Đánh Giá Năng Lực Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học


THCS Phạm Sư Mệnh thị xã Kinh Môn tỉnh Hải Dương, cô phát biểu: “CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học rất hiệu quả, nhưng điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, mặt khác giáo viên lớn tuổi tiếp cận với CNTT còn gặp nhiều khó khăn, có tâm lí ngại ứng dụng CNTT trong dạy học, vẫn chủ yếu dạy học theo phương pháp truyền thống”.

Dựa vào các biểu hiện về năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học, NCS xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến để khảo sát. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học



Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc

1. Kiến thức về CNTT và kĩ năng cập nhật kiến

thức về CNTT


287


153


88


39

3,21

2


671


342


189


98

3,22

2

2. Kĩ năng sử dụng máy

tính

293

147

91

36

3,23

1

687

324

203

86

3,24

1

3. Kĩ năng khai thác và

sử dụng mạng Internet

280

156

80

51

3,17

3

650

296

243

71

3,21

3

4. Kĩ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử

236

189

89

53

3,07

4

623

287

289

101

3,10

4

5. Kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học


150


167


146


104

2,64

5


430


326


370


174

2,78

5

6. Kĩ năng sử dụng các thiết bị CNTT vào các giờ dạy/nội dung dạy học

cụ thể


135


185


140


107


2,61

6


402


326


380


192


2,72

6


X





2,98





3,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.


Sự tương quan về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thể hiện trong biểu đồ sau:


Biểu đồ 2 1 Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 1

Biểu đồ 2.1. Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở

Điểm trung bình đối với cán bộ quản lí 2,98/4 và đối với giáo viên 3,05/4 đều ở ở mức khá. Tuy nhiên, trong kĩ năng ứng dụng CNTT thì kĩ năng sử dụng máy tính xếp thứ nhất; tiếp theo là kĩ năng cập nhật kiến thức về CNTT, cuối cùng là kĩ năng sử dụng các thiết bị CNTT. Từ thực tế này cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên không chỉ sử dụng được máy tính mà còn phải biết khai thác các phần mềm, các chương trình hỗ trợ dạy học, nhất là dạy học online, dạy học đa phương tiện.

Trao đối với ông H.V.Đ phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Bình Giang ông cho biết: “Kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên trường THCS hiện còn hạn chế, phòng Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo các trường, đã tổ chức tập huấn để giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên hoạt động này còn hạn chế, mới mang tính phong trào và chủ yếu thể hiện trong những đợt hội giảng hoặc ở những tiết có người dự giờ”.

Theo kết quả tự đánh giá thì trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên là khá tốt nhưng vẫn còn số lượng ở mức độ trung bình, thậm chí vẫn còn có mức độ


yếu. Do đó, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên THCS trong giai đoạn hiện nay là nhu cầu cấp thiết.

2.3.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quá trình dạy học của giáo viên trung học cơ sở tỉnh Hải Dương

NCS đã tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên THCS. Kết quả khảo sát với 1867 phiếu và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quá trình dạy học của giáo viên trung học cơ sở tỉnh Hải Dương


Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc

1. Ứng dụng CNTT trong soạn giáo án, tài

liệu, đề thi …


265


189


75


38

3,20

3


286


310


201


92

3,23

3

2. Sử dụng các phần mềm quản lí kết quả

học tập của học sinh.


323


173


46


25

3,40

1


758


358


149


35

3,41

1

3. Truy cập Internet để

khai thác tài liệu, tài nguyên dạy học.


236


158


124


49

3,02

5


625


287


255


135

3,08

4

4. Thiết kế và sử dụng giáo án điện tử

155

165

146

101

2,66

8

367

323

380

230

2,64

8

5. Khai thác các trang web hỗ trợ sử dụng

CNTT trong dạy học.


213


128


134


92

2,81

6


536


239


334


191

2,86

6

6. Trao đổi thông tin dạy học qua Email.


323


148


54


32

3,37

2


673


402


171


54

3,30

2

7. Sử dụng CNTT trong

kiểm tra, đánh giá học sinh.


231


201


96


39

3,10

4


536


402


280


82

3,07

5

8. Tham gia hoạt động chuyên môn dưới hình

thức trực tuyến.


163


164


142


98

2,69

7


415


320


380


185

2,74

7


X





3.03





3,04


Biểu đồ 2 2 Tổng hợp ý kiến về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin 2


Biểu đồ 2.2. Tổng hợp ý kiến về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu qquá trình dạy học của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Đa số giáo viên cho rằng việc ứng dụng CNTT đã hỗ trợ nhiều mặt trong dạy học như: soạn thảo văn bản (giáo án, tài liệu, đề thi...); tính toán, xử lí điểm cho học sinh; truy cập Internet, sưu tầm tài liệu; thiết kế và sử dụng giáo án điện tử; trao đổi thông tin qua thư điện tử (email); sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá học sinh; tham gia mạng lưới chuyên môn trực tuyến của nhà trường của phòng GD&ĐT.

