Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở


Khái niệm Công nghệ thông tin ở nước ta được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: “C ng ngh th ng tin là tập hợp các ph ơng pháp khoa học, các ph ơng ti n và c ng c kỹ thuật hi n đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn th ng - nhằm tổ chức, khai thác và sử d ng có hi u qu các nguồn tài nguyên th ng tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ng i và xã hội. CN ph c v trực tiếp cho vi c c i tiến qu n lý Nhà n ớc, nâng cao hi u qu của các hoạt động s n xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất l ợng cuộc sống của nhân dân. CN đ ợc phát triển trên nền t ng phát triển của các c ng ngh Đi n tử

- in học - Viễn th ng và tự động hoá”.

1.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Xu hướng chung của các nước trên thế giới là: Tin học, ứng dụng CNTT đã được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm đưa vào trong các trường học và đã trở nên một vấn đề mang tính toàn cầu. CNTT mang đến sự đổi mới về cách dạy, cách học cho mọi cấp học. CNTT tạo điều kiện trong việc liên kết nghiên cứu khoa học. CNTT trong giáo dục sẽ là giải pháp chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức.

Theo Luật Công nghệ thông tin thì: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” [68].

Với lĩnh vực GD&ĐT, ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của từng cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động quản lí, các hoạt động dạy học và giáo dục.

Ứng dụng CNTT trong dạy học là một chủ đề lớn được chính thức đưa ra thành chương trình hành động của UNESCO và dự đoán sẽ có sự thay đổi căn bản giáo dục đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của nền kinh tế kỹ thuật số. Ứng dụng CNTT trong giáo dục sẽ tạo ra một bước chuyển biến cơ bản trong quá trình đổi mới phương


pháp giảng dạy, học tập trong các nhà trường; đây là cách tiếp cận hiện đại tiên tiến, hướng tới người học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Qua nghiên các khái ni m nêu trên, NCS dùng khái ni m: Ứng d ng CN trong dạy học là vi c sử d ng CN vào hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất l ợng và hi u qu của quá trình dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo d c hi n nay.

1.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở

Trường THCS là cấp học phổ thông trong Hệ thống giáo dục quốc dân, từ khái niệm ứng dụng CNTT trong dạy học được áp dụng trong trường THCS có thể coi: Ứng d ng CN trong dạy học ở tr ng HCS là vi c sử d ng CN vào hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh tr ng HCS nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất l ợng và hi u qu của quá trình dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học ở HCS.

Đối với cấp THCS, các môn học đã có phân hóa rò rệt, độ khó các môn tăng rò rệt. Một số môn học đòi hòi sự truyền thụ và tiếp nhận ở mức trừu tượng hơn nên việc đưa ứng dụng CNTT để hỗ trợ bài giảng ở mức cao và khó hơn. Một số thí nghiệm trong vật lý, hóa học nhất là các thí nghiệm khó và nguy hiểm đã được biểu diễn bằng thí nghiệm ảo nhờ ứng dụng CNTT. Một số sơ đồ minh họa phức tạp, mô hình cấu tạo khó được biểu diễn rất thành công qua phần mềm và hình vẽ nhờ công cụ vẽ của máy tính; một số hình vẽ và chuyển động trong biểu diễn toán học được truyền tải dễ hiểu và sinh động; các hình ảnh, đoạn phim tư liệu được đưa vào các bài giảng trong các môn khoa học xã hội mang đến cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng cho học sinh ...

Trong nội dung chương trình cấp THCS, tất cả các môn học được gắn với thực hành và luyện tập nhằm giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức và thông tin đã học. Việc đưa CNTT vào lồng ghép để thực hiện cho thực hành và luyện tập sẽ rất cần thiết, giúp bài giảng sinh động và khắc sâu kiến thức cho học sinh; cho phép nhiều


học sinh cùng tham gia thực hành và luyện tập; thậm chí có thể xác lập được tốc độ xử lí kiến thức ...

Cùng với các môn học thuộc chương trình, việc đưa một số bài giảng liên môn hoặc đưa nghiên cứu khoa học (giáo dục STEM) vào nhà trường đã tạo động lực rất lớn trong việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ giảng dạy. Đây cũng là định hướng mới sẽ được thực hiện nhiều trong giai đoạn hiện nay.

Đối với cấp THCS, CNTT đóng góp vào quá trình giáo viên và học sinh xây dựng kiến thức và tìm hiểu về thế giới thông qua các trải nghiệm và sự tương tác với nhau; CNTT trong hỗ trợ cho học tập hợp tác, giải quyết vấn đề, học tập có ý nghĩa,... Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học tại các trường THCS đòi hỏi mỗi giáo viên phải có khả năng kết hợp ba dạng cơ bản của kiến thức đó là kiến thức chuyên gia bộ môn, kiến thức của chuyên gia công nghệ, kiến thức của một chuyên gia phương pháp.

Đối với giáo dục THCS, môn Tin học vẫn là môn tự chọn dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Chương trình Tin học bậc THCS cung cấp kiến thức cơ bản về máy tính, chương trình máy tính, một số phần mềm hỗ trợ cho một số môn học, ... cung cấp một số hiểu biết về các tiện ích của CNTT trong đời sống. Nhìn chung đây là những kiến thức cơ bản và đơn giản để học sinh có thể tiếp tục tự khám phá và học hỏi nâng cao kiến thức cho bản thân.

Mô hình TPACK Kiến thức về nội dung phương pháp và công nghệ Các hình thức 1

Mô hình TPACK (Kiến thức về nội dung, phương pháp và công nghệ)


Các hình thức, mức độ ứng d ng c ng ngh th ng tin trong dạy học tại các tr ng trung học cơ sở

Hiện nay, ứng dụng CNTT trong dạy học có nhiều hình thức, đa dạng và phong phú. Căn cứ vào tình hình thực tiễn trong các trường THCS hiện nay, có hai hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học chủ yếu sau:

Bài gi ng có ứng d ng CN : Giáo viên sử dụng bài giảng của mình, kết hợp với sự hỗ trợ của máy tính, sử dụng các phần mềm tiện ích, các phương tiện dạy học như máy chiếu, máy in, các thiết bị nghe nhìn, ... để phát huy được sức mạnh về âm thanh, hình ảnh của các tư liệu hoặc các thí nghiệm, ... làm nâng cao chất lượng bài giảng.

Bài gi ng đi n tử theo c ng ngh E-Learning: Người dạy sử dụng các ứng dụng là công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… để soạn sẵn giáo án trong đó có lời giảng, âm thanh hình ảnh sinh động, các câu hỏi, bài tập được chuẩn bị theo một trình tự. Người học sử dụng máy tính để tự học các bài giảng dưới dạng ngoại tuyến (offline) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy trực tiếp và không cần đến lớp.

Thực tế, với các trường THCS hiện nay vẫn đang sử dụng hình thức một là chủ yếu do đặc điểm lứa tuổi các em còn nhỏ nên ý thức chủ động học tập chưa cao. Tuy nhiên, với nhu cầu và điều kiện CSVC trong thời gian tới, ảnh hưởng của việc phải nghỉ học do đại dịch Covid-19 thì mô hình thứ hai sẽ được áp dụng phổ biến hơn. Hai hình thức cơ bản này đã được áp dụng tới các trường THCS với nhiều mức độ khác nhau tùy theo điều kiện nhận thức cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh cùng với điều kiện về CSVC, thiết bị dạy học, ...

Dựa vào hoạt động ứng dụng CNTT trong các trường THCS hiện nay và xu thế phát triển tương lai gần, ta có thể phân chia ứng dụng CNTT trong dạy học thành 5 mức cơ bản từ thấp đến cao như sau:


Mức 1: Sử dụng CNTT để hỗ trợ giáo viên một số thao tác đơn giản: như soạn giáo án, in ấn tài liệu, sử dụng Internet sưu tầm tài liệu phục vụ hoạt động dạy học nhưng chưa dùng CNTT để thực hiện bài giảng trên lớp.

Mức 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một phần, một công đoạn nào đó trong dạy học. Có thể sử dụng các phần mềm để soạn và trình chiếu, biết sử dụng một số thiết bị điện tử đơn giản. Là thành viên của một số diễn đàn nhằm trao đổi nội dung các bài giảng hay tư liệu giảng dạy. Đa số giáo viên trong trường THCS hiện nay đều thực hiện được ở mức độ này.

Mức 3: Biết sử dụng và khai thác nhiều phần mềm dạy học chuyên dụng, các phần mềm xử lí phim ảnh, âm thanh, vẽ hình, ... để tổ chức giảng dạy. Biết sử dụng phòng học đa phương tiện và các thiết bị CNTT thông minh.

Mức 4: Tích hợp CNTT trong dạy học được giáo viên sử dụng CNTT ở tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch dạy học, soạn giảng, tổ chức thực hiện trên lớp và kiểm tra đánh giá đều được thực hiện trên máy tính, mạng máy tính. Với hình thức này đòi hỏi giáo viên phải được trang bị đầy đủ các thiết bị CNTT hiện đại, có năng lực CNTT ở mức độ cao.

Mức 5: Trường học thông minh (Smart School) là môi trường học tập được trang bị các thiết bị hiện đại. Máy tính bảng cho từng học sinh được kết nối giáo viên, bảng tương tác điện tử, phần mềm quản lí học tập, hệ thống mạng để tạo ra môi trường lớp học thông minh, giúp kết nối học sinh và giáo viên với phương pháp giảng dạy mới sử dụng giáo án điện tử. Mức độ này mới đang được áp dụng trên mô hình thí điểm ở một số ít trường và hứa hẹn sẽ được triển khai rộng rãi trên toàn quốc.

1.2.5. Quản lí dạy học

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm quản lí, tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau. Dưới đây là một số quan niệm về quản lí.

Tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng: Qu n lí là một quá trình tác động có tổ chức, có h ớng đích của chủ thể qu n lí đến đối t ợng qu n lí nhằm đạt đ ợc m c tiêu đề ra”. Trong đó được hiểu:


- Quản lí là hoạt động có hướng đích, có mục tiêu được xác định để qua đó tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

- Quản lí tạo ra môi trường thuận lợi để mọi cá nhân và tập thể hợp tác nhau hoàn thành mục tiêu. Đó là mối quan hệ giữa người và người, giữa chủ thể với đối tượng quản lí, giữa hệ thống và khách thể quản lí.

- Quản lí là tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, mọi cơ hội để đạt được mục tiêu chất lượng [53].

Dựa vào vai trò các nguồn lực trong quản lí, tác giả Trần Kiểm khẳng định: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [61, Tr.8].

Từ những đặc điểm chung nêu trên, NCS có thể hiểu: Qu n lí là những tác động có tổ chức, có h ớng đích của chủ thể qu n lí đến đối t ợng và khách thể qu n lí trong một tổ chức, bằng vi c sử d ng có hi u qu nhất các tiềm n ng, các cơ hội nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đ ợc m c tiêu đặt ra.

Việc dạy và học là hoạt động cơ bản và trọng tâm. Do đó, người hiệu trưởng phải quan tâm đến vấn đề này; phải tác động đến mọi thành viên trong nhà trường tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động dạy học. Tạo điều kiện về mọi mặt để cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất.

Nh vậy, qu n lí dạy học trong tr ng THCS là sự tác động có tổ chức, có h ớng đích của hi u tr ởng đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ qu n lí khác để huy động và sử d ng có hi u qu các nguồn lực, tạo động lực thúc đẩy quá trình dạy học của nhà tr ng nhằm thực hi n có chất l ợng và hi u qu m c tiêu dạy học.


1.2.6. Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục

Trên cơ sở về các khái niệm quản lí, quản lí dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luận án sử dụng khái niệm quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học, cụ thể như sau:

Qu n lí ứng d ng CN trong dạy học là những tác động có tổ chức, có h ớng đích của hi u tr ởng để thúc đẩy, tạo điều ki n cho vi c sử d ng CN vào hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh có hi u qu , góp phần nâng cao chất l ợng dạy học.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của CNTT xuất hiện hầu hết tất cả các ngành. Với ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT khẳng định: “CN là c ng c đắc lực hỗ trợ đổi mới ph ơng pháp gi ng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới qu n lí giáo d c, góp phần nhằm nâng cao hi u qu và chất l ợng giáo d c”.

hực chất quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS là tổng thể những tác động của chủ thể quản lí đến đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh để bồi dưỡng khả năng sử dụng những tiện ích của CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

M c tiêu quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018; góp phần nâng cao chất lượng và đạt được các mục tiêu dạy học ở các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục và sự phát triển của CNTT hiện nay.

Chủ thể gián tiếp giữ vai trò chỉ đạo quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS trong phạm vi luận án được là: cán bộ quản lí phòng GD&ĐT.

Chủ thể qu n lí trực tiếp việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở phạm vi nhà trường là cán bộ quản lí các trường THCS, đứng đầu là hiệu trưởng.

Giáo viên là chủ thể quản lí trực tiếp ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy.


Đối t ợng quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS là kĩ năng sử dụng CNTT, hoạt động của giáo viên khai thác những tiện ích của CNTT và đầu tư, quản lí CSVC, phương tiện kỹ thuật bảo đảm cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt kết quả cao nhất.

Ph ơng thức quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS rất đa dạng, phong phú; trong đó được thực hiện thông qua các phương pháp quản lí giáo dục; kết hợp quản lí với tự quản lí.

Chất l ợng quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học các trường THCS phụ thuộc vào nhu cầu ứng dụng CNTT, sự chuẩn bị của nhà trường và thực tiễn của địa phương; tầm chiến lược của nhà quản lí; môi trường CNTT; các hỗ trợ cho công tác quản lí, các trở ngại khó khăn trong quá trình triển khai và trong tương lai, …

Như vậy, qu n lí ứng d ng CN trong dạy học ở tr ng HCS là hoạt động qu n lí nhà tr ng, theo các chức n ng và phân cấp đã có của phòng GD&Đ và tr ng HCS. Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và đang trở thành xu thế tất yếu của giáo dục trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

1.3. Bối cảnh hiện nay và sự tác động của nó tới dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở

1.3.1. Cuộc cách mạng thông tin và truyền thông trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự tác động của nó tới ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và quản lí giáo dục nói chung

Thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên của CNTT, thường gọi là thời kì của cách mạng công nghiệp 4.0. Việc ứng dụng CNTT đã và đang diễn ra hết sức nhanh chóng trên toàn thế giới. Nó đã thâm nhập và ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đặc biệt, đối với GD&ĐT, CNTT đã làm cuộc cách mạng lớn. Ở nước ta, Bộ GD&ĐT đã khẳng định: CN là c ng c đắc lực hỗ trợ đổi mới ph ơng pháp gi ng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới qu n lí giáo d c, góp phần nhằm nâng cao hi u qu và chất l ợng giáo d c”.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí