Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành

nhằm đánh giá các tư liệu được sử dụng nhiều, tìm hiểu nguyên nhân các tư liệu chưa được nhiều giáo viên khai thác sử dụng. Nếu là tư liệu kém hiệu quả thì cần chỉ đạo và tổ chức xây dựng lại tư liệu đó và thực hiện gỡ bỏ tư liệu kém hiệu quả và thay thế bằng tư liệu mới.

CBQL chưa thường xuyên “Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế bài giảng điện tử” (2.17 điểm), chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân được biết CBQL các trường THCS chủ yếu kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV và chú trọng kiểm tra giáo án của GV chứ không chú trọng kiểm tra, đánh giá việc thiết kế bài giảng điện tử của GV.

Bên cạnh đó, các nội dung “Kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị” (2.14 điểm) và “Kiểm tra tiến độ thực hiện của kế hoạch” (2.11 điểm) chưa thường xuyên thực hiện nên một số CBQL chưa đánh giá khả năng đáp ứng của thiết bị đối với kế hoạch ứng dụng CNTT đã xây dựng, từ đó sẽ có kế hoạch bổ sung thiết bị, bổ sung đồ dùng cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở chúng tôi thu được kết quả như về.

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn thành phố Thái Nguyên‌‌


TT


Các yếu tố

Mức độ đánh giá (n=70)


Ảnh hưởng

Bình thường

Không ảnh

hưởng


TB

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

1

Nhận thức và năng lực quản

lý của CBQL

60

85.7%

10

14.3%

0

0.0%

2.86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 9

Năng lực chuyên môn của

giáo viên

58

82.9%

12

17.1%

0

0.0%

2.84

3

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

về CNTT

59

84.3%

11

15.7%

0

0.0%

2.83


4

Cơ chế, chính sách hỗ trợ

việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS


45


64.3%


25


35.7%


0


0.0%


2.64

2


Kết quả số liệu cho thấy, CBQL, GV đánh giá các yếu tố đều ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

CBQL, GV đánh giá “Nhận thức và năng lực quản lý của CBQL” (2.86 điểm) là yếu tố ảnh hưởng nhất, Nếu cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường chưa coi trọng việc ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn thì hiệu quả dạy và học Ngữ văn sẽ được nâng cao về chất lượng. Hiện nay một số cán bộ quản lý có kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT còn yếu kém, cụ thể là các kiến thức cơ bản về cấu tạo máy tính, hệ điều hành thông dụng, sử dụng internet, biết sử dụng các phần mềm quản lý nhà trường. Do vậy, để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn đòi hỏi CBQL phải tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn để nâng cao chất lượng môn học này trong nhà trường.

CBQL, GV đánh giá “Năng lực chuyên môn của giáo viên” (2.83 điểm) là yếu tố ảnh hưởng thứ hai, thực tế còn một bộ phận cán bộ giáo viên do tuổi tác nên chưa chủ động học tập một cách bài bản về CNTT dẫn đến sẽ hạn chế phần nào đối với kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, năng lực của GV về CNTT như thiết kế Website, cài đặt các phần mềm mới, xây dựng kho học liệu còn yếu kém. Do vậy, cần thiết phải bồi dưỡng cho

đội ngũ này kiến thức và kỹ năng xử lý các công việc thì chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn mới được nâng cao.

CBQL, GV đánh giá các yếu tố “Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về CNTT” (2.83 điểm) và “Cơ chế, chính sách hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS” (2.64 điểm) cho thấy, cần phải có cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ của địa phương như nguồn tài chính, các văn bản chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học mới đảm bảo cho hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng đạt hiệu quả mong muốn.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Ưu điểm

CBQL của các trường đã qua lớp bồi dưỡng QL giáo dục, có nền tảng cơ sở lý luận vững chắc về quản lý. CBQL nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đều xác định quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả dạy học.

- Đội ngũ GV và HS các trường THCS thành phố Thái Nguyên nhìn chung đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

- Bên cạnh đó, hoạt động ứng dụng CNTT được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất với 100% các trường THCS trong thành phố đã được kết nối internet với đường truyền cáp quang.

- Ngoài ra, CBQL, GV các nhà trường đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Số GV có khả năng ứng dụng CNTT trong QL và dạy học chiếm tỉ lệ cao. CB, GV luôn nhận thức và thực hiện nghiêm túc công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực theo kế hoạch của Phòng GDĐT thành phố Thái Nguyên. Các trường còn tham gia tích cực các phong trào thi đua, cuộc thi ứng dụng CNTT trong dạy học trên mạng internet.

- Một số giáo viên khá thuần thục ứng dụng công nghệ thông tin, giúp bài học Ngữ văn trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với phim tư liệu, tranh ảnh, bài hát (trong tiết dạy kiến thức mới) hoặc các sơ đồ, bảng biểu giúp hệ thống, khái quát hóa bài học (trong giờ ôn tập, tổng kết). Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới. Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học. Hơn nữa, bài học dễ để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh.

- Nhờ thầy cô ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học sinh trở nên năng động và sáng tạo hơn. Kiến thức các em tự tích lũy nhiều hơn, các giờ thực hành sinh động đã giúp các em được bổ sung và khắc sâu những kiến thức từ sách giáo khoa.

2.6.2. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế

Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý còn thiếu. Xây dựng kế hoạch và phát triển năng lực chuyên môn, bồi dưỡng ứng dụng VJE trong hoạt động dạy học của nhà trường chưa được đầu tư, dẫn đến hạn chế trong việc ứng dụng CNTT.

- Một bộ phận GV chưa thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giảng dạy một phần do năng lực tin học còn hạn chế, khả năng nắm bắt và tiếp cận phần mềm mới chưa kịp thời. GV trường THCS Phúc Trìu cho biết: “Một số GV chưa thực sự chủ động thiết kế giáo án ứng dụng CNTT mà còn lệ thuộc vào kho tư liệu ở trên mạng hoặc các bài giảng có sẵn của đồng nghiệp, chưa thực sự chủ động cập nhật phần mềm hỗ trợ, ứng dụng mới trong thiết kế bài giảng”.

Trong những năm trở lại đây, các trường tuy đã chú trọng đầu tư hạ tầng, ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học nhưng vẫn còn một số trường vùng ngoại thành vẫn chưa thực sự hiện đại hóa cơ sở vật chất. CBQL trường THCS Tân Cương cho biết: “Trong kiểm tra, đánh giá chưa quy định cụ thể các tiêu

chuẩn đánh giá việc giảng dạy có ứng dụng CNTT, chưa kiểm tra kịp thời để điều chỉnh những hạn chế trong việc ứng dụng CNTT của GV”. Ở nội dung QL hoạt động thi đua khen thưởng, hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thi đua chưa rõ ràng và cụ thể, do đó việc đánh giá chưa thật sự chính xác và phù hợp.

Hạn chế của thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nhìn chung có thể khái quát ở một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong dạy học còn thiếu. Đa số các trường chủ yếu dựa vào sự đầu tư từ cấp trên mà chưa phát huy được nguồn lực khác từ các cá nhân, tổ chức nên số lượng không đáp ứng với nhu cầu.

Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động giảng dạy có ứng dụng CNTT còn eo hẹp, chưa tạo điều kiện thuận lợi để CBQL có thể thực hiện các biện pháp tích cực trong QL, đặc biệt là trong công tác đổi mới phương pháp dạy học. Chủ trương ứng dụng CNTT vào dạy học đã được triển khai qua các văn bản, thể hiện ngay cả trong chương trình hành động của ngành về ứng dụng CNTT, trong hướng dẫn hàng năm về phát triển và ứng dụng CNTT trong giáo dục nhưng lộ trình, giải pháp cụ thể còn chưa đầy đủ, chưa thể hiện thành kế hoạch riêng.

