Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Huyện

Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố đều được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Cụ thể như sau:

Các yếu tố chủ quan được đánh giá có ảnh hưởng lớn hơn đến quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới so với các yếu tố khách quan, trong đó yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất là “Năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường của cán bộ quản lý và giáo viên”, sau đó là “Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới” (ĐTB mà cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá các yếu tố này lần lượt là 3,00; 2,89 và 2,90; 2,78).

Rõ ràng, để phát triển chương trình có hiệu quả, những người tham gia vào công việc này phải có nhận thức đúng đắn, có kiến thức và kỹ năng phát triển chương trình và ngược lại. Trong số các yếu tố khách quan thì “Chương trình GDPT mới, các văn bản quy định, hướng dẫn về phát triển chương trình” được đánh giá cũng có mức độ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý. Với yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tất yếu chương trình mới này và các văn bản quy định, hướng dẫn về phát triển chương trình sẽ là cơ sở để cán bộ quản lý chỉ đạo điều chỉnh chương trình hiện hành cho phù hợp (ĐTB cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá lần lượt là 2,87 và 2,77). Ngoài ra, Đặc điểm của địa phương nơi trường đóng; Đặc điểm của học sinh trong nhà trường; Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học cũng được đánh giá là có ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế khách quan của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.5.1. Những ưu điểm

Hiệu trưởng rất coi trọng việc triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước, của ngành về đổi mới nội dung chương trình, các quy định, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

Về nhận thức: Nhìn chung, đa số CBQL, GV các trường THCS huyện Lục Nam đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Về thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường: Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam được thực hiện theo quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường, bao gồm việc phân tích bối cảnh, phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới và xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học.

Về thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới: Nhìn chung, Hiệu trưởng các trường THCS đã thực hiện đúng các chức năng quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động này.

Các trường đã tạo điều kiện nhất định về cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác để đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

2.5.2. Những hạn chế

Vẫn còn có những CBQL, GV nhận thức chưa rõ ràng, thiếu nhất quán về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 10

Các nội dung phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được đánh giá cao, đặc biệt là các tiêu chí thuộc về nội dung thiết kế chương trình nhà trường có liên quan trực tiếp đến chương trình giáo dục phổ thông mới như: Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn; Xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địa phương; Xây dựng các chủ đề giáo dục STEM; Thiết kế chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục; Thiết kế, bổ sung một số hoạt động giáo dục khác theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Công tác lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới chưa bám sát bối cảnh cụ thể trong và ngoài

nhà trường, vì thế thiếu tính thực tiễn và khả thi. Những tồn tại, bất cập tương tự cũng tồn tại ở chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá phát triển chương trình giáo dục nhà trường còn có hiện tượng buông lỏng quản lý đối với hoạt động này. Vì thế, tất yếu việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ kém hiệu quả.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu để phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Các nhà trường chưa có sự đầu tư đúng mức về hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiệu trưởng còn quản lý theo kinh nghiệm, ít cập nhật kiến thức quản lý mới, thiếu sự tìm tòi, vận dụng những kinh nghiệm quản lý hiệu quả về hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các biện pháp quản lý chưa phù hợp với điều kiện nhà trường về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, công tác kiểm tra, đánh giá chưa được coi trọng đúng mức và thiếu sự động viên khích lệ kịp thời đối với giáo viên.

Bên cạnh đó do khối lượng công việc quá nhiều nên cán bộ, giáo viên của các trường trung học cơ sở khó thu xếp được thời gian dành cho hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

Đời sống kinh tế, xã hội của huyện Lục Nam còn khó khăn, đa phần người dân làm nông, lâm nghiệp nên ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Do đó, đa số thiết bị không đồng bộ, không chất lượng; thiếu kinh phí để đầu tư, mua sắm, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của các hoạt động dạy học, giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, tích hợp liên môn, giáo dục STEM...

Kết luận chương 2


Nhìn chung, đa số CBQL, GV các trường THCS huyện Lục Nam đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, vẫn còn có những CBQL, GV hạn chế trong nhận thức về vấn đề này khi nhầm lẫn vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới với dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.

Hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam về cơ bản được thực hiện theo đúng quy trình. Tuy nhiên, các nội dung cụ thể của hoạt động này chưa được đánh giá cao, đặc biệt là các tiêu chí thuộc về nội dung thiết kế chương trình nhà trường có liên quan trực tiếp đến chương trình giáo dục phổ thông mới như.

Nhìn chung, Hiệu trưởng các trường THCS đã thực hiện đúng các chức năng quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động này. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá chưa bám sát bối cảnh cụ thể trong và ngoài nhà trường, vì thế thiếu tính thực tiễn và khả thi.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu cần thiết để phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Những kết quả thực trạng thu được ở Chương 2 là căn cứ thực tiễn để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG‌‌

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường dựa trên những vấn đề lý luận khoa học có tính cốt lõi và những thành tựu đã đạt được về phát triển chương trình giáo dục nhằm điều chỉnh, bổ sung những yếu tố chưa hợp lý trong công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của các trường THCS trong hoạt động quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới để từ đó xây dựng các biện pháp nhằm phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục những khó khăn còn tồn tại, những mặt chưa làm được trước đây trong quản lý hoạt động này ở các trường THCS. Có như vậy công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường nói chung, công tác xây dựng, quản lý, phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS nói riêng mới đạt được kết quả cao.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Tính khả thi đòi hỏi phải có khả năng vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà trường một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao. Để đạt được những vấn đề này, khi xác định mục tiêu cần đảm bảo mục tiêu rõ ràng, lượng hoá được, có kết quả cụ thể, có thời gian xác định cụ thể và được quán triệt tới mọi thành viên trong nhà trường. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan, khoa học và có khả năng thực hiện hiệu quả khi đưa vào triển khai.

Các biện pháp được đề xuất trước hết nhằm khắc phục nguyên nhân yếu kém trong việc quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở.

Vì vậy, mỗi biện pháp đều phải mang hai giá trị là tính cần thiết và tính khả thi. Hai giá trị của một biện pháp được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ tương tác với nhau cùng với các biện pháp khác tạo nên một sức mạnh tổng hợp, thống nhất là biến đổi rõ rệt mục tiêu, kết quả nghiên cứu. Do đó, không thể có một biện pháp được đề xuất là rất cần thiết nhưng lại không khả thi, hoặc ngược lại là rất khả thi nhưng lại không cần thiết.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần tính tới các yếu tố tác động đến các biện pháp như: đội ngũ quản lý, đội ngũ nhà giáo, điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học, cơ sở vật chất của các nhà trường... Vì vậy, một biện pháp quản lý không thể cùng một lúc tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống các nội dung của quản lý hoạt động giáo dục, không đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, mà kết hợp biện pháp chung với biện pháp đặc thù, dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp, đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra.

Như vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS phải đảm bảo đó là một chỉnh thể, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua, khen thưởng.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải có tính hệ thống, liên kết chặt chẽ với nhau có mối quan hệ tương tác lẫn nhau theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng, đa trị, mỗi biện pháp đều phải có một sức mạnh đặc thù tác động đến sự biến đổi của đối tượng hướng đến mục đích đã được xác định. Vì vậy, người nghiên cứu phải đứng trên tầm cao mới có cái nhìn khái quát để đề ra các biện pháp cho việc khắc phục

những yếu kém còn tồn tại; các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, tình cảm hành vi, hoạt động tích cực của khách thể quản lý; Các biện pháp huy động nguồn lực vật chất và tinh thần; Kích thính và tác động các lực lượng thành phần liên đới nỗ lực thực hiện mục tiêu đã đề ra trong một chỉnh thể thống nhất, không có sự trùng lặp, chồng chéo hoặc đối cực lẫn nhau.

Yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong các biện pháp thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới: một là, các biện pháp đưa ra phải bảo đảm tính hệ thống trong việc thực hiện các chức năng quản lý từ khâu công tác kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện; hai là, biện pháp phải đảm bảo tính hệ thống trong các hoạt động phát triển chương trình giáo dục của nhà trường; ba là, các biện pháp phải tác động tới các thành tố chủ yếu của quá trình giáo dục.

3.2. Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Nam về sự cần thiết của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên để đội ngũ này hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ đó tích cực, chủ động, có trách nhiệm trong việc tham gia vào hoạt động phát triển chương trình giáo dục của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Lục Nam cần tuyên truyền để đội ngũ CBQL, GV hiểu được rằng:

- Chương trình giáo dục là yếu tố cốt lõi, đảm bảo sự sống còn của các cơ sở giáo dục.

- Phát triển chương trình giáo dục là tất yếu bởi giáo dục là một quá trình xã hội, cần phải thay đổi và phát triển theo xu thế xã hội.

- Phát triển chương trình giáo dục nhà trường để xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, tăng tính thực tiễn,

giảm áp lực cho người học nhưng vẫn đảm bảo trang bị cho người học các kiến thức, kĩ năng và năng lực cơ bản để có thể tham gia kì thi tốt nghiệp THCS hằng năm.

- Phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, đồng thời giúp giáo viên nhanh chóng thích ứng và dịch chuyển có hiệu quả sang quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Chương trình giáo dục cần luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Do vậy, giáo dục phổ thông phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, những sự kiện mới, những vấn đề mới trong cuộc sống hiện tại, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kĩ thuật cũng như những vấn đề cập nhật trong cuộc sống.

- Phát triển chương trình giáo dục nhà trường là một công việc phức tạp, một nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi không chỉ năng lực mà còn cần có tinh thần trách nhiệm cao của những người tham gia.

- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Nam đều phải có trách nhiệm trong việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

- Phát triển chương trình giáo dục ở các trường THCS huyện Lục Nam là một quá trình liên tục, không phải làm 1 lần là xong.

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam có thể tiến hành thông qua các hoạt động sau:

Thông qua các buổi sinh hoạt Chi bộ đảng, lãnh đạo tổ chức đảng của các trường THCS tuyên truyền cho CBQL, GV hiểu rõ về nhiệm vụ của mình đối với việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS.

Phòng GD&ĐT tạo điều kiện thuận lợi nhất cho CBQL, GV tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trong đó có nội dung phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS.

Trong năm học xây dựng các chuyên đề nhằm giúp các trường THCS trong huyện trao đổi về tầm quan trọng của việc phát triển chương trình giáo dục nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023