1 | - Nhận ra và phân loại được các số đặc trưng cho mẫu, cho tổng thể và tham số cần ước lượng, tham số liên quan đến kiểm định. - Áp dụng trực tiếp các công thức, thủ tục đã cho để xác định ước lượng điểm, ước lượng khoảng tin cậy cho tham số cụ thể. |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp 2: Cập Nhật Nội Dung Kiến Thức Trong Giáo Trình Gt V
- Giải Pháp 3: Khai Thác Ứng Dụng Của Công Cụ Công Nghệ Thúc Đẩy Khả Năng Tự Học Của Sinh Viên
- Quy Trình Toán Học Hóa Của Oecd/pisa (2009) Trong Đó:
- Liệt Kê 14 Vấn Đề Có Bối Cảnh Lâm Sàng Y Học
- Ma Trận Đề Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Sltkyh (Ma Trận 2)
- Phân Tích Kết Quả Thực Nghiệm Đối Với Bài Kiểm Tra Test 2:
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
4.3.3. Thang đánh giá năng lực SLTKYH Dự đoán
Năng lực SLTKYH Dự đoán có thể được tóm tắt bởi bốn thành tố then chốt là:
- Xác định sự tồn tại một mối liên hệ giữa các biến, đánh giá mức độ liên kết giữa các biến.
- Mô tả về mối liên hệ giữa các biến: Mô tả được dựa trên một mô hình giả định về mối liên hệ, với ít nhất một biến là một biến độc lập, nghĩa là yếu tố nguyên nhân giả định, dự đoán kết quả và ít nhất là một biến phụ thuộc, yếu tố kết quả dự đoán. Mô hình này có thể mô tả sự phù hợp, mối liên hệ tốt hoặc kém, sự phù hợp của mô hình là tốt như thế nào. Nếu mô hình không đầy đủ, có thể tìm kiếm một mô hình phù hợp khác mô tả mối liên hệ này tốt hơn.
- Kiểm định về chất lượng của việc mô tả mối liên hệ giữa các biến: sử dụng các kết quả kiểm định để đánh giá bản chất của mối liên hệ đó.
- Dự đoán giá trị các kết quả dựa trên các giá trị nguyên nhân: khi mô hình được quyết định dựa trên sự hiểu biết về các yếu tố vật lý hay sinh lý cơ bản tạo ra mối liên hệ, hồi qui cho phép dự đoán giá trị của kết quả phát sinh từ một chỉ số lâm sàng cụ thể về biến độc lập.
Như vậy, năng lực SLTKYH Dự đoán có liên quan đến các kỹ năng suy luận về tính không chắc chắn, suy luận về mối liên hệ. Thang đánh giá năng lực này được chúng tôi mô tả cụ thể trong Bảng 4.4 dưới đây.
Bảng 4.4. Thang đánh giá năng lực SLTKYH Dự đoán
Mức độ | Mô tả về nhiệm vụ | |
- Giải thích các quá trình thống kê và có thể giải thích một cách | ||
Phản ánh | 6 | đầy đủ, sâu sắc các kết quả thống kê khi xem xét mối liên hệ giữa các biến, đưa ra dự đoán về các biến. |
- Sử dụng mức tư duy bậc cao và các kĩ năng suy luận trong bối |
cảnh thống kê để tạo nên các biểu diễn toán học cho các tình huống thực tế y học. - Sử dụng sự hiểu biết sâu sắc, sự phản ánh và lập luận để giao tiếp chính xác các kết quả. | ||
5 | - Áp dụng việc hiểu sâu sắc các kiến thức thống kê liên quan phân tích tương quan, phân tích hồi qui tuyến tính đơn biến và đa biến trong các tình huống nghiên cứu y học phức tạp theo nghĩa nào đó là có cấu trúc và biểu diễn toán học phần nào thể hiện rò. - Sử dụng sự thấu hiểu suy luận để lý giải thông tin đã cho, kiểm chứng và lý giải một kết quả đã cho về mối liên hệ giữa các biến trong một bối cảnh thực tế y học. - Lập hay làm việc hiệu quả với các giả thuyết cho một tình huống thực tế y học, với những mô hình phức tạp. - Phản ánh các hoạt động của mình, thành lập và giao tiếp các lý giải, suy luận. | |