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Sử dụng phần mềm quản lí kết quả học tập của học sinh” với điểm trung bình 3,40/4 (đối với cán bộ quản lí) và 3,41/4 (đối với giáo viên). Hiện nay, 100% các trường THCS tỉnh Hải Dương đều sử dụng phần mềm quản lí trường học trực tuyến, phần mềm đó bao gồm: quản lí hồ sơ học sinh, quản lí kết quả học tập; sổ liên lạc điện tử … hình thức quản lí này đã góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn và quản lí nhà trường.

Nội dung trao đổi thông tin dạy học qua thư điện tử được thực hiện tương đối tốt với điểm trung bình đạt 3,37/4 (đối với cán bộ quản lí) và 3,30/4 (đối vơi giáo viên). Việc sử dụng thư điện tử giúp giáo viên trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, chia sẻ bài giảng, bài tập và trả lời thắc mắc của học sinh.


Nội dung ứng dụng CNTT trong soạn thảo văn bản (giáo án, tài liệu, đề thi, nghiên cứu khoa học) được cán bộ quản lí và giáo viên đánh giá với mức điểm trung bình 3,20/4 (đối với cán bộ quản lí) và 3,23/4 (đối với giáo viên), trong đó tỉ lệ thực hiện tốt chiếm 52,8%, tỉ lệ yếu chỉ có 7,1%. Soạn giảng trên máy tính là yêu cầu bắt buộc với giáo viên, tuy nhiên việc thực hiện chưa đồng đều và hiệu quả còn thấp, một số giáo viên lớn tuổi tâm lí e ngại, năng lực CNTT hạn chế nên chưa chủ động trong soạn giáo án điện tử, biên soạn đề thi.

Nội dung truy cập Internet. Đa số giáo viên đã biết khai thác mạng để sưu tầm tài liệu, vào các trang web giáo dục để tham gia các diễn đàn, tải các chương trình phần mềm, bài giảng, giáo án điện tử ... Tuy nhiên, việc giáo viên đăng ký làm thành viên của các website giáo dục còn ít (chiếm hơn 30,8%).

Sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá học sinh đạt điểm trung bình 3,10/4 (đối với cán bộ quản lí) và 3,07/4 (đối với giáo viên). Thực tế, trong công tác dạy học ở các trường hiện nay, 100% giáo viên phải thực hiện biên soạn đề kiểm tra theo ma trận, đòi hỏi giáo viên phải kĩ năng và thao tác thực hiện trên máy tính, một số trường xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm. Việc ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc này còn ít được giáo viên thực hiện. Bởi vì, muốn làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng thành thạo phần mềm thi trắc nghiệm, đồng thời nhà trường phải có đủ máy tính để học sinh làm bài kiểm tra. Hai điều kiện này không phải lúc nào nhà trường cũng đáp ứng được.

Nội dung thiết kế và sử dụng giáo án điện tử (PowerPoint, E-Learning) được sử dụng thấp nhất, điểm trung bình: 2,66/4 (đối với cán bộ quản lí) và 2,64/4 (đối với giáo viên). Phần mềm mà giáo viên sử dụng nhiều nhất để thiết kế giáo án điện tử là Microsoft PowerPoint. Đây là phần mềm dễ sử dụng và phổ biến, đơn giản trong việc trình diễn đối với giáo viên.

Để minh họa cho kết quả thu được ở trên, NCS tiến hành phỏng vấn ông L.V.V, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương ông cho biết: “Sở Giáo dục


và Đào tạo đã chỉ đạo hướng dẫn cho giáo viên sử dụng một số phần mềm trong dạy học, và coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên. Giáo viên THCS đa số sử dụng ứng dụng CNTT trong trao đổi thông tin và tài liệu dạy học, việc ứng dụng CNTT trong quản lí kết quả học tập của học sinh được đánh giá mức độ cao nhất, lí do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương đã sớm triển khai mô hình này”.

2.3.4. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin

Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị CNTT phục vụ việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS ở tỉnh Hải Dương. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.10. Thống kê máy tính, phòng máy


STT

TP/HUYỆN

Số

trường

Số phòng

máy tính

Số máy

tính

Tỉ lệ % phòng học

có thiết bị CNTT

1

TP Hải Dương

32

32

926

90,4

2

Bình Giang

19

20

721

86,1

3

Cẩm Giàng

20

22

659

82,5

4

Thanh Hà

21

23

744

81,3

5

Kinh Môn

24

27

713

77,8

6

Nam Sách

20

25

821

82,1

7

TP Chí Linh

19

28

965

88,6

8

Kim Thành

18

20

677

84,7

9

Thanh Miện

18

18

667

79,7

10

Gia Lộc

22

20

701

77,6

11

Tứ Kỳ

25

22

661

75,3

12

Ninh Giang

29

27

812

80,3

TỔNG CỘNG

260

284

9067

82,2


Qua tham khảo ý kiến của cán bộ quản lí và giáo viên cho thấy, các phòng máy được trang bị khá hiện đại, công suất hoạt động được khai thác tối đa và luôn được bảo dưỡng. Việc bồi dưỡng cho giáo viên để phát triển năng lực sử dụng máy tính đã và đang được các trường quan tâm. Tuy nhiên chất lượng, cấu hình máy móc còn là vấn đề mà các trường cần phải quan tâm và đầu tư, nhiều trường có máy tính không hoạt động được, chưa đáp ứng với thực tiễn. Vấn đề đặt ra là phải cung cấp đầy đủ thiết bị cho giáo viên.


Bên cạnh việc đầu tư phòng máy tính thì các phòng học cũng được lắp đặt các thiết CNTT như máy chiếu cùng với máy tính kết nối mạng Internet, giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Bảng 2.11. Đánh giá hạ tầng, thiết bị, sách, tài liệu phục vụ cho dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.


Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường

Đầy đủ


TB


Thiếu

Rất thiếu


X

Thứ

bậc

Đầy đủ


TB


Thiếu

Rất thiếu


X

Thứ

bậc

1. Hạ tầng, thiết bị

CNTT (Máy tính, máy chiếu…)


136


153


153


125

2,53

2


430


360


280


230

2,76

2

2. Sách, tài liệu về

CNTT trong thư viện

194

265

76

32

3,10

1

627

365

210

98

3,17

1


X





2,82





2,97


Biểu đồ 2 3 Đánh giá hạ tầng thiết bị sách tài liệu phục vụ cho 3


Biểu đồ 2.3. Đánh giá hạ tầng, thiết bị, sách, tài liệu, ... phục vụ cho dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.

Qua khảo sát cho thấy, việc đầu tư trang bị hạ tầng, thiết bị CNTT của các trường chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước (260/260 trường, chiếm 100%). Tuy nhiên, ngoài nguồn ngân sách nhà nước nhiều trường đã huy động kinh phí từ xã hội hoá. Những trường huy động được kinh phí xã hội hoá thì hạ tầng và thiết bị


CNTT của trường đó khá tốt, đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên.

Về hạ tầng, thiết bị CNTT: Tất cả các trường đều có trang bị máy tính, phòng máy tính nối mạng nội bộ và kết nối Internet để phục vụ việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

+ Trường thấp nhất có 1 phòng máy, trường cao nhất có 3 phòng máy.

+ Các trường đều có phòng học trang bị đồng bộ hệ thống máy tính, máy chiếu hoặc màn hình ti vi cỡ lớn phục vụ dạy học có ứng dụng CNTT, các trường THCS chất lượng cao trong tỉnh đều có ít nhất 3 phòng máy tính phục vụ cho dạy và học.

Về sử dụng phần mềm tin học: Các trường dùng phổ biến nhất là phần mềm PowerPoint phục vụ cho việc soạn giáo án trình chiếu, ngoài ra các trường còn dùng Microft Form để soạn đề trắc nghiệm, dùng Microsft Teams để tổ chức dạy học onnile. Có nhiều trường mua phần mềm bản quyền phục vụ dạy học bộ môn như phần mềm trộn đề thi, chấm thi trắc nghiệm, phần mềm biên tập video …

Theo đánh giá của BGH thì hạ tầng, thiết bị CNTT, sách, tài liệu ... về CNTT trong thư viện chỉ đáp ứng việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở mức độ trung bình.

Qua trao đổi với giáo viên H.H.N trường THCS Nguyễn Lương Bằng huyện Thanh Miện cho biết: “Về thiết bị như sách, giáo án và các tài liệu phục vụ cho ứng dụng CNTT trong thư viện các nhà trường được quan tâm mua sắm đầy đủ, đối với máy tính, máy chiếu vẫn còn thiếu nhiều chưa đáp ứng với yêu cầu. Đây là vấn đề rất thực tế vì kinh phí mua tài liệu phục vụ dạy học như đĩa CD, sách điện tử, các tài liệu số rẻ hơn kinh phí để mua máy tính, máy chiếu và các thiết bị thông minh khác”. Trong quá trình sử dụng, do chưa thành thạo về kĩ thuật nên dẫn đến tình trạng máy móc hư hỏng nhiều, hàng năm bỏ ra rất nhiều kinh phí để sửa chữa và nâng cấp, từ đó nên anh hưởng đến chi phí cho các hoạt động chuyên môn khác.

Ngày đăng: 13/07/2022