Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Vật Lí Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Trường Trung Học Phổ Thông

Bước 1: Xuất phát từ một sự kiện/hiện tượng/tình huống/nhiệm vụ mà học sinh được trải nghiệm để làm xuất hiện vấn đề cần giải quyết.

Bước 2: Lựa chọn giải pháp/xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề dựa trên những thao tác phân tích, thảo luận, huy động kiến thức, kĩ năng của học sinh.

Bước 3: Thực hiện giải pháp/kế hoạch để giải quyết vấn đề cũng đồng thời là quá trình thực hành, củng cố kiến thức, kĩ năng.

Bước 4: Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề. Bước này tạo điều kiện để học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm đã tích lũy được của bản thân để đánh giá kết quả giải quyết vấn đề học tập hoặc vấn đề thực tiễn, từ đó có thể đề xuất những giải pháp mới, sáng tạo hơn.

Về kĩ thuật dạy học

Tiến trình dạy học chủ đề được thể hiện cụ thể thành chuỗi hoạt động học của học sinh. Mỗi hoạt động học của học sinh phải rõ mục đích học tập, nội dung, phương thức và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành và đạt được. Phương thức hoạt động của học sinh thể hiện thông qua kĩ thuật học tích cực được sử dụng ở học sinh. Có nhiều kĩ thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu phát triển các năng lực khác nhau của học sinh. Tuy nhiên, dù sử dụng kĩ thuật học tích cực nào thì việc tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh đều phải thực hiện theo các bước sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: học sinh được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, không để xảy ra tình trạng học sinh bị "bỏ quên" trong quá trình dạy học.

- Báo cáo kết quả và thảo luận: yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; giáo viên cần khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Mỗi chủ đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập không chỉ thực hiện trên lớp mà có thể được thực hiện ngoài lớp học, ngoài khung thời gian ở trường. Trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

1.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học phổ thông

Quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 5

Trong hoạt động dạy học, chất lượng dạy học Vật lí là vấn đề quan trọng hàng đầu. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó kiểm tra đánh giá là một trong vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua kiểm tra, đánh giá mà người học tự nhận thức về kết quả đạt được của mình để từ đó tự điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp, giáo viên có được những thông tin phản hồi cần thiết để điều chỉnh phương pháp và nội dung giảng dạy Vật lí sao cho đạt kết quả cao nhất.

Đối với người cán bộ quản lý, kiểm tra, đánh giá cho phép nắm bắt kịp thời tình hình giảng dạy của giáo viên cũng như tình hình học tập của học sinh để từ đó có những giải pháp quản lý phù hợp đảm bảo chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học.

Kiểm tra trong dạy học Vật Lý là quá trình đo nghiệm nhằm xác định mục đích, nội dung, lựa chọn phương pháp, tổng hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện, phát

triển. Kiểm tra bao gồm việc xác định điều kiểm tra, công cụ kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra nhằm điều chỉnh quá trình dạy học và điều khiển quá trình học tập Vật lý của học sinh.

Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học Vật lí phải đảm bảo sự đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Tổ chức dạy học chủ đề theo chuỗi hoạt động học của học sinh thì việc đánh giá cần bám sát sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn thành. Về cách thức cần tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh vì hoạt động này góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng do học sinh có điều kiện huy động kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đồng thời phát triển năng tự đánh giá cho học sinh. Để thực hiện được điều đó, cần mô tả cụ thể các sản phẩm học tập mà học sinh cần hoàn thành cùng với các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với mỗi hoạt động học trong cả tiến trình dạy học.

Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, tập trung đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Lấy chuẩn năng lực cần hình thành ở học sinh để xác định nội dung cần đánh giá, thiết kế công cụ làm cơ sở tiến hành đánh giá. Hoạt động đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng và phải có tác dụng cải tiến thực trạng dạy và học Vật lí.

1.3.5. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học phổ thông

1.3.5.1. Yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên dạy môn Vật lí

Giáo viên phải có chuyên môn sâu, nắm vững chương trình giáo dục tổng thể và chương trình môn học theo các mạch nội dung kiến thức, nắm vững mục tiêu chung và mục tiêu môn học cần đạt được.

Giáo viên phải có năng lực phát triển chương trình môn học; có năng lực thiết kế chủ đề dạy học tích hợp theo hướng giáo dục STEM; am hiểu về khoa học giáo dục để tích hợp các chủ đề giáo dục trong dạy học Vật Lý.


24

Giáo viên phải có năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức hoạt động học cho học sinh một cách hiệu quả, thiết thực, có khả năng hợp tác với đồng nghiệp trong nhóm ngành khoa học tự nhiên, Toán học và công nghệ để thiết kế và tổ chức chủ đề dạy học tích hợp.

Giáo viên phải có năng lực dạy học phân hóa sâu và giáo dục hướng nghiệp cho học.

Giáo viên không chỉ là chuyên gia về việc dạy mà còn phải là chuyên gia về việc học để hướng dẫn học sinh học thông qua làm và học thông qua trải nghiệm và tự học để thay đổi.

1.3.5.2 Yêu cầu về cơ sở vật chất, phòng thực hành thí nghiệm môn Vật lí ở trường trung học phổ thông

Để dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT đạt hiệu quả, cơ sở vật chất của các nhà trường cần đáp ứng những điều kiện về cơ sở vật chất dùng chung (lớp học, thư viện, …) và các thiết bị dùng riêng của bộ môn Vật lí.

Một là, các thiết bị dùng để trình diễn, chứng minh. Nhóm này bao gồm:

- Tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ sao; dụng cụ xác định vị trí sao Bắc cực; ảnh (hoặc hình vẽ, mô hình) mô tả: Hệ Nhật tâm; hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều, các đại lượng sóng.

- Tài liệu đa phương tiện về: Chuyển động của vật bị ném; hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều; một số ứng dụng vật lí trong y học (chụp ảnh bằng tia X, chụp ảnh cắt lớp, chụp cộng hưởng từ).

- Xe đo có tích hợp cảm biến vị trí, cảm biến lực để vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian, đồ thị vận tốc - thời gian; dụng cụ nghiệm lại định luật bảo toàn năng lượng; máy phát và hiển thị hình ảnh sóng âm; dụng cụ dùng để tổng hợp hai lực đồng quy, song song.

Hai là, các thiết bị dùng để thực hành. Nhóm này bao gồm:

Xe đo có tích hợp cảm biến vị trí, cảm biến lực để đo tốc độ, đo gia tốc rơi tự do, xác định tốc độ và đánh giá động lượng của vật trước và sau va chạm đàn hồi; dụng cụ đo tần số của sóng âm, đo tốc độ truyền âm bằng phương pháp


25

sóng dừng, xác định suất điện động và điện trở trong của pin hoặc acquy, khảo sát hiện tượng quang điện, đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi, đo cảm ứng từ.

Ba là, phòng thực hành.

Phòng thực hành vật lí phải có đủ diện tích để sắp xếp thiết bị, mẫu vật và bàn ghế cho học sinh làm thực hành; có máy tính, máy chiếu (projector), màn hình, máy quay, máy ảnh, dụng cụ thực hành, tủ đựng dụng cụ, vật liệu tiêu hao, bảng viết, bàn ghế thực hành, tủ sấy, máy hút ẩm, quạt thông gió, dụng cụ bảo hộ, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, vòi nước và bồn rửa; có nội quy phòng thực hành vật lí.

Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy học mỗi chủ đề phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học.

Vì vậy trường THPT phải có phòng học bộ môn, có đủ trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Vật Lí.

1.3.5.3. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong dạy học môn Vật lí

Giáo viên Vật lí cần phối hợp với các giáo viên Hóa học, Sinh học; Toán; Công nghệ để thiết kế, tổ chức dạy học tích hợp.

Giáo viên phải có sự phối hợp với các tổ chức doanh nghiệp, nhà sản xuất để tổ chức dạy học trải nghiệm tại hiện trường.

Giáo viên phải có năng lực phối hợp với đồng nghiệp trong tổ bộ môn để cùng tham gia nghiên cứu bài học Vật lí trên cơ sở đó tìm ra cách thiết kế bài học hay nhất, tổ chức bài học hiệu quả nhất.

1.4. Những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học phổ thông

1.4.1. Lập kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT

Để tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới của cả năm học, cần cụ thể hóa thành chương trình hoạt động học kỳ, hàng tháng và theo chủ điểm.

26

Lập kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT cần bảo đảm một số yêu cầu cơ bản:

- Bám sát kế hoạch triển khai chương trình giáo dục của các cấp quản lý trực tiếp. Để làm được điều này, nhà trường cần có những thông tin căn bản, những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch như văn bản về chương trình, nhiệm vụ năm học của cấp trên; những yêu cầu của cấp trên đối với dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới …

- Thống nhất với các kế hoạch khác của nhà trường. Kế hoạch quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường THPT, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Kế hoạch quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới là chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở kế hoạch dạy học chung của nhà trường.

Nội dung của kế hoạch dạy học Vật lí năm học thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Mục tiêu, công việc:

Hiệu trưởng cần xây dựng các mục tiêu về: quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học nói chung và dạy học Vật lí sẽ tiến hành.

Các công việc dự kiến có thể là:

+ Khai giảng năm học

+ Kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung và kế hoạch dạy học môn Vật lí nói riêng, tổ chức giảng dạy, học tập theo kế hoạch dạy học và chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định và ban hành.

+ Kế hoạch dạy học môn Vật lí phải thể hiện rõ: Hoạt động giảng dạy lý thuyết, thực hành, thực tế, hoạt động dạy học Vật lí theo chủ đề trải nghiệm, chủ đề tích hợp liên môn; chủ đề giáo dục STEM môn vật lý, dạy học chủ đề tự chọn ở trường THPT.

+ Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu kém; dạy học theo hướng phân hóa định hướng nghề nghiệp; ôn thi tốt nghiệp.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên môn Vật Lý: Về chương trình dạy học, về phương pháp dạy học hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí.

+ Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Vật Lý: Kiểm tra, đánh giá định kỳ, tổng kết.

- Dự kiến việc phân bổ nguồn lực dạy học môn Vật Lý để thực hiện kế hoạch dạy học bao gồm:

+ Nhân sự dạy học: Hiệu trưởng cần rè soát hoặc xây dựng kế hoạch về tổ chức bộ máy của trường; rà soát hoặc thành lập và cử tổ trưởng chuyên môn, thành lập và cử chủ tịch các hội đồng trong nhà trường; dự kiến phân công công tác cho giáo viên giảng dạy môn Vật Lý dựa trên cơ sở trình độ được đào tạo và năng lực chuyên môn của giáo viên Vật Lý.

+ Tài chính: Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch nhu cầu tài chính của nhà trường và dự kiến nguồn tài chính với số lượng cụ thể làm căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng và thực hiện các hoạt động thực hành, thí nghiệm, dạy học trải nghiệm tại hiện trường của môn Vật Lý, các hoạt động tham quan dã ngoại, hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học kỹ thuật theo môn học vv...

+ Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, lập kế hoạch cho từng hạng mục cơ sở vật chất, phương tiện cần bổ sung trong dạy học Vật lý thuộc của từng học kỳ, từng năm học cho từng khối lớp, kế hoạch bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, dụng cụ thực hành, thí nghiệm một cách hiệu quả.

- Kế hoạch thời gian: Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch thời gian cụ thể nhằm định hướng cho hoạt động của tổ chuyên môn theo kế hoạch dạy học chung của toàn trường.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT

Tổ chức dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới là một chức năng quản lý quan trọng của Hiệu trưởng ở trường THPT. Để thực hiện chức năng này, Hiệu trưởng trường THPT cần thực hiện một số công việc như sau:

Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiệu trưởng hoàn thiện tổ chức chính quyền quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý, phân công cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp theo dõi, giám sát việc thực hiện mục tiêu chương trình dạy học nói chung và chương trình dạy học môn Vật lí nói riêng, giám sát quá trình dạy học Vật Lý ở trường THPT.

Định hướng cho hoạt động của tổ chuyên môn đặc biệt là môn Vật lý nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. Giao nhiệm vụ cho trưởng bộ môn Khoa học tự nhiên quản lý hoạt động chuyên môn môn Vật lí, lập kế hoạch dạy học, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Vật lí.

Rà soát lại năng lực giảng dạy của giáo viên Vật Lý, huy động nguồn lực tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn Vật lý, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học vật lý.

Hiệu trưởng có những chính sách cụ thể đối với tổ chuyên môn, giáo viên dạy học Vật lý về vấn đề đảm bảo chất lượng dạy học và nâng cao chất lượng dạy học Vật Lý của nhà trường.

Phân công phân nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về vấn đề thực hiện dạy học theo chủ đề liên môn, dạy học tích hợp các chủ đề giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Vật Lý theo định hướng phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác và các năng lực đặc thù của môn Vật lí. Hướng dẫn tổ chuyên

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí