Kết Quả Thăm Dò Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đã Đề Xuất

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất



TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết


ĐTB

Cần thiết

Ít cần thiết

Không

cần thiết

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ


1

Tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng

dạy học môn Ngữ Văn


98


81.7%


22


18.3%


0


0.0%


2.82


22

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ trình độ, kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo

viên trong dạy học Ngữ văn


102


85.0%


18


15.0%


0


0.0%


2.85


3

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch

quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Ngữ văn


88


73.3%


32


26.7%


0


0.0%


2.73


4

Huy động các lực lượng giáo dục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ thông tin

cho các trường trung học cơ sở


109


90.8%


11


9.2%


0


0.0%


2.91


5

Chỉ đạo tăng cường các hoạt động thi đua khen thưởng khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

trong dạy học Ngữ văn


97


80.8%


23


19.2%


0


0.0%


2.81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 12

Kết quả số liệu cho thấy, các biện pháp đều cần thiết đối với quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

CBQL, GV đánh giá biện pháp “Huy động các lực lượng giáo dục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ thông tin cho các trường trung học cơ sở” (2.91 điểm) là cần thiết nhất, bởi để tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ trình độ, kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên trong dạy học Ngữ văn.

CBQL, GV đánh giá biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ trình độ, kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên trong dạy học Ngữ văn” (2.85 điểm).

CBQL, GV đánh giá biện pháp “Tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn” (2.82 điểm).

CBQL, GV đánh giá biện pháp “Chỉ đạo tăng cường các hoạt động thi đua khen thưởng khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong dạy học Ngữ văn” (2.81 điểm).

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất



TT


Các biện pháp

Mức độ khả thi


ĐTB

Khả thi

Ít khả thi

Không

khả thi

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ


1

Tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng

dạy học môn Ngữ Văn


112


93.3%


8


6.7%


0


0.0%


2.93


22

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ trình độ, kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên

trong dạy học Ngữ văn


110


91.7%


10


8.3%


0


0.0%


2.92


3

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT

vào dạy học môn Ngữ văn


102


85.0%


18


15.0%


0


0.0%


2.85


4

Huy động các lực lượng giáo dục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ thông tin cho các trường trung học cơ

sở


106


88.3%


14


11.7%


0


0.0%


2.88


5

Chỉ đạo tăng cường các hoạt động thi đua khen thưởng khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong dạy học Ngữ

văn


99


82.5%


21


17.5%


0


0.0%


2.83

Kết quả số liệu cho thấy, các biện pháp đều khả thi đối với quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

CBQL, GV đánh giá biện pháp “Tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn” (2.93 điểm).

CBQL, GV đánh giá biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ trình độ, kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên trong dạy học Ngữ văn” (2.92 điểm).

CBQL, GV đánh giá biện pháp “Huy động các lực lượng giáo dục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ thông tin cho các trường trung học cơ sở” (2.88 điểm).

CBQL, GV đánh giá biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Ngữ văn” (2.85 điểm).

CBQL, GV đánh giá biện pháp “Chỉ đạo tăng cường các hoạt động thi đua khen thưởng khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong dạy học Ngữ văn” (2.83 điểm).

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đều cần thiết và khả thi, cần áp dung đồng bộ các biện pháp này vào quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên.

Tiểu kết chương 3


Căn cứ vào lý luận và khảo sát thực trạng, trong chương 3 chúng tôi đề xuất các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ trình độ, kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên trong dạy học Ngữ văn.

Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Ngữ văn.

Biện pháp 4: Huy động các lực lượng giáo dục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ thông tin cho các trường trung học cơ sở.

Biện pháp 5: Chỉ đạo tăng cường các hoạt động thi đua khen thưởng khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong dạy học Ngữ văn.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đều cần thiết và khả thi khi áp dụng vào thực tiễn và đặc điểm tình hình các trường THCS thành phố Thái Nguyên.

KẾT LUẬN


1. Kết luận

Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn đã tạo ra một môi trường giáo dục hiện đại, có tính tương tác cao; kích thích hứng thú và khả năng ghi nhớ, tri giác, tư duy của HS, giúp GV có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập, khai thác các nguồn tư liệu đa phương tiện phù hợp với các nội dung dạy học môn Ngữ văn ở cấp THCS.

Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS gồm: soạn giáo án bằng các phần mềm soạn thảo chuyên dụng; GV sử dụng các phần mềm hỗ trợ đa phương tiện để biên tập ảnh, xây dựng các video, câu chuyện bằng hình ảnh; Giáo viên ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu thông qua các công cụ tìm kiếm trên internet hoặc tìm kiếm trên các website thư viện bài giảng; GV ứng dụng CNTT tham gia học tập các khóa học trực tuyến về dạy học Ngữ văn. Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS gồm: Năng lực quản lý của CBQL; Năng lực chuyên môn của giáo viên; Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên Ngữ văn; Hà tầng CNTT…

Hoạt động quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã đạt được các kết quả nhất định, GV đã sử dụng phương tiện CNTT trong các giờ lên lớp với số đông học sinh và kết hợp sử dụngbảng đen, phấn trắng, thước kẻ…giúp cho bài giảng sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn HS. CBQL của các trường THCS đã quan tâm chỉ đạo GV ứng dụng CNTT dạy học. CBQL GV luôn nhận thức và thực hiện nghiêm túc công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực theo kế hoạch của Phòng GDĐT thành phố Thái Nguyên. Các trường còn tham gia tích cực các phong trào thi đua, cuộc thi ứng dụng CNTT trong dạy học trên mạng internet.

Tuy nhiên, một bộ phận GV chưa thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giảng dạy một phần do năng lực tin học còn hạn chế, khả năng nắm bắt và tiếp cận phần mềm mới chưa kịp thời. Một số GV chưa thực sự chủ động thiết kế giáo án ứng dụng CNTT mà còn lệ thuộc vào kho tư liệu ở trên mạng hoặc các bài giảng có sẵn của đồng nghiệp, chưa thực sự chủ động cập nhật phần mềm hỗ trợ, ứng dụng mới trong thiết kế bài giảng. Trong những năm trở lại đây, các trường tuy đã chú trọng đầu tư hạ tầng, ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học nhưng vẫn còn một số trường vùng ngoại thành vẫn chưa thực sự hiện đại hóa cơ sở vật chất.

Để nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ trình độ, kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên trong dạy học Ngữ văn.

Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Ngữ văn.

Biện pháp 4: Huy động các lực lượng giáo dục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ thông tin cho các trường trung học cơ sở.

Biện pháp 5: Chỉ đạo tăng cường các hoạt động thi đua khen thưởng khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong dạy học Ngữ văn.

Năm biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau nên khi triển khai cần được thực hiện đồng bộ. Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia cho thấy: các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn các trường THCS thành phố Thái Nguyên.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Phòng GDĐT

Phòng GDĐT tham mưu với UBND thành phố bổ sung, hoàn thiện về đội ngũ nhà giáo ở các cơ sở giáo dục.

Tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo về công tác ứng dụng CNTT vào dạy học.

Lập kế hoạch tuyên truyền về tác dụng của dạy học sử dụng CNTT trong dạy học.

Khuyến khích viết bài, tuyên truyền những tiết dạy học, các kinh nghiệm sử dụng CNTT trong dạy học bộ môn Ngữ văn.

Đảm bảo cơ sở vật chất về CNTT để giáo viên tiếp cận, khai thác, sử dụng.

Bố trí thời gian dành cho việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đào tạo và bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng.

2.2. Với các trường THCS thành phố Thái Nguyên

Nâng cao nhận thức cuho đội ngũ CBQL và GV về ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn.

CBQL các trường tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí nhằm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ dạy học.

Cải tiến chính sách thi đua khen thưởng để động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên có nhiều đóng góp và học sinh có thành tích cao trong học tập.

CBQL chỉ đạo trang bị cho mỗi tổ chuyên môn một máy tính, một đèn chiếu ở phòng học bộ môn để giáo viên chủ động thực hiện thường xuyên (tránh tình trạng trong một tiết day giáo viên nào cũng muốn sử dụng).

Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên kĩ năng soạn giảng bài giảng điện tử cho giáo viên.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí