- Thiết kế bảng hỏi có 3 mức độ trả lời.
+ Mức 1: 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp.
+ Mức 2: 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình.
+ Mức 3: 2.34 <ĐTB ≤ 3,00: Mức cao.
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ Văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên về vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở
Tìm hiểu nhận thức của CBQL, giáo viên về vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
TT
Vai trò ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn | Mức độ đánh giá (n= 70) | TB | ||||||
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | ||||||
SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | |||
1 | Tạo môi trường nhận thức hiện đại, hấp dẫn, kích thích hứng thú và tư duy sáng tạo của HS | 62 | 88.6% | 5 | 7.1% | 3 | 4.3% | 2.84 |
2 | Tạo tính tương tác cao; nâng cao khả năng ghi nhớ, tri giác, tư duy của HS | 58 | 82.9% | 7 | 10.0% | 5 | 7.1% | 2.76 |
3 | Mở rộng các nguồn thông tin | 55 | 78.6% | 9 | 12.9% | 6 | 8.6% | 2.70 |
4 | GV có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập, khai thác các nguồn tư liệu đa phương tiện | 68 | 97.1% | 2 | 2.9% | 0 | 0.0% | 2.97 |
5 | Dễ chỉnh sửa, hoàn thiện giáo án điện tử | 65 | 92.9% | 5 | 7.1% | 0 | 0.0% | 2.93 |
6 | Bài giảng sinh động, hấp dẫn | 69 | 98.6% | 1 | 1.4% | 0 | 0.0% | 2.99 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Về Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Tổ Chức Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Khái Quát Về Khách Thể Khảo Sát Và Tổ Chức Khảo Sát Thực Trạng
- Thực Trạng Tổ Chức Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thái Nguyên
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành
- Biện Pháp Quản Lý Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Kết quả bảng 2.3 cho thấy, CBQL, GV đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn có vai trò quan trọng, vai trò quan trọng thể hiện: ứng dụng CNTT giúp “Bài giảng sinh động, hấp dẫn” (2.99 điểm); “GV có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập, khai thác các nguồn tư liệu đa phương tiện” (2.97 điểm); “Dễ chỉnh sửa, hoàn thiện giáo án điện tử” (2.93 điểm).
Trao đổi với GV Ngữ văn ở trường THCS Quang Trung, chúng tôi được biết: Đối với môn Ngữ văn giúp lớp 6,7 để giúp HS khi chuẩn bị học văn bản “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, giáo viên đã ứng dụng CNTT để tìm hiểu về những bài thơ của các tác giả Việt Nam viết về mùa thu, hững hình ảnh của nhà thơ Hữu Thỉnh, những bài viết về nhà thơ cũng như những bài phê bình, đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình văn học về bài thơ “Sang thu”...trên mạng internet, từ đó chỉnh sửa và hoàn thiện giáo án điện tử. Mặt khác, GV đã tìm những hình ảnh sinh động, hấp dẫn về mùa thu để soạn giáo án điện tử hấp dẫn, cuốn hút HS vào bài giảng.
Các nội dung sau CBQL, GV đánh giá mức độ quan trọng từ 2.70 đến 2.84 điểm gồm: “Tạo môi trường nhận thức hiện đại, hấp dẫn, kích thích hứng thú và tư duy sáng tạo của HS” (2.84 điểm); “Tạo tính tương tác cao; nâng cao khả năng ghi nhớ, tri giác, tư duy của HS” (2.76 điểm); “Mở rộng các nguồn thông tin” (2.70 điểm). GV trường THCS Tân Lập cho biết: Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh nên đã tạo ra môi trường nhận thức hiện đại, hấp dẫn HS, GV sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của người học... dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề... thực hiện đánh giá và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong quá trình học… tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học...
