Quản Lý Dạy Học Môn Vật Lí Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Trường Trung Học Phổ Thông

Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học phổ thông thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học phổ thông thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG‌


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trong mọi xã hội, mọi thời đại, giáo dục là một lĩnh vực luôn dành được nhiều sự đầu tư phát triển của các quốc gia, quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hành đầu. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa XI đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế

- hội”.

Để giáo dục đi cùng với sự phát triển của thời đại, Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục đào tạo đã chỉ rõ yêu cầu cần thiết phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Quan điểm này được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội "...đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; ... tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống...”[14].

Để nâng cao chất lượng giáo dục trước tiên phải nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy học thì vai trò của quản lý hoạt động dạy học là hết sức quan trọng. Nhiều học giả, các nhà khoa học đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường một cách hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Trần Thị Hương (2016) trong nghiên cứu "Quản lý hoạt động dạy học" đã chỉ ra những yêu cầu của quản lý hoạt động dạy học đó là gắn liền với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo động lực, môi trường, điều kiện

thuận lợi, kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên; quản lý tập trung vào hoạt động dạy của giáo viên, trực tiếp với giáo viên và gián tiếp với học sinh đảm bảo quản lý song song hai mặt dạy và học. Công trình nghiên cứu đã chỉ rõ các nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy học bao gồm: quản lý kế hoạch, chương trình dạy học; quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên; quản lý việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch bài giảng của giáo viên; quản lý phương pháp, phương tiện dạy học và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học; quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn; quản lý bồi dưỡng giáo viên; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 3

Nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT có luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hữu Dũng (2006). Tác giả đã xác định vài trò chủ đạo và then chốt của hiệu trường trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tại trường THPT từ đó đề xuất những biện pháp của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ở các trường THPT tại thành phố Đà Nẵng.

Lê Ngọc Trọng (2014) trong luận văn thạc sỹ "Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Trần Quốc Đại, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh" đã tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học và phương pháp dạy học; kết quả học tập của học sinh, các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học của nhà trường. Từ đó tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Nghiên cứu sâu về vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới có công trình Phạm Thị Kim Oanh (2017) "Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên phổ thông đáp ứng với chương trình giáo dục mới". Tác giả đã tập trung nghiên cứu bốn nội dung cơ bản: (1) năng lực dạy học của giáo viên phổ thông;

(2) thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên phổ thông hiện nay trong đó nhấn mạnh những điểm yếu kém, hạn chế về các năng lực dạy học tích hợp, phân hóa, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hay dạy học theo định

hướng phát triển năng lực người học. Tác giả đã chỉ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực dạy học cho giáo viên đó là (3) những yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông như đổi mới nội dung giáo dục, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá; (4)vai trò của các trường sư phạm trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên... [16]

Có thể nói các nghiên cứu khoa học trên đã đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí nói riêng ở khía cạnh quản lý nội dung và phương pháp dạy học. Các tác giả mới chỉ dừng lại ở những gợi ý, những định hướng có tính khái quát mà chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Hơn nữa, hiện nay tại thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh chưa có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Chính vì vậy, đề tài Đề tài “Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ” hướng tới việc đánh giá đúng thực trạng hiện tại của hoạt động quản lý dạy học bộ môn Vật lí hiện hành tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của các nhà trường, của ngành và của địa phương để quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới một cách hiệu quả.

1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1. Dạy học

Học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới nhằm tự biến đổi bản thân theo hướng ngày càng hoàn thiện.

Hoạt động học là quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng mới dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển của giáo viên. Hoạt động học luôn luôn

đi đôi và gắn liền với hoạt động dạy của giáo viên và hợp thành hoạt động dạy học trong lĩnh vực sư phạm [9].

Về bản chất hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình, nó được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đặc biệt tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động (cách học). Học có thể có sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên và có thể không có sự hướng dẫn của giáo viên mà nó được diễn ra dưới hình thức tự lực của người học.

Nhưng dù ở hình thức nào thì vai trò của giáo viên vẫn chiếm vai trò quan trọng trong quá trình định hướng, dẫn dắt và trợ giúp cho hoạt động học.

Dạy và học là hai mặt hoạt động của quá trình dạy học có cùng chung mục đích đó là vì sự tiến bộ của người học và luôn luôn có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau tồn tại vì nhau.

Theo chúng tôi : Dạy học là một quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức hoạt động học tập để hình thành tri thức, kĩ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và hình thành các phẩm chất nhân cách thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đề ra.[18]

Hoạt động dạy học ở trường THPT thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững hệ thống những tri khoa học, phổ thông, hiện đại, phù hợp với điều kiện về tự nhiên, xã hội và con người Việt Nam, khả năng tư duy của học sinh Việt Nam, đồng thời rèn luyện, phát triển cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

- Tổ chức, điều khiển nhằm phát triển ở học sinh năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.

- Hình thành cho người học thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, lý tưởng và những phẩm chất cơ bản, cần thiết của người công dân, người lao động.

1.2.2. Dạy học Vật lí ở trường phổ thông

Dạy học môn Vật lí ở trường THPT là quá trình trong đó dưới vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên Vật lý, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức hoạt động học tập nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của môn

Vật lý đó là hình thành các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Vật lí cùng 5 phẩm chất đạo đức cơ bản để hoàn thiện nhân cách.

Đóng góp của môn Vật lí giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung như sau:

Môn Vật lí góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung đã được nêu trong Chương trình tổng thể đó là:

Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các nhiệm vụ thực hành, thực hiện các dự án học tập, tìm hiểu thế giới tự nhiên, môn Vật lí giúp cho học sinh có những trải nghiệm phong phú; nhờ đó, học sinh phát triển được vốn sống, vốn kinh nghiệm; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và khả năng của bản thân; biết làm chủ để có hành vi phù hợp, tự tin và lạc quan trong học tập và đời sống. Môn Vật lí cũng giúp người học có khả năng tự nhận thức về bản thân và điều chỉnh được những hạn chế của mình trong quá trình học tập và không ngừng học hỏi để tự hoàn thiện.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong quá trình học tập môn Vật lí, cùng với việc thực hiện các dự án học tập, học sinh thường xuyên được thực hiện các bài thực hành, thí nghiệm theo nhóm, qua đó học sinh được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập, theo đó hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Một trong những nội dung giáo dục của môn Vật lí là tìm hiểu, khám phá khoa học, nội dung học tập được hiện thực hóa thông qua các mạch thực hành, trải nghiệm khoa học với các mức độ khác nhau, giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đóng góp của môn Vật lí giúp học sinh HT, PT năng lực Vật lí:

Nhận thức vật lí: Chương trình môn Vật lí, giúp học sinh phát triển nhận thức vật lí tức là có được kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường; nhận biết được một số ngành, nghề liên quan đến vật lí.

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Chương trình môn Vật lí giúp học sinh tìm hiểu được thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí nghĩa là vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề của thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đ học: Chương trình môn Vật lí, yêu cầu học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học tức là vận dụng được kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường; đồng thời tự nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.

Ngoài ra môn Vật lí còn giúp học sinh hình thành phát triển 5 phẩm chất cơ bản để hoàn thiện nhân cách đó là: Yêu nước, nhân ái; trung thực; chăm chỉ; trách nhiệm;

1.2.3. Quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học phổ thông

Khi nói về quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, trước tiên cần hiểu quản lý nhà trường hay quản lý giáo dục vi mô là gì?

Quản lý GD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng. Thực hiện được các tính chất của nhà trường XH chủ nghĩa, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đưa hệ thống GD đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất" [19].

Trong nhà trường tiến hành hai hoạt động cơ bản, chủ yếu đó là hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục học sinh, tương ứng với các hoạt động cơ bản trên có hai hoạt động quản lý chủ yếu trong đó có quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học được hiểu như sau:

Là sự tác động có mục đích của người quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến giáo viên, học sinh, toàn bộ quá trình dạy học và các thành tố tham gia vào quá trình dạy học nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình dạy học và

mục tiêu giáo dục của nhà trường đó là hình thành phát triển nhân cách học sinh đáp ứng yêu cầu xã hội [8].

Môn Vật lý ở trường THPT trong chương trình giáo dục THPT là môn học thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kiến thức Vật lý tương đối trừu tượng nhưng cũng rất gần gũi với cuộc sống thực tế, tự nhiên và sinh hoạt hàng ngày của học sinh THPT.

Để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học môn Vật lý ở trường THPT, đòi hỏi Hiệu trưởng phải có những biện pháp quản lý có tính chất đặc thù bộ môn tạo động lực cho hoạt động dạy học Vật Lý phát triển.

Quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới là những biện pháp tác động của Hiệu trưởng nhà trường tới tổ chuyên môn, giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lý, học sinh và quá trình dạy học Vật Lý cùng các thành tố tham gia vào quá trình đó nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Vật lý một cách hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu về chất lượng dạy học do chương trình giáo dục môn học đặt ra.

Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường phổ thông đó là: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trưởng bộ môn.

Đối tượng quản lý hoạt động dạy học Vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường phổ thông là: Hoạt động dạy học Vật lý của giáo viên, hoạt động học của học sinh, toàn bộ quá trình dạy học vật lý.

Khách thế quản lý dạy học Vật Lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường phổ thông: Các thành tố tham gia vào quá trình dạy học Vật Lý và ảnh hưởng tác động tới quá trình dạy học Vật Lý.

Mục tiêu của quản lý dạy học Vật lý: Nâng cao chất lượng dạy học Vật Lý, cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng dạy học Vật Lý, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập Vật lí, rèn luyện, ứng dụng

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí