Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp

+ Quản lý thiết bị kỹ thuật, đảm bảo về số lượng, hạn chế sự xuống cấp, hư hỏng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của việc phát triển và thực thi chương trình.

Để sử dụng hiệu quả và bảo quản tốt, cần phải:

+ Xây dựng quy trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng từng loại tài sản.

+ Xây dựng các quy định về khen thưởng, xử lý nghiêm các vi phạm trong quy định về quản lý, bảo vệ tài sản, thiết bị dạy học.

- Hiệu trưởng phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho nhà trường để nâng cao chất lượng thực thi chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng chính là nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục nói chung,

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng trường trung học cơ sở phải cân đối và huy động, phân bổ nguồn lực hợp lý cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Hiệu trưởng phải khai thác, tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới nêu trên là các biện pháp quản lý cơ bản nhất được đề xuất với mục đích quản lý hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Mỗi biện pháp thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý cụ thể nhằm đạt tới mục tiêu trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện nguồn lực của nhà trường, địa phương. Song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động tương hỗ lẫn nhau, làm tiền đề thực hiện cho nhau, tạo thành một hệ thống. Biện pháp này vừa là tiền đề, vừa là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau để thực hiện mục tiêu chung, góp phần nâng cao chất lượng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo

chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên.

Trong các biện pháp đã nêu, căn cứ vào thực tiễn phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, theo chúng tôi, biện pháp quan trọng là phải bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường. Có thể nói đây là biện pháp quan trọng nhất, làm tiền đề cho việc thực hiện các biện pháp khác. Đồng thời, cần tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới để đáp ứng được mục tiêu giáo dục.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích, đối tượng khảo nghiệm

Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp đề xuất, phân tích các kết quả đó để vận dụng sáng tạo vào công tác phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

3.4.2. Nội dung và cách tiến hành khảo nghiệm

Để tiến hành đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất trên đây, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu xin ý kiến dành cho đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên của 15 trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Tổng số là 255 người. Tiêu chí đánh giá như sau:

3 điểm

2 điểm

1 điểm

Cần thiết

Ít cần thiết

Không cần thiết

Khả thi

Ít khả thi

Không khả thi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 12


3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất



Biện pháp

Mức độ cần thiết (SL)

(n = 255)


Điểm TB


Thứ bậc

Mức độ khả thi (SL)

(n = 255)


Điểm TB


Thứ bậc

Cần thiết

Ít cần

thiết

Không cần

thiết


Khả thi

Ít khả thi

Không khả thi

1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Nam về sự cần thiết của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.


242


13


0


2,94


2


240


15


0


2,94


2

2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trường trung học cơ sở


255


0


0


3,00


1


241


14


0


2,95


1

3. Xác định rõ mục tiêu, nội dung và các điều kiện đảm bảo để đạt mục tiêu khi xây

dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo


238


17


0


2,93


3


232


20


3


2,89


3



Biện pháp

Mức độ cần thiết (SL)

(n = 255)


Điểm TB


Thứ bậc

Mức độ khả thi (SL)

(n = 255)


Điểm TB


Thứ bậc

Cần thiết

Ít

cần thiết

Không

cần thiết


Khả thi

Ít khả thi

Không khả thi

dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.











4. Giám sát chặt chẽ hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng kế hoạch.


235


20


0


2,92


4


229


21


5


2,87


4

5. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác để phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.


230


25


0


2,90


5


219


21


15


2,80


5

Trung bình




2,94





2,89


* Về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Các biện pháp đề xuất đều được đa số CBQL, GV đánh giá ở mức độ cần thiết cao, điểm trung bình dao động từ 2,90 đến 3,00. Trong đó, biện pháp "Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trường trung học cơ sở” (Điểm trung bình là 3,00) được đánh giá cao nhất, với 100% CBQL, GV đều nhất trí cho rằng cần thiết. Biện pháp được đánh giá có tính cần thiết ít nhất là biện pháp "Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác để phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới" cũng có điểm trung bình là 2,90.

* Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Theo ý kiến của khách thể khảo sát, các biện pháp đề xuất đều đảm bảo có tính khả thi, thể hiện các biện pháp đều được đánh giá ở mức điểm từ 2,80 đến 2,95 so với mức điểm tối đa là 3,00. Trong đó, biện pháp "Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trường trung học cơ sở" vẫn được đánh giá là có tính khả thi cao nhất (Điểm trung bình là 2,95); Biện pháp được đánh giá có tính khả thi thấp nhất là biện pháp “Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác để phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới” với điểm trung bình là 2,80. Kết quả như vậy cho thấy các biện pháp có thể áp dụng và đem lại hiệu quả trong thực tiễn.

Như vậy, các biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi tương đối cao. Giá trị trung bình về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất là 2,94 là cao hơn trung bình về tính khả thi là 2,89. Điều đó cho thấy, các biện pháp là cần thiết, tuy nhiên để áp dụng, thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn còn chịu tác động, chi phối của nhiều yếu tố khác.

Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đánh giá ở mức độ tương đương nhau. So với điểm tuyệt đối là 3,00, thì số liệu trên đã cho phép khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ở mức khá cao.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở lý luận về phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới và quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới, xuất phát từ thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới và thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới với những ưu điểm và tồn tại, chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Đó là: 1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Nam về sự cần thiết của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới; 2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trường trung học cơ sở; 3. Xác định rõ mục tiêu, nội dung và các điều kiện đảm bảo để đạt mục tiêu khi xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới; 4. Giám sát chặt chẽ hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng kế hoạch; 5. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác để phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới và quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên và chú ý các điều kiện để thực hiện các biện pháp để tiến hành phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới thành công, hiệu quả.

Tùy theo điều kiện và nguồn lực của nhà trường cũng như đặc điểm địa phương, trình độ học sinh, Hiệu trưởng có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp nêu trên và bổ sung thêm một số biện pháp khác.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới là một quá trình nhà quản lý không ngừng phản hồi thông tin về chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới để điều chỉnh chương trình cho phù hợp với yêu cầu và thực tế của công tác giáo dục hiện nay. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới là quá trình cụ thể hóa làm chương trình chung quốc gia phù hợp với thực tiễn của địa phương, xây dựng theo mô hình phát triển năng lực thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.

Kết quả khảo sát thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cho thấy:

Việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã được thực hiện nhưng còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém. Việc phát triển mục tiêu chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS và xây dựng văn bản quản lý mục tiêu giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS chưa được thực hiện tốt. Điều chỉnh chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới sau khi triển khai thực hiện còn rất hạn chế. Chưa thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục về phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc thực hiện công tác kế hoạch hóa phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được đánh giá rất thấp. Việc xây dựng các cơ chế, quy định trong tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn nhiều hạn chế. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang không được đánh giá cao, vẫn còn những tồn tại, bất cập đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, trong đó: Năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường của cán bộ quản lý, giáo viên và nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang có ảnh hưởng nhiều nhất.

Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Đó là: 1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Nam về sự cần thiết của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới; 2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trường trung học cơ sở; 3. Xác định rõ mục tiêu, nội dung và các điều kiện đảm bảo để đạt mục tiêu khi xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới; 4. Giám sát chặt chẽ hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng kế hoạch; 5. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác để phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Do đó, trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lục Nam

Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các môn học mới, hiện đại cho các nhà trường; đầu tư xây dựng các phòng học hiện đại, tăng cường thêm thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin (máy tính, ti vi thông minh…).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023