2.3.3. Thực trạng nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở
Tìm hiểu thực trạng nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở ở thành phố Thái Nguyên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, giáo viên nội dung ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
TT
Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn | Mức độ đánh giá (n=70) | TB | ||||||
Tốt, khá | Trung bình | Yếu, kém | ||||||
SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | |||
1 | Thiết kế kế hoạch dạy học Ngữ văn | 41 | 58.6% | 11 | 15.7% | 18 | 25.7% | 2.32 |
2 | GV sử dụng MS.Power Point để thiết kế các bản trình chiếu điện tử/Bản trình diễn điện tử | 38 | 54.3% | 6 | 8.6% | 26 | 37.1% | 2.17 |
3 | Giáo viên ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu | 43 | 61.4% | 7 | 10.0% | 20 | 28.6% | 2.33 |
4 | Tham gia học tập các khóa học trực tuyến | 32 | 45.7% | 5 | 7.1% | 33 | 47.1% | 1.99 |
5 | Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học | 35 | 50.0% | 9 | 12.9% | 26 | 37.1% | 2.13 |
Kết quả số liệu cho thấy, CBQL, GV đánh giá các nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở mức độ trung bình, cụ thể mức điểm đánh giá như sau: “Giáo viên ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu” (2.33 điểm); “Thiết kế
kế hoạch dạy học Ngữ văn” (2.32 điểm); “GV sử dụng MS.PowerPoint để thiết kế các bản trình chiếu điện tử/Bản trình diễn điện tử” (2.17 điểm); “Quản lý cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học” (2.13 điểm); “Tham gia học tập các khóa học trực tuyến” (1.99 điểm).
Trao đổi với GV các trường THCS 915, THCS Quang Trung chúng tôi được biết nguyên nhân của thực trạng trên như sau: GV đã ứng dụng CNTT để khai thác dữ liệu bài giảng điện tử để hoàn thiện giáo án điện tử, tuy nhiên một bộ phận GV năng lực tin học còn hạn chế, khả năng nắm bắt và tiếp cận phần mềm mới chưa kịp thời. Một số GV chưa thực sự chủ động thiết kế giáo án ứng dụng CNTT mà còn lệ thuộc vào kho tư liệu ở trên mạng hoặc các bài giảng có sẵn của đồng nghiệp, chưa thực sự chủ động cập nhật phần mềm hỗ trợ, ứng dụng mới trong thiết kế bài giảng. Một số GV chưa tích cực và chủ động tham gia các khóa học trực tuyến trên mạng về môn Ngữ văn, nguyên nhân do GV chưa chủ động xây dựng kế hoạch và phát triển năng lực chuyên môn, bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học Ngữ văn.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, tại trường THCS Tân Cương, THCS Phúc Trìu một số máy chiếu đã hao mòn, giảm giá trị sử dụng trường THCS Túc Duyên, THCS Tân Long chưa trang bị một số phần mềm dạy học tiếng Việt; các CD, video clip có nội dung giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước, quê hương của các nhà văn (để dạy và học văn bản thuyết minh) nên GV còn gặp khó khăn khi triển khai các nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn.
2.3.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hình thức dạy học Ngữ văn
Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hình thức dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở ở thành phố Thái Nguyên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, giáo viên về hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở
thành phố Thái Nguyên
TT
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hình thức dạy học Ngữ văn | Mức độ đánh giá (n=70) | |||||||
Thường xuyên | Hiếm khi | Không thực hiện | TB | |||||
SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | |||
1 | Bài giảng có ứng dụng CNTT | 70 | 100.0% | 0 | 0.0% | 0 | 0.0% | 3.00 |
2 | Bài giảng điện tử theo công nghệ E_learning | 68 | 97.1% | 2 | 2.9% | 0 | 0.0% | 2.97 |
3 | Sử dụng phương tiện CNTT trong các giờ lên lớp với số đông học sinh | 67 | 95.7% | 3 | 4.3% | 0 | 0.0% | 2.96 |
4 | Khai thác các tính năng của CNTT để trình bày kiến thức | 58 | 82.9% | 5 | 7.1% | 7 | 10.0% | 2.73 |
5 | Tổ chức hoạt động học "cộng tác " theo nhóm nhỏ | 31 | 41.3% | 17 | 22.7% | 27 | 36.0% | 2.05 |
6 | Sử dụng phương tiện CNTT dạy một nội dung ngắn | 30 | 42.9% | 12 | 17.1% | 28 | 40.0% | 2.03 |
7 | Sử dụng phương tiện CNTT để dạy học trọn vẹn một phần của bài học | 60 | 85.7% | 5 | 7.1% | 5 | 7.1% | 2.79 |
8 | Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin dạy trọn vẹn một tiết học | 61 | 87.1% | 2 | 2.9% | 7 | 10.0% | 2.77 |