GV trường THCS Tân Lập nhận định: “Một số GV các nhà trường chậm đổi mới về tư duy, không có hướng học hỏi kinh nghiệm, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong dạy học. Nhiều giờ dạy, giáo viên quá tập trung vào việc chuẩn bị và đưa ra các thông tin, bảng biểu, hình ảnh,... mà không có sự chọn lọc cho đúng tính chất, nội dung và mục tiêu của bài. Hầu như cả giờ dạy giáo viên chỉ chăm chú click chuột, chăm chú nhìn lên màn hình khiến giờ học trở nên cứng nhắc, mất hết cảm xúc tự nhiên, làm hạn chế chất văn, chất thơ trong từng bài dạy.”. CBQL trường THCS Tân Lập cho biết: “Một số CBQL của các trường vẫn còn làm việc theo kinh nghiệm và cảm tính, không áp dụng triệt để nền tảng của khoa học QL và chưa

thật sự quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy”. Có giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin nhưng vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn với nhiều hình ảnh, hiệu ứng rối mắt. Nhiều giờ dạy giáo viên đưa quá nhiều thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng chưa hiệu quả. Có những giờ không còn là dạy học mà thành chiếu chép, không phát huy được tính tích cực của học sinh.

Trong tiến trình lên lớp, một số giáo viên thao tác quá nhanh khiến học sinh không kịp ghi bài hoặc chưa kịp ghi xong ý này thì thầy cô đã chuyển sang chiếu ý khác. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, ghi chép kiến thức của học sinh.

Giáo viên còn thụ động mà chưa có sự linh hoạt, chưa làm chủ trong quá trình thực hiện giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Khi máy tính, đầu chiếu bị trục trặc kĩ thuật, nhiều giáo viên trở nên lúng túng, mất tự tin làm ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả giờ dạy.

Việc tổ chức hội thảo, tập huấn phổ biến, chia sẻ nguồn tài nguyên lên các trang mạng và các phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT chưa thường xuyên.

Kết luận chương 2


Kết quả khảo sát ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn cho thấy: CBQL của các trường đã qua lớp bồi dưỡng QL giáo dục, có nền tảng cơ sở lý luận vững chắc về quản lý. GV nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học thể hiện ở việc vận dụng hiệu quả các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn để triển khai các nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn.

Kết quả quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn cho thấy: CBQL các trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn và GV tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn. CBQL đã quan tâm lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, tuy nhiên CBQL cần có các biện pháp khắc phục những tồn tại như: Thường xuyên chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở của toàn trường và từng khối, lớp; Lập kế hoạch huy động kinh phí và tiến hành đầu tư, mua sắm bổ sung, lắp đặt và bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị; Tổ chức thực hiện các chuyên đề hướng dẫn thực hành các công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng, tạo thư viện đồ dùng, tạo kho học liệu mở; Chỉ đạo việc soạn, giảng bài giảng môn Ngữ văn có ứng dụng CNTT theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy; Sử dụng các hình thức đánh giá và điều chỉnh kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn cho phù hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng nhất đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn gồm nhận thức và năng lực quản lý của CBQL và năng lực chuyên môn của giáo viên. Ngoài ra còn có các yếu tố về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về CNTT và cơ chế, chính sách hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TẠI Ở CÁC TRƯỜNG THCS

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN


3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Đảm bảo tính đồng bộ khi đề xuất các biện pháp là một trong những yêu cầu không thể thiếu để giải quyết có kết quả một vấn đề. Các biện pháp đưa ra để quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn phải được tiến hành trong cùng một thời gian, có sự phối hợp chặt chẽ từ trên xuống dưới, phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường, phối hợp giữa các giáo viên trong cùng một bộ môn. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Ngữ văn được tiến hành kết hợp cả nhận thức và quyết tâm hành động, có phương pháp nội dung thực hiện, có điều kiện về cơ sở vật chất, trang bị về CNTT, có điều kiện thời gian, có sự hỗ trợ về tài chính và đặc biệt là có cơ chế quản lý kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, khuyến khích người giáo viên hăng hái nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn Ngữ văn.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Hoạt động dạy học trong trường trung học cơ sở là hoạt động thực tiễn. Các biện pháp ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn Ngữ văn muốn thành công được thì đương nhiên cũng phải mang tính thực tiễn. Để các biện pháp đề xuất đảm bảo tính thực tiễn như yêu cầu đặt ra thì phải gắn môi trường ứng dụng, đối tượng ứng dụng, phương thức ứng dụng, nội dung ứng dụng... vào chương trình dạy học mà người giáo viên đang phải thực hiện. Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn và vận dụng nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải dựa trên các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn Ngữ văn và các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực thực hiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023