nối Internet. Có đủ phòng học bộ môn, phòng học đa phương tiện (Multimedia), phần mềm dạy học và các thiết bị CNTT khác.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên sử dụng CNTT trong dạy học một cách thường xuyên và hiệu quả. Nếu quan tâm đầu tư CSVC, thiết bị CNTT, phần mềm dạy học thì chắc chắn rằng giáo viên sẽ có cơ hội sử dụng CNTT một cách thường xuyên. Công tác quản lí về CSVC, thiết bị CNTT phải được thực hiện đồng bộ từ việc xây dựng, sử dụng đến khâu bảo quản. Hiệu trưởng có kế hoạch xây dựng và bổ sung CSVC, thiết bị CNTT đảm bảo đầy đủ và hiện đại. Việc đầu tư phải phù hợp với thực tế, hiệu quả tránh lãng phí và hình thức. Xây dựng quy trình về sử dụng và bảo quản CSVC, thực hiện việc bảo quản, bảo trì hệ thống theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng cơ chế động viên khuyến khích cho tập thể và cá nhân có thành tích trong việc ứng dụng CNTT. Động viên, hỗ trợ giáo viên còn gặp khó khăn trong việc ứng dụng CNTT; có chế độ đãi ngộ, ưu tiên trong cho cá nhân tích cực ... Huy động và khơi dậy khả năng của giáo viên, tạo điều kiện giúp đỡ họ phấn đấu rèn luyện, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học. Mỗi trường THCS có điều kiện về cơ sở vật chất khác nhau, vì vậy hiệu trưởng phải xác định được nhu cầu thực tế để đầu tư hiệu quả cơ sở vật chất và những thiết bị CNTT trong dạy học.
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học cơ sở
1.5.1. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục Việt Nam
Cách mạng 4.0 cũng như những cuộc cách mạng trước đó đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội với những mức độ và chiều hướng khác nhau. Giáo dục là một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng 4.0 vì sản phẩm của giáo dục phải đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động đang có sự thay đổi nhanh chóng.
Giáo dục trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là mô phỏng và chuẩn bị cho người học bước vào cuộc sống thực tiễn, công nghệ đã làm cho khả năng tiếp cận kiến thức trở nên dễ dàng. Một trong những cách tiếp cận phù hợp là tăng cường giáo
dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (giáo dục STEM) trong nhà trường. Theo đó, học sinh sẽ được trang bị kiến thức gắn liền với những ứng dụng của chúng trong thực tiễn; được trải nghiệm tìm tòi, khám phá công nghệ gắn với kiến thức được học trong chương trình giáo dục; được khuyến khích sáng tạo khoa học, kỹ thuật nhằm cải thiện phát triển công nghệ mới. Đây là một cách tiếp cận liên môn nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng để người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Trong giai đoạn này, sự phát triển khoa học và công nghệ làm thay đổi hoạt động quản trị nhà trường và thay đổi phương pháp dạy học. Hình thức dạy học ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng là xu hướng trong tương lai. Điều này tác động đến việc bố trí cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục.
Việc đưa khoa học công nghệ cũng như các kỹ thuật hiện đại vào trong chương trình giảng dạy của mình cũng như ứng dụng nó để đổi mới giáo dục là yêu cầu bắt buộc. Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy đã trở nên phổ biến.
Môi trường khoa học công nghệ của mỗi khu vực, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình chính là các tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm việc ứng dụng CNTT và quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học, ảnh hưởng đến động cơ và thái độ của mỗi cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh trong các trường THCS.
1.5.2. Yếu tố con người, điều kiện cơ sở vật chất và chế độ chính sách tác động đến quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
1.5.2.1. N ng lực, phẩm chất của hi u tr ởng
Là người chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động của nhà trường. Theo đó, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên ở trường THCS, phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của hiệu trưởng đối với ứng dụng CNTT.
Các phẩm chất của hiệu trưởng bao gồm: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp. Trên thực tiễn, ba phẩm chất này không tách rời nhau,
ngược lại chúng có quan hệ mật thiết, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên nhân cách của người hiệu trưởng.
Các năng lực được biểu hiện trong kĩ năng lao động quản lí: kĩ năng nhận thức, kĩ năng kỹ thuật, kĩ năng nhân sự...
1.5.2.2. N ng lực, phẩm chất của giáo viên.
Năng lực, phẩm chất, đặc biệt là nhu cầu phát triển chuyên môn của giáo viên quyết định đến sự thành công trong việc ứng dụng CNTT.
Phẩm chất của giáo viên bao gồm: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp. Phẩm chất nghề nghiệp là sự thống nhất những kiến thức, trình độ chuyên môn và thái độ nghề nghiệp. Khi có một thái độ đúng đắn và trình độ chuyên môn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Năng lực nghề nghiệp là chỗ dựa, là cơ sở hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên. Trong thời đại hiện nay, năng lực nghề nghiệp của giáo viên không thể thiếu năng lực về CNTT. Nó bao gồm các kiến thức và kĩ năng về CNTT của giáo viên.
1.5.2.3. Nhu cầu hiểu biết, n ng lực, phẩm chất của học sinh.
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là mục đích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, đồng thời cũng là điều kiện để thực hiện thành công việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đòi hỏi sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải có những phẩm chất, năng lực thích nghi trong hoạt động học tập: có động cơ học tập, tự giác tích cực trong học tập, có phương pháp tự học, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình.
1.5.2.4. Chính sách và chủ tr ơng của Đ ng, Nhà n ớc
Các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đã định hướng một cách cụ thể về ứng dụng CNTT trong giáo dục, đặc biệt là trong trường THCS; các văn bản chỉ đạo của ngành đã được các cấp quản lí cụ thể hoá và hướng dẫn thực
hiện, đó là môi trường pháp lí trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung, trong dạy học ở trường THCS nói riêng.
1.5.2.5. Điều ki n tài lực - vật lực thực tế của tr ng
Ứng dụng CNTT trong dạy học phải gắn liền với những yêu cầu về CSVC, thiết bị CNTT, kinh phí. Vì vậy, phải có những giải pháp huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ, kể cả nguồn lực ở trong và ngoài nhà trường, nhằm đầu tư trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại.
1.5.2.6. M i tr ng, cộng đồng xã hội
Hoạt động ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên được diễn ra trong môi trường sư phạm. Nếu môi trường tốt, không khí sư phạm hoà thuận, tập thể hăng hái, tích cực thì sẽ ảnh hưởng tốt đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Mỗi giáo viên đều có một môi trường hoạt động xã hội nhất định. Điều kiện, hoàn cảnh của gia đình, môi trường cộng đồng xã hội sẽ là tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên. Nhà trường cần tạo ra môi trường để giáo viên thi đua, hỗ trợ nhau ứng dụng CNTT.
Việc học tập của học sinh phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm của gia đình, phụ thuộc vào văn hoá, môi trường xã hội. Sự quan tâm gần gũi, sẽ trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ, đặc biệt là phương pháp học tập của học sinh. Vì vậy, tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội, tạo điều kiện cho học sinh ứng dụng CNTT trong học tập.
rong quá trình qu n lí của hi u tr ởng thì các yếu tố khách quan có vai trò hỗ trợ, tạo điều ki n, thúc đẩy, còn chính các yếu tố chủ quan mới đóng vai trò quyết định đến hi u qu vi c ứng d ng CN trong dạy học ở tr ng THCS.
Kết luận chương 1
Cuộc cách mạng khoa học 4.0 và bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đã và đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới làm thay nhận thức về giáo dục. Sự phát triển của khoa học công nghệ, việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cả tư duy phản biện, kỹ năng thực tế, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng.
CNTT vừa là phương tiện, công cụ vừa là mục đích của GD&ĐT. CNTT là phương tiện, công cụ ở chỗ hiện nay nó được sử dụng rộng rãi cho mọi cuộc đổi mới giáo dục, cho mọi ngành học, bậc học, tạo ra các công nghệ giáo dục trong dạy học và quản lí giáo dục góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hiệu quả quản lí giáo dục.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một xu hướng tất yếu của các trường học trên thế giới và cả ở Việt Nam. Ứng dụng đa phương tiện (Multimedia) vào dạy học sẽ góp phần nâng cao tính tích cực, tính tự lực trong nhận thức của học sinh vì khi “thầy dạy bằng đa ph ơng ti n, trò học bằng đa giác quan”. Vai trò của người thầy lúc này là định hướng, là tư vấn còn học sinh tuỳ vào điều kiện, nhu cầu và năng lực của bản thân để lĩnh hội kiến thức mới, đạt được mục đích đã đề ra. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần phải có các điều kiện đảm bảo như điều kiện về cán bộ quản lí, giáo viên, CSVC, thiết bị CNTT, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đòi hỏi giáo viên cần phải có kiến thức cơ bản về CNTT và khả năng cập nhật kiến thức về CNTT, đồng thời phải có các kĩ năng về CNTT. Những kĩ năng về CNTT mà mỗi giáo viên ở trường THCS cần có là kĩ năng sử dụng máy tính, kĩ năng khai thác và sử dụng Internet, kĩ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học, kĩ năng sử dụng các thiết bị CNTT vào các giờ dạy, nội dung dạy học cụ thể.
Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các trường
THCS là những tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của chủ thể quản lý đến hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đạt được các mục tiêu đề ra.
Quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học là những tác động có tổ chức, có hướng đích của hiệu trưởng để thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Để quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học THCS đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần phải quản lí các nội dung chính sau: Nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho giáo viên; quản lí việc ứng dụng CNTT của giáo viên trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; quản lí các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÍ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
2.1. Khái quát về giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế và văn hoá tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh (theo wikipedia).
Năm 2020, quy mô kinh tế Hải Dương đứng thứ 5 trong khu vực các tỉnh trọng điểm kinh tế Bắc bộ và đứng thứ 11 trong cả nước
Hải Dương cũng là miền đất sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới như: danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo; Trí tuệ, tài năng của người Hải Dương cũng đóng góp cho sử sách Việt Nam 486 tiến sỹ (tính theo đơn vị hành chính mới, 637 vị tính theo đơn vị hành chính cũ) trong tổng số 2.989 vị đỗ đại khoa qua các triều đại, chiếm 16% (22%) đứng đầu cả nước, tiêu biểu là làng Mộ Trạch (Bình Giang - Hải Dương) được gọi là “Lò tiến sỹ xứ Đông” có 36 vị đỗ đại khoa, đứng đầu số người đỗ tiến sỹ tính theo đơn vị làng xã trong cả nước. Ngày nay chất lượng giáo dục của Hải Dương luôn đứng trong top đầu toàn quốc.
2.1.2. Khái quát về giáo dục tỉnh Hải Dương
Từ thời xa xưa, Hải Dương là vùng đất học, vùng đất Xứ Đông này là quê hương của nhiều nho sĩ, Trạng nguyên Việt Nam và Thủ khoa Đại Việt. Trong thời kì phong kiến Hải Dương có 12 Trạng nguyên, đứng thứ hai cả nước (sau Bắc Ninh).
Từ giữa thế kỷ 15 cho đến khoa thi cuối cùng của nhà Nguyễn, nơi đây trở thành nơi thi hương của vùng trấn Hải Dương. Đặc biệt trong thời Nhà Mạc (1527-
1593) đã bốn lần tổ chức thi đại khoa ở Mao Điền. Chỉ đứng sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, Văn miếu Mao Điền đã trở thành niềm tự hào về truyền thống hiếu học của con người Xứ Đông.
Nền giáo dục hiện tại của Hải Dương được xem là một trong cái nôi đào tạo nhân tài của Việt Nam. Nhiều học sinh gốc từ Hải Dương đã đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Quốc tế. Trong kỳ thi toán Quốc tế, nổi bật như Đinh Tiến Cường - huy chương vàng toán Quốc tế năm 1989 với số điểm tuyệt đối 42/42, hiện tại là giáo sư toán học tại Đại học Paris 6.
Trong các kỳ thi THPT quốc gia, cũng như các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Hải Dương luôn trong nhóm dẫn đầu toàn quốc. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2019, Hải Dương đứng thứ 5 cả nước (theo đơn vị tỉnh thành) về tổng số huy chương.
Trong giáo dục phổ thông, Hải Dương có hệ thống trường THCS phát triển khá mạnh và tương đối đều khắp. Tính đến đầu năm học 2019 - 2020 toàn tỉnh có 260 trường THCS, với 109.080.000 học sinh được phân theo địa bàn như trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thống kê quy mô các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương
TP / HUYỆN | Số trường | Tổng số học sinh | Dân lập | Tư thục | Ghi chú | |
1 | TP Hải Dương | 25 | 761 | 0 | 0 | |
2 | Bình Giang | 19 | 491 | 0 | 0 | |
3 | Cẩm Giàng | 20 | 512 | 0 | 0 | |
4 | Thanh Hà | 21 | 694 | 0 | 0 | |
5 | Kinh Môn | 24 | 695 | 0 | 0 | |
6 | Nam Sách | 20 | 698 | 0 | 0 | |
7 | TP Chí Linh | 19 | 575 | 0 | 0 | |
8 | Kim Thành | 18 | 570 | 0 | 0 | |
9 | Thanh Miện | 18 | 508 | 0 | 0 | |
10 | Gia Lộc | 22 | 685 | 0 | 0 | |
11 | Tứ Kỳ | 25 | 787 | 0 | 0 | |
12 | Ninh Giang | 29 | 774 | 0 | 0 | |
TỔNG CỘNG | 260 | 109.080 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Đổi Mới Căn Bản Toàn Diện Giáo Dục Việt Nam Và Sự Tác Động Của Nó Tới Yêu Cầu Phải Đổi Mới Quá Trình Dạy Học
- Quản Lí Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Xây Dựng Kế Hoạch Bài Dạy Của Giáo Viên
- Thống Kê Số Lượng Cán Bộ Quản Lí Và Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Tỉnh Hải Dương
- Đánh Giá Năng Lực Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học
- Thực Trạng Quản Lí Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Hải Dương Hiện Nay
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Giáo d c và Đào tạo H i D ơng n m 2020)