Đối Với Phòng Gd&đt Huyện Lục Nam

2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam

- Tuyên truyền cho CBQL, GV ở các trường THCS huyện Lục Nam về sự cần thiết phải phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Mở lớp bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, GV giúp cho đội ngũ CBQL, GV đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ mới; khuyến khích học trực tuyến, bồi dưỡng tại chỗ, phát huy năng lực tự nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, công tác; đa dạng các hình thức tập huấn, quan tâm đến giao lưu học tập kinh nghiệm, tổ chức hội thảo chuyên đề, mời chuyên gia để truyền đạt ý tưởng, tạo động lực để giáo viên xây dựng bài giảng một cách thiết thực và hiệu quả hơn.

- Tăng cường tham mưu với UBND huyện để đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị ngày càng hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà trường, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường THCS.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới và hoạt động quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, có cơ chế khen thưởng và phê bình, kỷ luật nghiêm minh đối với các trường.

2.3. Đối với các trường THCS huyện Lục Nam

* Đối với Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng cần phải nắm vững lý thuyết, kỹ năng về phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới và quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các trường đã thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong và ngoài tỉnh.

Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ CBQL, GV và nhân viên phục vụ mục tiêu chiến lược của nhà trường, trong đó có việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tích cực, chủ động tham mưu trực tiếp với chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT các vấn đề về việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

* Đối với giáo viên:

Cần nhận thức sâu sắc rằng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới là một trong những nhiệm vụ quan rất quan trọng, có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển và chất lượng giáo dục.

Tích cực trong việc học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THCS, nâng cao năng lực phát triển chương trình giáo dục để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Allan C. Ornstein và Francis P. Hunkins (1998), Curriculum: Foundations, Principles, and Issues, Allyn and Bacon.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết Số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám.

3. Trần Thanh Bình và Phan Tấn Chí (2014), Năng lực quản lý và phát triển chương trình giáo dục ở trung học phổ thông, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mac - Lê nin, “Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật”, tái bản lần 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018.

8. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.

9. Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục, tập bài giảng, Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Sư phạm.

10. Nguyễn Đức Chính (2011), Phát triển chương trình đào tạo, tập bài giảng, trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Chính (2015), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Kim Dung (2005), Xây dựng chương trình học. Hướng dẫn thực hành, Curriculum development - A Guide to pratice, Nxb Giáo dục.

13. Nguyễn Kim Dung (2008), Xây dựng chương trình học, Developing the Curriculum, Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục.

15. Trần Hữu Hoan (2011), Phát triển chương trình giáo dục, Tập bài giảng dành cho học viên khóa đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Khôi (2013), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

17. Hồ Văn Liên (2001), Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường THPT, Đại học Sư phạm Huế.

18. Nguyễn Lộc và Vũ Quốc Chung (2011), Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Tập1, Nxb Giáo dục.

20. Hồ Tiến Nhựt và Đoàn Thị Minh Trinh (2010), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, biên dịch, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Thị Lan Phương (2014), Đề tài Xây dựng phương thức, tiêu chí đánh giá chương trình giáo dục phổ thông, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục 2005, điều 6 Chương I, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10.

23. Lê Thị Ánh Tuyết và cộng sự (2016), Tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm Non (24-36; 3-4; 4-5 và 5-6 tuổi), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Bùi Đức Thiệp (2006), Chương trình và phương pháp luận phát triển chương trình, Tạp chí khoa học giáo dục số 4, tháng 1, tr. 21- 23.

25. Đoàn Thị Minh Trinh và Nguyễn Hội Nghĩa (2014), Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, Nxb ĐHQG Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên trường THCS)


Để có căn cứ đề xuất biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới, xin Thầy/Cô vui lòng cho cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào các cột/hàng hoặc ô trống mà thầy cô cho là phù hợp với ý kiến của bản thân.


Câu 1. Thầy/cô hãy đánh dấu vào những nội dung mà thầy/cô cho là phù hợp với mục tiêu phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Xây dựng chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn với thực tiễn xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú ý giáo dục thể chất, tinh thần, bồi dưỡng nhân cách học sinh;

Xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, tăng tính thực tiễn, giảm áp lực cho người học nhưng vẫn đảm bảo trang bị cho người học các kiến thức, kĩ năng và năng lực cơ bản để có thể tham gia kì thi tốt nghiệp THCS hàng năm;

Nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, giúp HS nắm vững kiến thức, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và có điều kiện để phát triển năng lực sở trường của cá nhân;

Nhằm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng khả thi, mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp với điều kiện bảo đảm thực tế của nhà trường, nhất là về đội ngũ GV và cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như với khả năng tiếp thu của HS.

Nhằm khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, đồng thời giúp giáo viên nhanh chóng thích ứng và dịch chuyển có hiệu quả sang quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Câu 2. Thầy/cô hãy đánh giá sự cần thiết của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Ít cần thiết Không cần thiết


Câu 3. Thầy/cô hãy đánh giá thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường nơi thầy/cô đang công tác


Nội dung

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

kém


Phân tích bối cảnh

Phân tích điều kiện cụ thể của nhà trường (sư mạng, tầm nhìn, cơ sở vật chất,

đội ngũ giáo viên, đặc điểm học sinh...)






Phân tích đặc điểm kinh tế-

xã hội của địa phương, khả năng xã hội hoá giáo dục...







Phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới

Phân tích, đánh giá khái

quát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành






Phân tích, đánh giá cụ thể chương trình các môn học của chương trình giáo dục

THCS hiện hành






Phân tích chương trình

giáo dục phổ thông mới;






Đánh giá điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới để có sự điều chỉnh chương trình

hiện hành cho phù hợp






Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học

Xác định chuẩn kiến thức

môn học






Xác định chuẩn kỹ năng

môn học






Xác định thái độ và giá trị







Thiết kế chương trình giáo dục nhà trường

Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của việc rà soát chương trình sách giáo khoa hiện hành để cấu

trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học, chương trình môn






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 13

Nội dung

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

kém


học theo chương trình giáo

dục phổ thông mới






Xây dựng các chủ đề tích

hợp liên môn






Xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung

giáo dục địa phương






Xây dựng các chủ đề

giáo dục STEM






Thiết kế chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động

giáo dục






Thiết kế, bổ sung một số hoạt động giáo dục khác theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

trong chương trình giáo dục phổ thông mới







Thực hiện chương trình giáo dục nhà trường

Tổ chức các hội thảo để

lấy ý kiến góp ý cho chương trình dự thảo






Xây dựng dự thảo chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục

phổ thông mới






Hoàn thiện dự thảo

chương trình giáo dục nhà trường






Ban hành chính thức

chương trình giáo dục nhà trường







Đánh giá, điều chỉnh chương trình

Xác định loại hình, mục

tiêu đánh giá






Lập kế hoạch cho đợt

đánh giá






Chuẩn bị phương tiện, công cụ đánh giá: Thiết kế tiêu chí đánh giá,

phiếu đánh giá, phiếu phỏng vấn (nếu cần)







Nội dung

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

kém


Tổ chức lấy ý kiến các

đối tượng được chọn để đánh giá






Tổng hợp ý kiến đánh giá

từ các nguồn đánh giá khác nhau.






Hội đồng đánh giá tổ chức họp thảo luận về kết quả phân tích, đề xuất các yêu cầu viết bản báo

cáo đánh giá.






Viết báo cáo đánh giá








Câu 4. Thầy/cô hãy nêu những khó khăn mà thầy/cô gặp phải trong quá trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

.........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023