9 | Sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá | 28 | 40.0% | 22 | 31.4% | 20 | 28.6% | 2.11 |
Kết quả số liệu trên cho thấy, CBQL, GV đánh giá các hình thức GV thường xuyên thực hiện gồm: “Bài giảng có ứng dụng CNTT” (3.00 điểm) và “Bài giảng điện tử theo công nghệ E_learning” (2.97 điểm); “Sử dụng phương tiện CNTT trong các giờ lên lớp với số đông học sinh” (2.96 điểm), GV đã sử dụng hình thức này và được áp dụng với trong giờ dạy với quy mô số học sinh từ 40 đến 50. GV kết hợp sử dụng bảng đen, phấn trắng, thước kẻ…và máy chiếu Project, Trong giờ học, cả lớp quan sát bài giảng qua máy chiếu và phần viết bảng của GV. Hình thức “Sử dụng phương tiện CNTT để dạy học trọn vẹn một phần của bài học” (2.79 điểm) thường xuyên sử dụng, dự giờ GV chúng tôi nhận thấy GV đã chọn nội dung tương ứng với từng phần trong nội dung bài dạy và tương ứng với từng phần trong thiết kế giảng dạy của giáo án. GV thiết kế các slide và chèn các hình ảnh, câu hỏi, bài tập để học sinh thảo luận nhóm rút ra nội dung được bài học. Một số GV tích hợp chèn âm thanh, vi deo đã tạo sự hứng thú, lôi cuốn HS vào nội dung bài giảng. Hình thức “Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin dạy trọn vẹn một tiết học” (2.77 điểm) và hình thức “Khai thác các tính năng của CNTT để trình bày kiến thức” (2.73 điểm) cũng được GV thường xuyên sử dụng. Quan sát giờ học của GV trường THCS 915 khi dạy bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” - Truyền thuyết (Ngữ văn 6 - Tập 1), giáo viên đưa bức ảnh lễ hội Đền Hùng - học sinh quan sát. Giáo viên đặt câu hỏi: Hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến truyền thuyết nào đã học? Em hãy trình bày ý nghĩa của truyền thuyết ấy? Học sinh huy động kiến thức từ bài “Con Rồng cháu Tiên” để trả lời, giáo viên nhận xét rồi dẫn dắt vào bài mới.
Các hình thức sau hiếm khi GV thực hiện: “Sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá” (2.11 điểm); “Tổ chức hoạt động học "cộng tác " theo nhóm nhỏ” (2.05 điểm); “Sử dụng phương tiện CNTT dạy một nội dung ngắn” (2.03 điểm); “Dạy học qua mạng” (2.00 điểm). Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi trao đổi với CBQL, GV trường THCS 915 thì được biết: Một số GV các nhà trường chậm
đổi mới về tư duy, không có hướng học hỏi kinh nghiệm, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong dạy học nên hiếm khi sử dụng CNTT để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn, GV trường THCS Phúc Trìu cho biết: “Còn tình trạng thầy đọc trò chép trong dạy học môn Ngữ văn mà GV chưa coi trọng ứng dụng CNTT trong dạy học để giúp HS nhận biết được đề tài, hiểu được chủ đề, ý nghĩa của văn bản đã đọc; nhận biết được truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự sự; kí trữ tình và kí tự sự; nhận biết được chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình và giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học”. Mặt khác, do phòng học bộ môn chưa trang bị đẩy đủ máy tính nên hình thức tổ chức hoạt động cộng tác theo nhóm nhỏ chưa đạt hiệu quả cao. Đa số GV sử dụng CNTT trong cả tiết học, thỉnh thoảng sử dụng CNTT trong nội dung ngắn. Một số GV chưa quan tâm HS hướng dẫn học qua mạng nên hình thức này cũng chưa đạt hiệu quả cao.
2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
Tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV lập kế hoạch quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, giáo viên lập kế hoạch quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở
TT
Lập kế hoạch | Mức độ đánh giá (n=70) | |||||||
Thường xuyên | Hiếm khi | Không thực hiện | TB | |||||
SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | |||
1 | Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở của toàn trường và từng khối, lớp | 27 | 38.6% | 19 | 27.1% | 24 | 34.3% | 2.04 |
2 | Chỉ đạo GV lập kế hoạch ở từng khối lớp | 28 | 40.0% | 16 | 22.9% | 26 | 37.1% | 2.03 |
3 | Lập kế hoạch huy động kinh phí và tiến hành đầu tư, mua sắm bổ sung, lắp đặt và bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị | 25 | 35.7% | 21 | 30.0% | 24 | 34.3% | 2.01 |
4 | Lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tin học và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho GV | 21 | 30.0% | 26 | 37.1% | 23 | 32.9% | 1.97 |
5 | Thực hiện, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch | 29 | 41.4% | 19 | 27.1% | 22 | 31.4% | 2.10 |