Thực Trạng Tổ Chức Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thái Nguyên

Số liệu thống kê cho thấy, các nội dung lập kế hoạch thực hiện ở mức trung bình. CBQL chưa thường xuyên “Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở của toàn trường và từng khối, lớp” (204 điểm), do vậy trong kế hoạch của tổ chuyên môn chưa xây dựng những nội dung cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn, nội dung còn sơ sài, hình thức.

CQBL chưa thường xuyên “Chỉ đạo GV lập kế hoạch ở từng khối lớp” (2.03 điểm), theo GV trường THCS Gia Sàng: Thực tế trong sinh hoạt chuyên môn, các giáo viên chưa thường xuyên nghiên cứu và thống nhất những nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở để toàn thể CBQL, GV môn Ngữ văn trong trường nắm được yêu cầu về nội dung, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở đạt được hiệu quả cao nhất.

CBQL chưa thường xuyên “Thực hiện, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch” (2.10 điểm), CBQL cần phải quan tâm đến công tác này bởi qua giám sát, đánh giá để thấy được điểm mạnh, yếu của GV từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời về kế hoạch.

CBQL chưa thường xuyên “chỉ đạo GV lập kế hoạch ở từng lớp” (2.03 điểm) và “Lập kế hoạch huy động kinh phí và tiến hành đầu tư, mua sắm bổ sung, lắp đặt và bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị” (2.01 điểm), kết quả này cho thấy CBQL các trường THCS cần quan tâm đầu tư và bổ sung đủ máy vi tính cho các lớp, phòng Kidsmart, đầu DVD, ti vi màn hình 43inch, màn chiếu, máy Projector, bảng thông minh, hệ thống mạng Lan, mạng Internet, Wifi… để phục vụ có hiệu quả hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở.

2.4.2. Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên

Tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, giáo viên tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở

thành phố Thái Nguyên



TT


Tổ chức thực hiện

Mức độ đánh giá (n=70)

Thường

xuyên

Hiếm khi

Không

thực hiện


TB

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao

kiến thức về CNTT

32

45.7%

19

27.1%

19

27.1%

2.19


2

Tổ chức thực hiện các chuyên đề hướng dẫn thực hành các công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng, tạo thư viện đồ dùng, tạo kho học liệu

mở


28


40.0%


26


37.1%


16


22.9%


2.17


3

Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống bài giảng điện tử, kho học liệu mở, kho

đồ dùng


15


21.4%


32


45.7%


23


32.9%


1.89


4

Tổ chức thực hiện kế hoạch dự giờ; Tổ chức các buổi họp

trao đổi kinh nghiệm


22


31.4%


27


38.6%


21


30.0%


2.01


5

Tổ chức các điều kiện cho

lớp học có ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn


23


32.9%


29


41.4%


18


25.7%


2.07

6

Xây dựng các phong trào thi đua

35

50.0%

15

21.4%

20

28.6%

2.21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 8

Thiết kế, thành lập kho tư

liệu, bài giảng dùng chung

34

48.6%

20

28.6%

16

22.9%

2.26

7

Kết quả số liệu cho thấy, CBQL chưa quan tâm tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn, do vậy mức độ thực hiện các nội dung trên ở mức trung bình.

CBQL chưa thường xuyên tổ chức “Thiết kế, thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung” (2.26 điểm), và “Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống bài giảng điện tử, kho học liệu mở, kho đồ dùng” (1.89 điểm), theo GV trường THCS Tân Thịnh “đây là nội dung quan trọng để giáo viên tham khảo lẫn nhau, sử dụng các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng cho phù hợp với đặc điểm từng khối lớp”.

CBQL chưa thường xuyên tổ chức “Xây dựng các phong trào thi đua” (2.21 điểm), theo GV trường THCS Gia Sàng: “nếu CBQL quan tâm xây dựng phong trào thi đua lấy việc thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở làm mục tiêu khen ngợi, khích lệ. Từ đó có thể động viên được đội ngũ giáo viên tích cực, hăng hái tham gia và chủ động khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở”.

CBQL chưa thường xuyên tổ chức “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức về CNTT” (2.19 điểm) và “Tổ chức thực hiện các chuyên đề hướng dẫn thực hành các công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng, tạo thư viện đồ dùng, tạo kho học liệu mở” (2.17 điểm). Theo CBQL các trường THCS Quang Trung, nguyên nhân do các trường thiếu nguồn kinh phí để tổ chức bồi dưỡng.

CBQL, GV đánh giá “Tổ chức các điều kiện cho lớp học có ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn” đạt mức trung bình 2.07 điểm, GV trường THCS Nha Trang cho biết: Các phương tiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hỗ trợ việc ứng dụng CNTT bao gồm: phòng học, máy tính, máy chiếu, thiết bị mạng internet… chưa đủ để GV thực hiện dạy học, các phòng học, máy tính được sử

dụng cho cả các môn học khác. Những tồn tại này đặt ra yêu cầu cho CBQL cần thường xuyên tổ chức các hoạt động dự giờ của các hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm, tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm trong toàn trường, tổng hợp các ý kiến từ đội ngũ giáo viên đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn, đánh giá những ưu điểm và tồn tại để tìm giải pháp khắc phục khó khăn, khắc phục tồn tại, tiếp tục nhân rộng và triển khai những kinh nghiệm có nhiều ưu điểm, nhiều hiệu quả để giáo viên tiếp tục phát huy và phát triển thành phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn một cách tự nhiên, tích cực.

Trao đổi với GV các trường THCS Tân Thịnh, chúng tôi được biết: Một số CBQL chưa nhận thức đúng đắn về những chủ trương, chính sách của Đảng và phải là người tiên phong trong việc ứng dụng tiện ích của CNTT, tạo ra phong trào và là tấm gương cho cán bộ, GV trong nhà trường noi theo. Đồng thời một số Hiệu trưởng chưa khuyến khích, động viên GV chủ động tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ về CNTT và tạo điều kiện cho GV, đặc biệt là các thầy, cô giáo lớn tuổi chủ động tiếp cận, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ về CNTT và ứng dụng nó có hiệu quả. Do vậy, một số CBQL chưa tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn và GV thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

Hiện nay, các trường chủ yếu dựa vào sự đầu tư từ cấp trên mà chưa phát huy được nguồn lực khác từ các cá nhân, tổ chức nên số lượng không đáp ứng với nhu cầu. do vậy CBQL các trường THCS chưa phát huy vai trò để tăng cường cơ sở vật chất và triển khai máy chủ đưa các phần mềm vào dạy học Ngữ văn.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên

Tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, giáo viên chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở

thành phố Thái Nguyên



TT


Chỉ đạo

Mức độ đánh giá (n=70)

Thường

xuyên

Hiếm khi

Không

thực hiện


TB

S

L

Tỉ lệ

S

L

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

1

Chỉ đạo tuyên truyền cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin

trong việc dạy học


31


44.3%


15


21.4%


24


34.3%


2.10

2

Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy

học Ngữ văn cho GV


31


44.3%


24


34.3%


15


21.4%


2.23

3

Chỉ đạo tăng cường các

nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học


25


35.7%


31


44.3%


14


20.0%


2.16

4

Chỉ đạo việc soạn, giảng bài giảng môn Ngữ văn có ứng dụng CNTT theo hướng đổi mới phương

pháp giảng dạy


32


45.7%


23


32.9%


15


21.4%


2.24

5

Chỉ đạo tổ chức các hoạt động chuyên đề, hội thảo để GV thảo luận trao đổi

kinh nghiệm về việc ứng


22


31.4%


28


40.0%


20


28.6%


2.03

TT


Chỉ đạo

Mức độ đánh giá (n=70)

Thường

xuyên

Hiếm khi

Không

thực hiện


TB

S

L

Tỉ lệ

S

L

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ


dụng CNTT vào giảng dạy

môn Ngữ văn









Kết quả số liệu cho thấy, các nội dung chỉ đạo thực hiện ở mức trung bình. Hiệu trưởng chưa thường xuyên chỉ đạo “Chỉ đạo việc soạn, giảng bài giảng môn Ngữ văn có ứng dụng CNTT theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy” (2.24 điểm), theo GV trường THCS Tân Thịnh: Nếu CBQL quan tâm phát triển môi trường giảng dạy và học tập có ứng dụng CNTT, thì GV sẽ đầu tư về thời gian để soạn, giảng bài giảng môn Ngữ văn có ứng dụng CNTT theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng hiện nay các trường THCS chưa đảm bảo

các điều kiện để dạy học.

CBQL chưa thường xuyên chỉ đạo “Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn cho GV” (2.23 điểm), theo GV trường THCS 915: Nếu CBQL quan tâm chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường một cách hợp lý và hiệu quả và phải chú ý đến quyền lợi của GV khi họ tham gia bồi dưỡng thì GV sẽ tích cực vào đổi mới phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT.