Liên kết | 4 | - Áp dụng việc hiểu các khái niệm then chốt như hệ số tương quan, số chặn và hệ số hồi qui, hệ số xác định, mô hình hồi qui đơn biến, đa biến để mô tả, lý giải về mối liên hệ giữa các biến thông qua tập dữ liệu. - Sử dụng lập luận để giải thích các quá trình thống kê và giải thích đầy đủ các kết quả thống kê: lý giải tính hợp lý của các kết quả về mối quan hệ giữa các biến; lý giải tính hợp lý của phương trình hồi qui được thiết lập; đưa ra dự đoán về biến kết cục dựa vào biến dự đoán. - Kiến tạo và giao tiếp các giải thích, lập luận: Lý giải lời văn bao gồm trong một tình huống khoa học không quen thuộc; chuyển mô tả bằng lời văn thành các bài toán thống kê. |
3 | - Giải thích thông tin và dữ liệu. Liên kết các nguồn thông tin khác nhau. Chuyển đổi thông tin từ dạng này sang dạng khác, từ một khái niệm này sang khái niệm khác. - Giải thích ý nghĩa các khái niệm, công thức về hệ số tương quan, số chặn và hệ số hồi qui, hệ số xác định, hệ số xác định, mô |
hình hồi qui tuyến tính đơn biến, đa biến, hàm hồi qui mẫu. Giải thích điểm khác biệt giữa tương quan và hồi qui. - Dùng suy luận cơ bản với những khái niệm thống kê đơn giản trong mô tả mối liên hệ giữa các biến. Hình thành một lập luận từ một bài toán cụ thể có bối cảnh y học. - Chọn và áp dụng các phương án để giải quyết vấn đề đơn giản theo phương pháp phân tích tương quan, hồi qui tuyến tính đơn biến hay đa biến. | ||
Tái tạo | 2 | - Truy hồi lại được các công thức, thuật toán, quy tắc, quy ước trong phân tích hồi qui tuyến tính, phân tích tương quan: công thức xác định hệ số tương quan Pearson; mô hình hồi qui tuyến tính đơn biến, đa biến; ước lượng của các tham số trong mô hình hồi qui, hàm hồi qui mẫu; các giả định đảm bảo tính hợp lý. - Giải thích hay đọc các kết quả của một thủ tục thống kê đơn giản áp dụng trong tình huống không đòi hỏi nhiều hơn sự kết luận trực tiếp: đọc kết quả thủ tục kiểm định tương quan Pearson, Spearman; đọc kết quả thủ tục kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi qui; đọc kết quả thủ tục kiểm tra các giả định trong phân tích tương quan; đọc các biểu đồ phân tán trong phân tích phần dư để kiểm tra các giả định trong phân tích hồi qui. - Thực hiện quy trình, thuật toán đơn giản trong phân tích hồi qui tuyến tính, phân tích tương quan trong bối cảnh y học tương tự, quen thuộc. |
1 | - Áp dụng trực tiếp các công thức, thuật toán đã cho để xác định ước lượng của các tham số trong mô hình hồi qui (số chặn và độ dốc hay hệ số hồi qui, hệ số xác định, hệ số tương quan đối với mẫu thực nghiệm đơn giản. - Nhớ lại ý nghĩa hệ số tương quan, các tham số của mô hình hồi qui, hệ số xác định để nhận xét về mối liên hệ giữa các biến thông qua tập dữ liệu. - Nhận ra mối liên hệ giữa các biến thông qua bảng số liệu, biểu đồ phân tán. |
4.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực Suy luận thống kê y học của SV khi giải quyết vấn đề thực tế
4.4.1. Căn cứ để xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực Suy luận thống kê y học Để xây dựng bộ câu hỏi đánh giá năng lực SLTKYH của SV, chúng tôi căn cứ
trên các thang đánh giá, bản đồ mục tiêu môn học và nghiên cứu cơ sở lý thuyết liên
quan đến việc biên soạn các loại câu hỏi đánh giá trong giáo dục.
4.4.1.1. Thang đánh giá và bản đồ mục tiêu môn học
Thang đánh giá năng lực tổng quát và các năng lực Mô tả, Giải thích, Dự đoán được mô tả cụ thể trong Bảng 2.8, Bảng 4.2, Bảng 4.3 và Bảng 4.4, là một căn cứ quan trọng để chúng tôi xây dựng các câu hỏi đánh giá. Căn cứ tiếp theo để xây dựng các câu hỏi đánh giá là Bản đồ mục tiêu môn học mà chúng tôi đã đề xuất (Bảng 3.12), với 5 mục tiêu môn học và 29 MTBG, trong đó liên quan đến TKYH có 21 mục tiêu tương ứng với 5 BG. Theo thang đánh giá năng lực SLTKYH, mỗi mục tiêu được chúng tôi xác định tương ứng với một cụm năng lực SLTKYH như trong Bảng 4.5 dưới đây.
Bảng 4.5. Mục tiêu bài giảng tương ứng với các mức Suy luận thống kê y học
Mục tiêu bài giảng | Mức SLTKYH | |
MT1. Ứng dụng các phương pháp xác suất khách quan, xác suất chủ quan để xác định khả năng xảy ra của các yếu tố bất định trong y khoa (mắc bệnh, tử vong, khỏi bệnh, kết quả xét nghiệm...), để đánh giá xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc, diễn giải kết quả chẩn đoán. | MTBG1.1. Mô tả phép thử, biến cố, quan hệ giữa các biến cố, định nghĩa xác suất và các quy tắc tính toán xác suất. | Tái tạo |
MTBG1.2. Ứng dụng xác suất xác định độ nhạy, độ đặc hiệu để đánh giá xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc; xác định giá trị tiên đoán dương, âm và diễn giải các kết quả chẩn đoán. | Liên kết | |
MTBG1.3. Ứng dụng các công thức tính xác suất để xác định khả năng xảy ra của các biến cố thường gặp trong y khoa (mắc bệnh, tử vong, khỏi bệnh, kết quả xét nghiệm...). | Phản ánh |
MTBG2.1. Xác định biến ngẫu nhiên rời rạc, liên tục và mô tả quy luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên. | Tái tạo | |
MTBG2.2. Xác định và giải thích ý nghĩa các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên. | Liên kết | |
MTBG2.3. Ứng dụng mô hình các phân phối lý thuyết thông dụng (bao gồm phân phối nhị thức, phân phối Poisson, phân phối chuẩn) để giải thích quy luật các hiện tượng thực tế y học. | Liên kết | |
MTBG2.4. Mô tả ý nghĩa và ứng dụng của luật số lớn (định lý giới hạn trung tâm). | Liên kết | |
MTBG2.5. Giải thích mô hình phân phối xác suất của một tập dữ liệu của một biến ngẫu nhiên trong sinh y học (các chỉ số về cơ thể người như chiều cao, cân nặng, huyết áp, hàm lượng Glucose...). | Phản ánh | |
MT3. Áp dụng việc hiểu về các ý tưởng thống kê quan trọng như phân phối, vị trí trung tâm, độ rộng, độ phân tán, sự không chắc chắn, tính ngẫu nhiên và việc chọn mẫu trong tình huống thực tế y học. | MTBG3.1. Xác định biến số nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chọn mẫu. | Tái tạo |
MTBG3.2. Mô tả việc thu thập, sắp xếp, tổ chức, trình bày mẫu dữ liệu bằng các bảng, biểu đồ. | Tái tạo | |
MTBG3.3. Xác định các đặc trưng mẫu, đặc điểm phân phối tần suất mẫu thực nghiệm. | Tái tạo | |
MTBG3.4. Mô tả được ý nghĩa của các thuật ngữ, các ký hiệu thống kê. Nhận ra và có thể giải thích các biểu diễn của tập dữ liệu. | Liên kết | |
MTBG3.5. Áp dụng việc hiểu quá trình lấy mẫu và các phân phối lấy mẫu bao gồm phân phối của các Thống kê mẫu: Trung bình mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, tần suất mẫu trong tình huống thực tế y học. | Phản ánh |
MTBG4.1. Xác định khoảng tin cậy cho các tham số trung bình, tỉ lệ của tổng thể. | Tái tạo |
MTBG4.2. Mô tả khoảng tin cậy cho giá trị trung bình, tỉ lệ dựa trên ý tưởng của quá trình khoảng tin cậy được suy diễn từ dữ liệu mẫu. | Liên kết |
MTBG4.3. Giải thích hay đọc được kết quả của thủ tục thống kê. Giải thích các quá trình thống kê và có thể giải thích một cách đầy đủ các kết quả thống kê. Giải thích tại sao một kết luận là hợp lý, có sơ sở đối với bài toán ước lượng tham số. | Liên kết |
MTBG4.4. Ứng dụng phương pháp ước lượng tham số để giải quyết vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học. | Phản ánh |
MTBG5.1. Xây dựng các giả thuyết thống kê liên quan đến tham số (trung bình, tỉ lệ, phương sai) từ một vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học. | Liên kết |
MTBG5.2. Giải thích quy tắc chọn test thống kê phù hợp từng bài toán cơ bản của thống kê liên quan đến tham số (trung bình, tỉ lệ, phương sai). | Liên kết |
MTBG5.3. Giải thích hay đọc được kết quả của thủ tục thống kê. Giải thích các quá trình thống kê và có thể giải thích một cách đầy đủ các kết quả thống kê. Giải thích tại sao một kết luận là hợp lý, có sơ sở đối với bài toán kiểm định giả thuyết thống kê liên quan đến tham số. | Liên kết |
MTBG5.4. Ứng dụng kiểm định giả thuyết thống kê liên quan đến tham số để giải quyết vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học, đưa ra khuyến nghị trong y học. | Phản ánh |
MTBG6.1. Xây dựng các giả thuyết thống kê liên quan đến vấn đề nghiên cứu liên quan đến sự phù hợp, tính độc lập giữa hai biến định tính. | Liên kết | |
MTBG6.2. Giải thích quy tắc chọn test thống kê phù hợp từng bài toán cơ bản của thống kê liên quan đến sự phù hợp, tính độc lập giữa hai biến định tính. | Liên kết | |
MTBG6.3. Giải thích hay đọc được kết quả của một thủ tục thống kê. Giải thích các quá trình thống kê và có thể giải thích một cách đầy đủ các kết quả thống kê. Giải thích tại sao một kết luận là hợp lý, có sơ sở đối với bài toán kiểm định giả thuyết thống kê liên quan sự phù hợp, tính độc lập giữa hai biến định tính. | Liên kết | |
MTBG6.4. Ứng dụng kiểm định giả thuyết thống kê liên quan đến sự phù hợp, tính độc lập giữa hai biến định tính để giải quyết vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học, đưa ra khuyến nghị trong y học. | Phản ánh | |
MT5. Ứng dụng phương pháp hồi qui và tương quan để dự đoán mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau trong y học. | MTBG7.1. Xác định mô hình hồi qui tuyến tính mẫu với tập dữ liệu, hệ số tương quan, hệ số xác định. | Tái tạo |
MTBG7.2. Giải thích hay đọc kết quả của thủ tục kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi qui mẫu. | Liên kết | |
MTBG7.3. Giải thích mức độ dự đoán biến kết cục dựa vào biến dự đoán. | Liên kết | |
MTBG7.4. Dự đoán giá trị biến kết cục bởi biến dự đoán và ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học, đưa ra khuyến nghị trong y học. | Phản ánh |
4.4.1.2. Các loại câu hỏi và một số nguyên tắc khi biên soạn câu hỏi
a) Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là loại câu hỏi mà một số phương án trả lời đã được cung cấp sẵn, trong đó chỉ có một phương án là đúng và yêu cầu phải chỉ ra được phương án đúng đó. Nếu yêu cầu viết câu trả lời thì đó là những thông tin hết sức ngắn và duy nhất đúng. Để xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ, người ta thường sử dụng các dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (NLC), câu hỏi điền khuyết, câu hỏi ghép đôi và câu hỏi đúng/sai (Nguyễn Thị Lan Phương, 2007).
Đối với câu hỏi NLC, cấu trúc của câu hỏi có thể được chia làm hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn. Susan & David (2001), hướng dẫn cách viết câu hỏi NLC trong lượng giá y khoa như sau: Phần dẫn bao gồm Câu bối cảnh, Câu lệnh hay Câu dẫn; Phần lựa chọn hay các phương án trả lời bao gồm Câu trả lời đúng hay đúng nhất và các Câu nhiễu. Nghiên cứu một số nguyên tắc và hướng dẫn khi viết câu hỏi NLC, chúng tôi rút ra một số lưu ý khi viết câu hỏi NLC phục vụ cho nghiên cứu của chúng tôi về đánh giá năng lực SLTKYH của SV y khoa như sau:
- Câu hỏi NLC nên xây dựng với mục đích kiểm tra ứng dụng kiến thức bằng cách sử dụng các bối cảnh thực nghiệm hay lâm sàng. Phần dẫn phải tạo căn bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rò ràng giúp SV hiểu rò câu trắc nghiệm muốn hỏi điều gì. Đảm bảo phần cần hỏi có thể được trả lời dựa trên sự hiểu biết về TKYH, không đòi hỏi các kiến thức lâm sàng bệnh học. Câu bối cảnh có khả năng gợi nhớ kiến thức, câu dẫn yêu cầu khả năng ứng dụng kiến thức.
- Phần lựa chọn gồm 4 hoặc 5 phương án, trong đó chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại gọi là nhiễu. Nếu sử dụng trường hợp chỉ có một phương án đúng thì các phương án nhiễu phải sai và được thiết kế dựa trên những lỗi thông thường mà SV hay mắc phải. Nếu sử dụng trường hợp có một phương án đúng nhất thì các phương án nhiễu cũng phải đúng nhưng không đầy đủ. Các phương án lựa chọn phải tương tự về mặt cấu trúc và độ dài bởi vì một phương án dài hơn hoặc ngắn hơn có thể thu hút sự chú ý của SV.