Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Gdđđ Cho Hs Các Trường Ptdtnt Thcs Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông.

Quan sát thái độ, sự chú ý của HS trong các hoạt động GDĐĐ.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Trực tiếp trò chuyện, điều tra sâu đối với một số đối tượng để có thông tin nhằm đánh giá định tính cách hiện tượng đạo đức của HS.

7.2.4. Phương pháp thống kê số liệu

Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của nhà trường về kết quả GDĐĐ HS nhằm đúc rút những kinh nghiệm về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng.

7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Xin ý kiến CBQL, chuyên viên Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, để phân tích, lựa chọn các ý kiến tốt, phù hợp bổ sung vào biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

7.2.6. Phương pháp thống kê trong toán học

Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập.

8. Cấu trúc luận văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 3

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTNT THCS THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Đạo đức là vấn đề được các nhà tư tưởng và triết học đề cập đến từ lâu, được xã hội mọi thời đại cả ở phương Đông lẫn phương Tây quan tâm và coi trọng.

Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 - TCN), ông là nhà triết học, nhà chính trị và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại. Tư tưởng giáo dục Khổng Tử rất chú trọng vào dạy người - thuyết đức trị. Theo Ông, mục tiêu giáo dục là đào tạo, bồi dưỡng người “nhân”, “quân tử” để làm quan, “khôi phục lễ nghĩa” trong xã hội. Nội dung giáo dục luân lý đạo đức của Khổng Tử được thể hiện rõ trong “Luận ngữ”. “Luận ngữ” chủ trương rèn luyện tính thiện cho dân bằng phương pháp “cất nhắc người tốt, dạy dỗ người không tốt thì dân khuyên nhau làm điều thiện” [29]

Ở phương Tây, Nhà triết học Socrate (470 – 399 TCN) coi cái gốc của đạo đức là tính thiện, đạo đức và sự hiểu biết qui định nhau, tức là có đạo đức là nhờ sự hiểu biết và con người sau khi có hiểu biết mới trở thành đạo đức [32].

Aristoste (384 -322 TCN) cho rằng thượng đế không áp đặt để có công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức [32].

C.Mác (1818 -1883), người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, cho rằng: “Con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa và con người phát triển toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra chung quanh,..” [32].

Học thuyết Mác - Lênin khẳng định: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội nó bắt nguồn từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội; nó phản ánh và chịu sự tác động, chi phối của tồn tại xã hội. Đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc. Nhà trường trong mọi chế độ xã hội, mọi thời đại đều GDĐĐ cho HS [22].

Từ đó, có thể thấy rằng cả ở phương Đông lẫn phương Tây đều rất quan tâm, chú trọng đề cao vấn đề đạo đức và GDĐĐ qua đó hình thành và phát triển nhân cách của người học, của con người.

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đưa ra các mô hình quản lý giáo dục đạo đức phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Phạm Minh Hạc và các cộng sự đã có công trình nghiên cứu khoa học về: “Chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã phần nào cụ thể hóa được mục tiêu giáo dục trong các nhà trường, trong đó có hệ thống các trường trung học cơ sở; đã cụ thể hóa được các hoạch định chiến lược giáo dục toàn diện cho HS trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo con người, phát triển toàn diện để phục vụ cho công cuộc xây dựng CNH và HĐH đất nước. Từ thực trạng đạo đức của sinh viên, HS, công trình nghiên cứu này đã đưa ra một số giải pháp ở tầm vĩ mô về GD&ĐT với các yêu cầu đặt ra như: tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung, hình

thức GDĐĐ trong các trường học; củng cố ý tưởng giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường trong việc GDĐĐ cho mọi người,… Thành công ở công trình nghiên cứu này là đã đưa ra một hệ thống giải pháp quản lý xã hội về giáo dục. Trong đó có giải pháp “Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyện đạo đức và lối sống cho toàn dân trước hết là cán bộ đảng viên, cho thầy và trò các trường học” [23].

Luận án tiến sĩ “Giáo dục đạo đức cho HS trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay” của Đỗ Tuyết Bảo (2001) đã đề cập đến vai trò GDĐĐ với sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, tác động đổi mới của xã hội với GDĐĐ cho HS trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đưa ra các giải pháp như: Đổi mới về nhận thức GDĐĐ; Đổi mới phương pháp GDĐĐ; Đổi mới hình thành tổ chức hoạt động GDĐĐ và xây dựng môi trường đạo đức; lãnh đạo và quản lý công tác GDĐĐ trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS [2].

Đề tài mã số C 2006 -29 -05 “Một số giải pháp chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS trường Trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Đỗ Thị Thanh Thủy đã nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trung Hưng và một số trường THCS thuộc địa bàn thành phố Sơn Tây từ đó đề xuất một số giải pháp chỉ đạo thích hợp và khả thi về công tác GDĐĐ cho HS ở trường trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở và ngành GD&ĐT hiện nay [44].

Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học hết sức quan tâm hiện tượng suy thoái về đạo đức ở một bộ phận thanh thiếu niên do tác

động tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường nên đã có những công trình khoa học đáng quan tâm như:

Đề tài mang mã số NN7: “Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho HS, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân” do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm. Đề tài này đã mang lại nhiều nội dung mới về GDĐĐ, chính trị và tư tưởng trong các trường từ tiểu học đến đại học những năm đầu của thập kỷ 90 [14].

Đề tài: “Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị”, chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ quốc gia KX.07 (1991 - 1995), do Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang nghiên cứu các đề tài về con người với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Trong phạm vi của chương trình nghiên cứu này đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về GDĐĐ, phát triển nhân cách. Đáng lưu ý nhất là vấn đề giáo dục truyền thống dân tộc và cách mạng đã được các tác giả đề cập và lý giải trên cơ sở khoa học [47].

Đề tài: “Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Hồng Nhung, năm 2011 [33].

Đề tài: “Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS trung học phổ thông ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre” của tác giả Lê Thị Ngọc Thảo, năm 2011 [41].

Đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Gia Lộc II, tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, năm 2012 [1].

Đề tài: “Quản lý hoạt động GDĐĐ HS trung học phổ thông dân tộc thiểu số huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang” của tác giả Nguyễn Phú San, năm 2013 [39].

Đề tài: “Biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS THPT huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh" của tác giả Nguyễn Văn Bổ, năm 2013 [3].

Đề tài: “Quản lý hoạt động GDĐĐ HS trung học cơ sở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Hoàng Ngọc Thắng, năm 2015 [43].

Đề tài: “Quản lý hoạt động GDĐĐ HS trung học phổ thông C Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Trần Ngọc Nam (năm 2016) [31]...

Qua nghiên cứu những quan điểm về GDĐĐ của nước ngoài và các luận án, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam, cho thấy những nét khái quát về đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của vấn đề quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là rất cần thiết.

1.1.3. Một số nhận xét

Trên cơ sở khảo cứu nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề GDĐĐ các tác giả đã hệ thống hóa lý luận về GDĐĐ, quản lý GDĐĐ, đưa ra hệ thống các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS, sinh viên, đề xuất nhiều giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS ở các địa phương cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho HS ở các trường PTDTNT THCS ở địa phương.

Nhìn chung, trong những năm qua hoạt động GDĐĐ trong các nhà trường đã và đang được quan tâm rất nhiều. Những công trình trên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, phân tích vấn đề GDĐĐ dưới nhiều góc độ khác nhau, rất đa dạng, phong phú và có chiều sâu. Các hội thảo khoa học về GDĐĐ cho HS đã được tổ chức ở trung ương và các tỉnh thành. Các nghiên cứu trên đã chỉ ra thực trạng về đạo đức HS, thực trạng GDĐĐ và quản lý hoạt động này trong các loại hình nhà trường ở nhiều địa phương khác nhau và đã đề ra những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ đảm bảo tính khoa học, toàn diện, hiệu quả và khả thi ở các đơn vị, địa phương đó.

Để quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS hiện nay đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của các trường PTDTNT THCS, đòi hỏi phải có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này sâu sắc và hệ thống hơn nữa. Vì vậy khi lựa chọn đề tài này, tôi mong rằng sẽ góp một phần nhỏ bé nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS trong các trường PTDTNT THCS.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Giáo dục và giáo dục đạo đức

1.2.1.1. Giáo dục

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ [34].

Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu [34].

Với phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả chỉ tiếp cận Giáo dục theo nghĩa hẹp.

1.2.1.2. Giáo dục đạo đức

“GDĐĐ là quá trình tác động tới HS để hình thành cho HS một ý thức, tình cảm và một niềm tin đạo đức, đích hướng đến cuối cùng và quan trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập cho HS những thói quen hành vi đạo đức” [35].

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc rèn luyện, giáo dục thế hệ trẻ. Người dạy: “Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Ngành GD&ĐT có nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho HS, trong đó việc GDĐĐ cho HS là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu ở các nhà trường.

Tác giả Hà Nhật Thăng và Phạm Khắc Chương cho rằng: “GDĐĐ là sự tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía, bằng những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con người có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội [42].

GDĐĐ có quan hệ gắn bó chặt chẽ với giáo dục tư tưởng chính trị. Đó là cơ sở để hình thành thế giới quan Mác-Lênin và định hướng chính trị theo quan điểm và đường lối của Đảng trong ý thức và hành động đạo đức.

GDĐĐ còn gắn bó chặt chẽ với giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật giúp cho người học hiểu được những chuẩn mực của pháp luật, các quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân Việt Nam.

Như vậy, GDĐĐ cho HS là một nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt toàn bộ hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành và phát triển cho HS chuẩn mực nhân cách, đạo đức. Theo nghiên cứu thì tác giả đồng tình với khái niện về GDĐĐ của Nguyễn Ngọc Quang (1997), trường CBQLGD trung ương I, Hà Nội.

1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức

1.2.2.1. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý nhà nước, chịu sự tác động, chi phối bởi mục tiêu quản lý nhà nước. Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, nhằm tạo điều kiện cho tất cả mọi người được học tập. Quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo Phạm Minh Hạc (2003): “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS” [24].

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí