Phối Hợp Giữa Gia Đình, Nhà Trường Và Xã Hội Trong Quá Trình Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh

đã được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường phổ thông. Cụ thể: Hoạt động câu lạc bộ, tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật (quyền trẻ em, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản, an toàn giao thông...) với các nội dung, hình thức phong phú và đa dạng; Thi vẽ, làm thơ, viết báo, kể chuyện về đề tài ATGT, bảo vệ môi trường, quyền trẻ em...Quy mô các hoạt động này có thể là quy mô lớp, trường, cụm trường hoặc toàn tỉnh/thành phố. Thông qua các hoạt động này, học sinh phổ thông biết, hiểu và vận dụng được vào đời sống, học tập khi ở nhà, ở trường và ngoài xã hội những vấn đề về pháp luật có liên quan thiết thực đến các em.

- Thứ ba song song với việc đưa nội dung kiến thức pháp luật vào chương trình giáo dục chính khóa qua các môn học cần phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Phải khẳng định việc phổ biến pháp luật thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp là một trong những biện pháp hữu hiệu trong điều kiện đưa các nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục chính khóa gặp nhiều khó khăn do việc phải bảo đảm chương trình, thời lượng học tập của học sinh, sinh viên, tránh hiện tượng nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào nhà trường, gây quá tải cho học sinh, sinh viên. Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, học sinh, sinh viên sẽ được tiếp thu kiến thức pháp luật một cách tự nhiên, sinh động với nhiều hình thức phù hợp, hấp dẫn tạo nên sân chơi lành mạnh thu hút được nhiều học sinh tham gia.

Thứ tư, lồng ghép các nội dung pháp luật vào các hoạt động như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, hội, đội theo chủ đề pháp luật,

«tuần sinh hoạt công dân học sinh»; xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ tuổi

trẻ với pháp luật, nghe nói chuyên về pháp luật (tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông địa phương, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội...); tổ chức tham dự phiên tòa xét xử các vụ án vị thành niên phạm tội, tham quan trụ sở các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp, học tập nội quy, quy chế nhà trường; tổ chức các trò chơi thi tìm hiểu pháp luật, đố vui pháp luật, viết, vẽ theo các chủ đề chấp hành pháp luật, xây dựng các tiểu phẩm tình huống pháp luật; biên soạn cấp phát rộng rãi các tài liệu phổ biến pháp luật (sổ tay phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tài liệu giáo dục an toàn giao thông, tài liệu giáo dục giới tính, các bộ tranh về biển báo giao thông...), phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học đã tạo ra một sân chơi lành mạnh mang tính giáo dục cao, thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.

Giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp đã góp một phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên [25]

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có sự phối hợp giữa các đoàn thể, giáo viên và học sinh trong việc tổ chức các hoạt động.

BGĐ trung tâm ủng hộ, tạo điều kiện để mọi hoạt đông NGLL được diễn ra thuận lợi.

3.2.6. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh

* Mục tiêu

Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội nhằm tạo sự thống nhất trong quá trình tác động đến sự phát triển nhân cách học sinh, tạo

một sức mạnh tổng hợp trong công tác giáo dục và đào tạo của trung tâm, giúp cho quá trình giáo dục nói chung và GDPL nói riêng đạt kết quả cao.

* Nội dung và cách thực hiện

Biện pháp này không phải là sự gạt bỏ trách nhiệm của nhà trường sang cho gia đình và xã hội mà là coi việc GDPL là sự nghiệp, công việc của toàn xã hội, của nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân.

Giáo dục nhà trường với chức năng trội là trang bị hệ thống kiến thức văn hóa, khoa học và phương pháp tư duy cũng như hệ thống kỹ năng cơ bản để con người hoạt động. Hoạt động ở phạm vi xã hội rộng lớn, con người có thể tiếp ứng kết quả của giáo dục gia đình và nhà trường nhằm phát triển, kế thừa và trải nghiệm trong thực tế để khẳng định mình.

Đối với Ban lãnh đạo Nhà trường phải thực sự là đầu mối liên kết các lực lượng GDPL cho học sinh. Nhà trường cần phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng xã hội ở địa phương nhằm thu hút và phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực. Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan hành pháp quản lý xã hội, các đoàn thể chính trị, các tổ chức, đơn vị kinh tế, các cơ quan chức năng xã hội khác. Nội dung phối hợp các lực lượng như sau:

- Nhà trường cần tham mưu, phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc chỉ đạo toàn dân tham gia giáo dục thế hệ trẻ.

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp phường, cấp quận để làm tốt công tác khuyến học, hòa giải, giáo dục cá biệt, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực và những biểu hiện vi phạm pháp luật trong học sinh.

- Phối hợp với Hội cựu chiến binh Việt Nam tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, văn hóa thể thao, bệnh viện để tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và chăm lo sức khỏe cho học sinh.

- Phối hợp với cộng đồng nơi ở của gia đình học sinh, để nắm tình hình của học sinh, động viên khuyến khích học sinh tuân thủ theo pháp luật.

- Phối hợp với công an để bàn biện pháp phòng chống, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quá trình GDPL cho học sinh. Gia đình có nhiều tiềm năng cơ bản trong việc xã hội hóa cá nhân, vai trò và trách nhiệm của gia đình ngày càng được đề cao. Gia đình là trường học đầu tiên và lâu dài về phương diện thời gian. Cùng với sự giao tiếp thường xuyên và nhạy cảm của các thành viên trong gia đình giúp cha mẹ có thể phát hiện kịp thời chính xác các biểu hiện của học sinh cần giúp đỡ. Điều này góp phần quan trọng đảm bảo sự phát triển nhân cách của các em đúng hướng.

So với nhà trường và các thiết chế văn hóa giáo dục khác (thường tác động đến số đông), gia đình có lợi thế trong việc tiếp cận cá nhân đối với từng em (tính cá biệt, phân hóa cao), trên cơ sở đó có thể tạo điều kiện, phương tiện cho sự phát triển nhân cách tốt hơn so với nhà trường.

Gia đình là chỗ dựa an toàn, vững chắc nhất để bảo vệ con em mình không bị cám dỗ, sa ngã mà là môi trường tốt để học sinh hình thành nhân cách, đào tạo ý thức, chuyển hóa nhận thức và chuyển đổi hành vi của các con em mình. Do vậy các bậc phụ huynh, nhất là gia đình cán bộ Đảng viên công chức nhà nước cần thường xuyên giám sát, quản lý con em mình ngoài giờ học. Lưu ý thời gian biểu, cách đi lại, quan hệ giao lưu với bạn bè và sinh hoạt cá nhân của con em mình để phát hiện kịp thời các biểu hiện sa ngã cùng với nhà trường và các tổ chức đoàn thể tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của học sinh.

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, để môn GDCD không là lý thuyết suông mà phải được thể hiện trong các hành vi cụ thể hàng ngày của các em. Trong đó, gia đình có vị trí quan trọng, là nhân tố tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của các em. Cùng với sự phát triển của xã hội, gia đình ngày càng có điều kiện để quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe, định hướng nghề nghiệp, giáo dục đạo đức trong đời sống gia đình và nếp sống văn minh nơi công cộng, hướng dẫn các em tham gia các sinh hoạt cộng đồng xã hội.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể ngoài xã hội đến việc GDPL cho học sinh.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Quá trình giáo dục nói chung và quá trình GDPL nói riêng là một cấu trúc hoàn chỉnh, bao gồm trong nó các thành tố, các bộ phận. Các thành tố, các bộ phận này tuy có vị trí, vai trò và độc lập tương đối. Tuy nhiên chúng vẫn có mối quan hệ, tác động lẫn nhau giữa các thành tố khác hay với các sự vật hiện tượng khác trong hiện thực khách quan. Vì vậy, các biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, không thể tách rời nhau đồng thời giữa các biện pháp còn có sự ràng buộc và hỗ trợ lẫn nhau cùng thực hiện mục tiêu GDPL.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến: 90 cán bộ giáo viên tại 3 trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Tác giả tiến hành khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

* Về tính cần thiết: Để khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp, tác giả sử dụng câu hỏi 1 - phụ lục 3. Kết quả như sau:

Bảng 3.1. Ý kiến của cán bộ giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp GDPL


TT


Biện pháp

Mức độ

Rất cần

thiết

Tỷ lệ (%)

Cần thiết

Tỷ lệ (%)

Không cần

thiết

Tỷ lệ (%)

1

Nâng cao nhận thức cho các

lực lượng GDPL

41

45,6

49

54,4



2

Đổi mới phương pháp GDPL

90

100





3

Đa dạng hóa các hình thức GDPL

85

94,4

5

5,5



4

Tích hợp GDPL trong các

môn học chiếm ưu thế

39

43,3

51

56,7



5

GDPL trong các hoạt động

ngoài giờ lên lớp

80

88,9

10

11,1




6

Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình

giáo dục pháp luật cho học sinh.


30


33,3


60


66,7



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên - 11

Qua bảng 3.1 cho thấy:

- 88,9 % đến 100 % cán bộ giáo viên đánh giá cao mức độ cần thiết của biện pháp: Đổi mới phương pháp GDPL, GDPL trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa dạng hóa các hình thức GDPL.

- 54,4 % đến 66,7 % cán bộ giáo viên cho rằng các biện pháp: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GDPL, tích hợp GDPL trong các môn học chiếm ưu thế, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh là cần thiết.

Như vậy, có thể khẳng định rằng 9 biện pháp GDPL được đề xuất trong đề tài đều được cán bộ giáo viên đánh giá ở mức độ cần thiết cao nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng GDPL trong các trung tâm.

* Về tính khả thi: Để khảo sát về tính khả thi của các biện pháp, tác giả sử dụng câu hỏi 2 - phụ lục 3. Kết quả như sau:

Bảng 3.2. Ý kiến của cán bộ giáo viên về tính khả thi của các biện pháp GDPL


TT


Biện pháp

Mức độ

Rất khả thi

Tỷ lệ (%)

Khả thi

Tỷ lệ (%)

Không khả thi

Tỷ lệ (%)

1

Nâng cao nhận thức cho các lực

lượng GDPL

10

11,1

55

61,1

25

27,8

2

Đổi mới phương pháp GDPL

25

27,8

59

65,5

6

6,7

3

Đa dạng hóa các hình thức GDPL

20

22,2

57

63,3

13

14,4

4

Tích hợp GDPL trong các môn

học chiếm ưu thế

26

28,9

57

63,3

7

7,8

5

GDPL trong các hoạt động ngoài

giờ lên lớp

56

62,2

34

37,8




6

Phối hợp giữa gia đình, nhà

trường và xã hội trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh.


55


61,1


35


38,9



Qua bảng 3.2 cho thấy:

- Các biện pháp: Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh (chiếm 61,1 %), GDPL trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp (chiếm 62,2 %) được cán bộ giáo viên đánh giá mức độ khả thi rất cao.

- Các biện pháp còn lại: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GDPL (chiếm 61,1), đổi mới phương pháp GDPL (65,5 %), đa dạng hóa các hình thức GDPL (63,3 %) được cán bộ giáo viên đánh giá ở mức độ khả thi.

- Một số cán bộ giáo viên đánh giá các biện pháp: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GDPL (chiếm 27,8 %), đổi mới phương pháp GDPL (chiếm

6,7 %), đa dạng hóa các hình thức GDPL (chiếm 14,4 %), tích hợp GDPL trong các môn học chiếm ưu thế (chiếm 7,8 %) không khả thi.

Như vậy, có thể khẳng định rằng toàn bộ cán bộ giáo viên trong các trung tâm GDTX cho rằng các biện pháp GDPL đề xuất trong đề tài mang tính khả thi cao góp phần lớn trong việc nâng cao hiệu quả GDPL.


Kết luận chương 3


Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu ở chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2, chúng tôi đề xuất và lý giải 6 biện pháp GDPL cho học sinh các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên:

1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GDPL

2. Đổi mới phương pháp GDPL

3. Đa dạng hóa các hình thức GDPL

4. Tích hợp GDPL trong các môn học chiếm ưu thế

5. GDPL trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

6. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.

Việc thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật, góp phần tích cực đưa pháp luật vào cuộc sống. Các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ nhằm tác động toàn diện đến đối tượng từ thay đổi nhận thức đến hoạt động thực tiễn và làm cho pháp luật trở thành qui tắc xử sự của mọi cơ quan, tổ chức và mọi công dân.

Trong mỗi biện pháp đề xuất đều được phân tích và làm sáng tỏ mục tiêu của biện pháp, nội dung và cách thực hiện, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề và hỗ trợ cho nhau

Qua khảo nghiệm cho thấy cả 6 biện pháp trên đều được đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi cao.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí