thế giới đều đặt ra vấn đề cần phải đưa CNTT vào trong quá trình dạy học và coi là một trong những hình thức dạy học hiện nay. Tuy nhiên các nghiên cứu về ứng dụng CNTT ở trường THCS vẫn là quá ít so với những yêu cầu của công tác quản lí ứng dụng CNTT trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
1.1.1.2. Nghiên cứu ở trong n ớc
Việc nghiên cứu các xu hướng sử dụng công nghệ trong GD&ĐT đã được bàn đến trong nhiều công trình với các phạm vi khác nhau. Dựa trên tiêu chí coi CNTT với GD&ĐT là hai thành tố có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tác giả Tô Xuân Giáp đã xác định 2 xu hướng chính sử dụng CNTT trong GD&ĐT. Đó là: CNTT vừa là phương tiện dạy học mới với nhiều ưu điểm và vừa là một ngành học với những đặc thù riêng theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.1. Công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo
Nếu xét CNTT như là một hệ phương tiện dạy học đặt trong mối quan hệ tương tác giữa người dạy và người học thì hiện nay trên thế giới đang có 3 hướng sử dụng phương tiện này (3 xu hướng được minh hoạ trong sơ đồ 1.2): (1) CNTT đóng vai trò là phương tiện của người giáo viên. Trong đó giáo viên sử dụng CNTT phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế và trình bày bài giảng. Hình thức dạy học vẫn là dạy trực tiếp, mặt giáp mặt. Tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh là tương tác trực tiếp;
(2) CNTT đóng vai trò là phương tiện dạy và học của thầy và trò. Trong đó, người giáo viên sử dụng CNTT để thiết kế bài dạy và các tài liệu hỗ trợ học tập, học sinh sử dụng CNTT là phương tiện để học. Hình thức dạy học này vẫn là dạy trực tiếp, mặt giáp mặt. Tương tác giữa giáo viên và học sinh là tương tác trực tiếp; (3) CNTT chỉ là
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay - 1
- Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay - 2
- Nghiên Cứu Về Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Trường Phổ Thông
- Nhận Xét Chung Và Những Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Đổi Mới Căn Bản Toàn Diện Giáo Dục Việt Nam Và Sự Tác Động Của Nó Tới Yêu Cầu Phải Đổi Mới Quá Trình Dạy Học
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
phương tiện của trò và là “môi trường” học tập mới, đó là một môi trường học tập ảo. CNTT đã thay thế cho hình thức dạy học trực tiếp, học sinh là chủ thể hoạt động trong môi trường đó. Tương tác giữa giáo viên và học sinh là tương tác trực tuyến (online), xu hướng này là mô hình dạy học E-Learning.
Sơ đồ 1.2. Xu hướng ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học
Khi nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học, tác giả Quách Tuấn Ngọc cho rằng: Quá trình dạy học gồm hai hoạt động chính, đó là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hoạt động dạy và hoạt động học thực chất là các hoạt động “phát” và “thu” thông tin. Học là quá trình thu thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin. Bởi vậy người dạy phải phát ra được nhiều thông tin liên quan đến mục đích dạy học. Người học thu nhận thông tin bằng nhiều cửa: tai, mắt, da, mũi … Người dạy phải biết cách phát thông tin để người học thu nhận, tái tạo, phát triển và lưu giữ thông tin một cách tốt nhất.
Tác giả Trần Bá Hoành đề cập đến: “Học là quá trình thu nhận và xử lí thông tin từ môi trường, tích hợp thông tin mới nhận vào hệ thống thông tin đã tích lũy, làm cho chủ thể người học tự biến đổi mình” [51, tr. 4].
Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học, tập đoàn Intel đã phối hợp với Viện công nghệ máy tính xây dựng chương trình dạy học của Intel (Intel teach to the
future) “nhằm trợ giúp các giáo viên phát huy khả năng sáng tạo của mình và của học sinh ra ngoài phạm vi trường học. Chương trình này với mục đích giúp giáo viên sử dụng công nghệ máy tính nhằm phát triển trí tưởng tượng của học sinh, dẫn dắt các em tới một phương pháp học tập đạt hiệu quả cao hơn” [5, Module 1.02].
Theo tác giả Lưu Xuân Mới thì “Công nghệ thông tin (Information technology) được sử dụng trong dạy học với các dạng sau đây: (1) Thiết bị nghe nhìn; (2) Công nghệ máy tính; (3) Công nghệ giao lưu hoặc lưu thông. Những phương tiện này được tích hợp để sử dụng vào một việc thì ta gọi việc đó được thực hiện đa phương tiện (multimedia). [70, tr.54].
Theo báo cáo về CNTT trong giáo dục Việt Nam hiện trạng đến năm 2015 và mục tiêu đến năm 2020, ngày 16/03/2015 của VVOB phối hợp Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hội đồng Anh tại Việt Nam và UNESCO. Đánh giá hiện trạng dựa trên mô hình 4 giai đoạn ứng CNTT trong giáo dục của UNESCO: Giới thi u/làm quen, áp d ng, lan truyền, chuyển đổi (UNESCO, 2005) [121]. Đối với THCS, bản báo cáo đánh giá chủ yếu là sáu lĩnh vực: (1) Cơ sở hạ tầng và nguồn lực; (2) Phương pháp dạy và học; (3) Phát triển chuyên môn cho giáo viên và lãnh đạo nhà trường; (4) CNTT trong chương trình quốc gia; (5) Cộng đồng/đối tác; (6) Đánh giá. Cả sáu lĩnh vực này đang ở giai đoạn áp d ng và lan truyền là chủ yếu, chưa thực hiện được ở mức độ chuyển đổi.
Việc ứng dụng CNTT trong quản lí và tổ chức hoạt động dạy học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu:
“Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 đây là hội thảo khoa học về ứng dụng trong hệ thống giáo dục đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam [100].
Việt Nam đã tham gia vào mạng E-learning châu Á, bao gồm các bộ và các trường Đại học: Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Bưu chính - Viễn Thông, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa ... Như vậy việc nghiên cứu và ứng dụng loại
hình này đang được quan tâm ở Việt Nam, nổi bật là dự án phát triển E-learning ở đại học Bách khoa Hà Nội [83]. Các hội thảo về E-learning đã được tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học: Trương Tiến Tùng “Triển khai E-learning tại viện Đại học mở Hà Nội” [100]; Nguyễn Hồng Sơn “Đào tạo trực tuyến ở Việt Nam, thuận lợi và rào cản” [78], Lê Đức Long, Trần Văn Hạo, Axel Hunger “Thiết kế dạy học và vấn đề gắn kết tính sư phạm trong việc xây dựng nội dung học tập trực tuyến” [66]. Tuy nhiên, E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu và cần nhiều thời gian và giải pháp tích cực thì mới tiếp cận các nước phát triển.
Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT&TT “Các giải pháp công nghệ và quản lí trong ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới phương pháp dạy học” Trường Đại học sư phạm Hà Nội phối hợp với Dự án Giáo dục đại học tổ chức ngày 9- 10/12/2006 tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Các cuộc hội thảo đều tập trung thảo luận về vai trò của CNTT đối với giáo dục và các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT vào dạy học. Với những nội dung chính:
+ Các giải pháp về công nghệ trong đổi mới phương pháp giảng dạy (Phổ thông, đại học và trên đại học): Công nghệ trí thức, công nghệ mã nguồn mở, các hệ nền và công cụ tạo nội dung trong E-Learning, các chuẩn trao đổi nội dung bài giảng, công nghệ trong kiểm tra đánh giá ...
+ Các giải pháp, chiến lược phát triển trong ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học: Chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản lí, mô hình tổ chức trường học điện tử, mô hình dạy học điện tử …
+ Các kết quả và kinh nghiệm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học: Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học, cơ sở dữ liệu …
Tác giả Đỗ Văn Nhơn Nghiên cứu và ứng d ng CN trong dạy học m n toán các lớp trung học cơ sở". Nghiên cứu về các vấn đề: các kỹ thuật và CNTT ứng dụng trong việc dạy và học các môn toán 6, 7, 8 trong chương trình trung học cơ sở; đặc biệt là các công nghệ và phương pháp soạn bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT. Tác giả Đào Thái Lai có những nghiên cứu rất cụ thể về “CNTT trong dạy học” [65].
Các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn, nghiên cứu về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực”, [50]. Nội dung chính của đề tài thể hiện ứng dụng CNTT vào dạy học và nghiên cứu khoa học là một xu thế tất yếu của thời đại. Các nhà nghiên cứu CNTT tập trung thiết kế phần mềm dạy học để phục vụ việc dạy học và nghiên cứu các môn khoa học. Tác giả Lê Công Triêm - Nguyễn Đức Vũ (2006) với cuốn sách “Ứng dụng CNTT trong dạy học” [96] đã đề cập đến vấn đề ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.
Bộ GD&ĐT, các sở GD&ĐT, các trường học đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong dạy học: Ngày 9/11/2017, tại Hà Nội, Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo, tập huấn “Chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo, Công nghệ thiết kế bài giảng E-learning” với nội dung: nhằm hoàn thiện bản kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ GD&ĐT, thảo luận, việc ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục, trao đổi kinh nghiệm triển khai áp dụng CNTT nhằm tăng cường công tác quản lí, kết nối thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Ngày 22/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin và tập huấn xây dựng cơ sở dữ liệu trong ngành giáo dục đào". Hội thảo đã chia sẻ thông tin nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn khi triển khai cơ sở dữ liệu trong thực tế ở các trường học, hướng đến vận hành một hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục đào tạo một cách đồng bộ, cung cấp dữ liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ công tác quản lí giáo dục.
Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông nước ta theo ba hướng chính:
hứ nhất: đưa môn tin học vào dạy trong nhà trường. Với mục đích trang bị cho học sinh kiến thức tin học, đồng thời rèn các kĩ năng ứng dụng CNTT cho học sinh. Giúp học sinh nâng cao kiến thức, mặt khác môn tin học cũng là phương tiện để hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của học sinh trong thời đại CNTT.
hứ hai: công cụ hỗ trợ công tác quản lí. Đây là một yêu cầu cấp thiết để đổi mới công tác quản lí nhà trường nói chung và công tác quản lí dạy học nói riêng. Với
ưu thế của CNTT là xử lí nhanh chóng, chính xác sẽ giúp cho công tác quản lí ở các trường phổ thông đạt hiệu quả cao.
hứ ba: với tư cách là phương tiện dạy học hiện đại, CNTT đã làm thay đổi cách dạy và cách học, hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Máy tính, Internet, các phần mềm dạy học đã tạo ra môi trường dạy học đa phương tiện, mô hình học tập mới làm cho người học có thể học tập bất cứ ở đâu, bất cứ thời điểm nào. Từ đó, có thể tích cực hoá, cá biệt hoá quá trình học tập của học sinh.
1.1.2. Nghiên cứu về quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông
1.1.2.1. Nghiên cứu ở n ớc ngoài
Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học trong các trường THCS đã được các nhà khoa học, nhà QLGD trên thế giới nghiên cứu và khai thác dưới nhiều quan điểm khác nhau, trong đó phải kể đến:
Tác giả Muhammad ZM ZainHanafi AtanRozhan M Idrus với bài viết: Các tác động của thông tin và công nghệ truyền thông vào thực tiễn quản lý trong trường học thông minh của Malaysia (2004), nội dung đề cập sự tác động của CNTT quản lý nhà trường, sự tác động của CNTT ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh [73].
Trong cuốn: Tác động của công nghệ thông tin truyền thông trong nhà trường
- đánh giá khách quan (2007), các Tác giả: Rae Condie, Liz Seagraves, Bob Munro (đại học Strathclyde) đã phân tích tác động của CNTT và ICT vào các trường học trên Vương quốc Anh; Các tác động CNTT đối với giáo viên trong xây dựng kế hoạch và quản lý tổ chức lớp học: “Hầu hết các học sinh và giáo viên đều đã tìm thấy việc đưa ICT vào lớp học phát triển tích cực, thúc đẩy học sinh và giáo viên và thay đổi hoàn toàn những kinh nghiệm học tập của cả hai. Đã có một sự thay đổi quan điểm của giáo viên, đặc biệt, với sự hoài nghi ban đầu và lo lắng đang dần dần thay thế bằng sự lạc quan và tự tin”.
Tác giả Dr Penni Tearle với đề tài: “Việc thực hiện của CNTT trong trường trung học Vương quốc Anh” (2004), đã đề cập những khó khăn khi triển khai thực
hiện CNTT và ICT trong các trường phổ thông ở Anh, đồng đưa ra các vấn đề liên quan đến quản lý ứng dụng CNTT và ảnh hưởng của nó tới các hoạt động của mỗi nhà trường. Đó là: Cần thiết phải có một chiến lược CNTT với tầm nhìn toàn trường; Hiệu trưởng trong trường học phải thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của ứng dụng CNTT và phải thực hiện đưa CNTT vào giảng dạy trong trường học; Xác định các nhu cầu của giáo viên và hỗ trợ đào tạo giáo viên về trình độ CNTT; Vai trò cơ sở vật chất và hỗ trợ cơ sở vật chất trong quá trình thực hiện ứng dụng CNTT; Sự đổi mới trong công tác quản lý của người đứng đầu nhà trường trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục [116].
Công trình nghiên cứu: “Nghiên cứu tổng quan: phát triển sử dụng thông tin và công nghệ truyền thông tăng cường dạy và học trong trường học ở Đông Phi” (2010) của các tác giả: David Harrison, Brown Onguko, Enos Kiforo Ang'ondi, Azra Naseem, Leonard Wamakote, Sara Hennessy, Susan Namalefe. Nội dung công trình đề cập đến vai trò của CNTT trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường phổ thông; các chính sách quốc gia về sử dụng CNTT để hỗ trợ dạy học; chính sách ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở Đông Phi. Các tác giả đã đưa ra thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường. Đó là: Phương pháp, nhận thức, kỹ năng, kỹ thuật về chuyên môn; cơ sở hạ tầng công nghệ, tiềm năng của công nghệ; các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong nhà trường [130].
Trong cuốn: Giáo dục mới của 3E: thẩm quyền, tham gia, trao quyền. Sinh viên hôm nay sử dụng các công nghệ mới để học tập như thế nào? Nhóm tác giả của Dự án ngày mai (2010) khẳng định rằng yếu tố để CNTT sử dụng có hiệu quả trong dạy học là: Giáo viên và học sinh cần có kiến thức và kinh nghiệm sử dụng các công cụ kỹ thuật số; học tập dựa trên tính chất xã hội; học tập cần được diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Nhóm tác giả cũng chỉ ra những khó khăn khi ứng dụng CNTT trong dạy học: Chương trình giáo dục, nội dung sách giáo khoa lạc hậu chưa theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ; cơ sở vật chất và phương tiện CNTT còn thiếu thốn; thiếu chia sẻ và hợp tác; tính đồng bộ không cao giữa các phương tiện CNTT. Cuốn sách còn đề cập đến ảnh hưởng của quản lý đối với thành công trong việc ứng
dụng CNTT trong dạy học; xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học. Hướng dẫn nhà quản lý cách thức tổ chức, đưa ra các chỉ dẫn và kiểm tra, giám sát kết quả đạt được; đưa ra biện pháp khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học. [128]
Tác giả Mojgan Afshari thuộc trường Đại học Malaya đã có bài viết: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng trong việc thực hiện CNTT trong các trường học” (2012). Nội dung bài viết đã đã phân tích sâu sắc và chỉ ra vấn đề: Việc ứng dụng CNTT trong các dạy học phụ thuộc vào trình độ của hiệu trưởng các trường phổ thông. Chính vì vậy mà việc đào tạo, bồi dưỡng và tạo động lực về CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lí đóng vai trò quan trọng và là bước đi đầu tiên [123].
Tác giả David Mousund, trong bài viết “Thông tin và Công nghệ truyền thông trong giáo dục, một quan điểm cá nhân” đã đưa ra luận điểm: CNTT đang thay đổi nhanh chóng đến mức vượt khả năng cập nhật của đa số các nhà lãnh đạo khiến họ lo ngại; những tư tưởng chủ đạo cơ bản về sử dụng CNTT trong giáo dục tuy đã thay đổi nhưng rất chậm. Tác giả nhấn mạnh vai trò của CNTT trong nội dung chương trình giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá kết học sinh; tập trung hướng dẫn, đánh giá, phát triển năng lực về giải quyết các vấn đề của học sinh và các khía cạnh khác trong công việc chuyên môn của giáo viên; chỉ ra vấn đề là cần phải thay đổi tư tưởng của nhà quản lý, sự mâu thuẫn giữa CNTT và tư tưởng của nhà quản lý [111].
Trong bài viết “Tăng sức mạnh! Kỹ năng công nghệ mà mỗi giáo viên cần” (2013), tác giả Doug Johnson đã nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong đó nêu rò: “Thay vì bắt đầu bằng kỹ năng công nghệ và áp dụng chúng vào giáo dục, cách tiếp cận tốt hơn sẽ bắt đầu với những phương pháp giảng dạy giỏi và xem xét kỹ thuật có thể củng cố các thực tiễn đó như thế nào” [138].
Đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo được thực hiện chưa đồng bộ. Các nước như Úc, Hàn Quốc và Singapore, Bộ Giáo dục của họ đã hình thành một quốc gia CNTT trong chính sách giáo dục với sự đầu tư rất quy mô về tài chính. Với mục tiêu tích