Hiệu trưởng chưa thường xuyên “Chỉ đạo tổ chức các hoạt động chuyên đề, hội thảo để GV thảo luận trao đổi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn” (2.03 điểm), nếu tổ chuyên môn tổ chức chức hoạt động chuyên đề, hội thảo về xây dựng quy trình và thực hiện theo quy trình thiết kế giáo án dạy học tích cực thì GV sẽ phải tìm hiểu chương trình môn học, nội dung bài học và khả năng tiếp thu kiến thức của HS. Yêu cầu HS nắm tri thức của HS để lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp. để thực hiện hiệu quả nội dung này,

đòi hỏi CBQL quan tâm “Chỉ đạo tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chát, thiết bị dạy học” (2.16 điểm).

Để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn cần phải tuyên truyền cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin, tuy nhiên hiện nay nội dung “Chỉ đạo tuyên truyền cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin” (2.10 điểm) chưa quan tâm thực hiện thường xuyên.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên

Tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, giáo viên kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên‌


TT


Kiểm tra, đánh giá

Mức độ đánh giá (n=70)

Thường

xuyên

Hiếm

khi

Không

thực hiện


TB

S

L

Tỉ lệ

S

L

Tỉ lệ

S

L

Tỉ lệ


1

Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học

Ngữ văn.


30


42.9%


14


20.0%


26


37.1%


2.06


2

Xây dựng được lực lượng đánh giá và tổ chức thu nhập các thông tin cho việc đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn qua nhiều

kênh thông tin


32


45.7%


13


18.6%


25


35.7%


2.10

3

Sử dụng các hình thức đánh giá

35

50.0%

15

21.4%

20

28.6%

2.21


4

Điều chỉnh kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học

Ngữ văn cho phù hợp


31


44.3%


14


20.0%


25


35.7%


2.09


5

Kiểm tra tiến độ thực hiện

của kế hoạch

33

47.1%

12

17.1%

25

35.7%

2.11

6

Kiểm tra, đánh giá việc thiết

kế bài giảng điện tử

34

48.6%

14

20.0%

22

31.4%

2.17

7

Kiểm tra các giờ dạy của

giáo viên

36

51.4%

15

21.4%

19

27.1%

2.24

8

Kiểm tra các điều kiện về cơ

sở vật chất, trang thiết bị

32

45.7%

16

22.9%

22

31.4%

2.14

9

Kiểm tra tần suất sử dụng kho

học liệu mở, kho đồ dùng

37

52.9%

11

15.7%

22

31.4%

2.21

Kết quả số liệu cho thấy, CBQL chưa thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, do vậy nội dung thực hiện ở mức trung bình.

Hiện nay, hiệu trưởng thành lập các tổ kiểm tra do hiệu trưởng hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng làm tổ trưởng và các đồng chí cán bộ, GV có trình độ chuyên môn làm ủy viên tiến hành kiểm tra. Do vậy, kết quả kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy có ứng dụng CNTT của GV còn hình thức, một số CBQL chưa kiểm tra bằng hình thức đối chiếu giữa kế hoạch giảng dạy năm học, giáo án điện tử và sổ đầu bài xem có trùng khớp không. Phần chất lượng giáo án có ứng dụng CNTT của GV chưa được tổ trưởng chuyên môn chú trọng kiểm tra. CBQL chưa thường xuyên thực hiện “Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn” (2.06 điểm) và “Xây dựng được lực lượng đánh giá và tổ chức thu nhập các thông tin cho việc đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn qua nhiều kênh thông tin” (2.10 điểm). Nếu thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn cho phù hợp là cần thiết, tuy nhiên các nội dung này CBQL, GV đánh giá mức độ trung bình.

CBQL chưa thường xuyên “Kiểm tra các giờ dạy của giáo viên” (2.24 điểm) để nắm được tình hình về GV có ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn hay không? Theo GV trường THCS Gia Sàng: “Nếu CBQL thường xuyên dự giờ và kiểm tra các giờ dạy sẽ đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, tính hiệu quả và tác dụng của CNTT trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn của GV”.

CBQL chưa thường xuyên “Kiểm tra tần suất sử dụng kho học liệu mở, kho đồ dùng” (2.21 điểm), vì vậy, CBQL cần phải quan tâm đến nội dung này

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023