích thích giảng viên sử dụng CNTT sáng tạo). Đề tài đề cập về các yếu tố kích thích cũng như những hạn chế trong việc sử dụng CNTT của các nhà giáo dục Hà Lan.

Tác giả Andrew Jones thuộc British Educational Communications and Technology Agency (Beca), có đề tài: A Review Of The Research Literature On Barriers To The Uptake Of ICT By Teachers [111] (Một đánh giá về tổng quan nghiên cứu vào các rào cản về sự tiếp thu CNTT của giáo viên). Đề tài đã đưa ra dẫn chứng từ các nguồn nói về những rào cản trong nhận thức của các giáo viên về việc ứng dụng CNTT. Đó là: Thiếu tự tin và lo lắng của giáo viên về máy tính; thiếu năng lực về CNTT; thiếu phương pháp sư phạm trong việc ứng dụng CNTT; công tác quản lí, tổ chức yếu kém; chưa có phần mềm phù hợp; thiếu nguồn lực về CNTT; không có điều kiện truy cập Internet.

Xu hướng chung của các nước trên thế giới là: Tin học, ứng dụng CNTT đã được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm đưa vào trong các trường học và đã trở nên một vấn đề mang tính toàn cầu. CNTT mang đến sự đổi mới về cách dạy, cách học cho mọi cấp học. CNTT tạo điều kiện trong việc liên kết nghiên cứu khoa học. CNTT trong giáo dục sẽ là giải pháp chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức.

Về chương trình giảng dạy: CNTT được tích hợp trong các môn học trên phạm vi toàn quốc. Ở Hàn Quốc, CNTT được tích hợp từ 10% đến 20% trong các môn học, nhằm nâng cao kĩ năng tư cho học sinh. Ở Australia, CNTT tại các trường tiểu học đã được tích hợp hoàn toàn trong việc giảng dạy vào các môn học như Tiếng Anh, Toán, Khoa học, Nghệ thuật, Y tế và Giáo dục thể chất, Ngôn ngữ, Xã hội và môi trường. Trong các trường THCS, CNTT được được tích hợp vào các môn học hoặc dạy như là một chủ đề riêng biệt. Triển khai học E-Learning, dạy học online ngày càng được sử dụng nhiều và đã phát huy hiệu quả. Các nước trên đã dùng các


công nghệ hiện đại, đó là: công nghệ truyền thông đa phương tiện (Multimedia); công nghệ mạng (Network) và Internet.

Về việc bồi dưỡng giáo viên, đây là một khâu quan trọng trong chương trình CNTT. Giống như dạy E-Learning, việc bồi dưỡng giáo viên đã áp dụng dưới hình thức online, tập huấn các kĩ năng sử dụng máy tính, hỗ trợ tốt nhất việc tích hợp CNTT trong các tài liệu và trong giảng dạy của các môn học. Ở Úc, giáo viên được đào tạo về CNTT thường xuyên và mỗi giáo viên được trang bị một máy tính xách tay để sử dụng. Việc đào tạo cho giáo viên về CNTT ở Hàn Quốc là một hoạt động thường xuyên. Hàng năm, giáo viên được đào tạo và được cấp chứng nhận về CNTT chiếm 33%.

Tại Thái Lan, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, và Ấn Độ: chính sách phát triển CNTT trong giáo dục gắn với chính sách, kế hoạch tổng thể về CNTT của quốc gia. Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, đào tạo giáo viên, đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học học tập nhưng không hoàn toàn tích hợp CNTT trong một hoạt động giáo dục cụ thể nào đó.

Việc dạy học trực tuyến (online) vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu. Malaysia tiến hành xây dựng nhiều dự án thúc đẩy việc học trực tuyến. Ở Thái Lan và Indonesia, trường học điện tử đang trở thành phổ biến nhưng chỉ tập trung chủ yếu về số lượng, mà chưa coi trọng chất lượng.

Hai tác giả Christa S.C. Asterhan, Edith Bouton trường Giáo dục, Đại học Hebrew ở Jerusalem, Israel (2017) với nghiên cứu: Chia sẻ kiến thức qua mạng xã hội trong các tr ng trung học. Bài viết phân tích về cách thức giáo viên và học sinh đã sử dụng các công cụ CNTT cho các mục đích liên quan đến trường học. Các tác giả nêu rò: “Các kết quả kết hợp từ các nghiên cứu này cho thấy cùng với việc giáo viên sử dụng thông tin mạng xã hội với học sinh của mình cho các mục đích xã hội và tâm lí học sư phạm, mà còn để hỗ trợ các hoạt động dạy học”. Việc giới thiệu phần mềm dạy toán học trên cơ sở máy tính (The learning Equation Mathematics) tại


Canada đã đem lại kết quả nổi bật so với việc sử dụng sách giáo khoa truyền thống. Tuy nhiên các phần mềm mới chỉ đưa vào dạy học bộ môn toán.

Một trong các nguyên nhân mà nền giáo dục của các nước ở khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương có trình độ tương đương với các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đó chiến lược ứng dụng CNTT trong giáo dục, đặc biệt là việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí. Ở các nước này, đã và đang xuất hiện một xã hội thông tin được nối mạng. Ở đó việc học tập được tổ chức trên cơ sở một hệ thống thông tin cường độ cao, môi trường mạng máy tính kết nối đến từng giáo viên, từng học sinh. Khả năng học tập của học sinh được tăng cường với những mô hình dạy học rất mới và hiện đại.

Qua thực tiễn ở các nước này, rút ra bài học kinh nghiệm để việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà trường đạt hiệu quả cao là:

- Phải có cơ sở hạ tầng CNTT đảm bảo việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học và trong quản lí. Trường học được kết nối Internet tốc độ cao, phòng học phải được trang bị máy tính, Projector và các thiết bị CNTT khác, nhất là phòng đa phương tiện (Multimedia).

- Việc đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức và kĩ năng về CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lí là một hoạt động liên tục và thường xuyên. Triển khai ứng dụng hình thức trực tuyến trong đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ về sự hiểu biết, kĩ năng sử dụng máy tính, tích hợp CNTT trong giáo án và trong giảng dạy của các môn học khác nhau;

- Tăng cường sử dụng hình thức dạy học trực tuyến (online), dạy học điện tử (E-Learning); tăng cường dùng mạng trường học để trao đổi, hợp tác, chia sẻ giữa các trường trong các hoạt động ứng dụng CNTT.

Như vậy các nghiên cứu ở nước ngoài đã có những công trình khoa học bàn về ứng dụng CNTT trong dạy học, ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục. Các công trình nghiên cứu đều xác định: Trong dạy học hiện đại, vai trò của CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học là xu hướng tất yếu. Chính vì vậy ở các nước tiên tiến trên

Ngày đăng: 13/07/2022