Các Mô Hình Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Đại Học Cao Đẳng

35


ký vào năm 1947, sau vòng đàm phán thứ 8 bắt đầu tại Urugoay năm 1986 và kết thúc tại Marrakesh (Ma rốc) năm 1994, ngày 15 tháng 4 năm 1994, 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định thành lập WTO. Tại vòng đàm phán Urugoay, lần đầu tiên việc thương mại các lĩnh vực dịch vụ được thương thảo và đi đến ký kết Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS. Riêng về giáo dục thì tại khoản 3 điều 10 của GATS có nêu: Trừ hoạt động giáo dục có nguồn tài trợ triệt để của quốc gia, còn lại tất cả các hoạt động giáo dục có thu phí, hoặc mang tính thương mại đều thuộc phạm trù thương mại giáo dục.

Nhiều quốc gia ủng hộ GATS trong các chính sách về giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Lý lẽ ủng hộ GATS thường là: việc trao đổi dịch vụ giáo dục đại học sẽ tăng vì thêm nhiều nhà cung cấp mới và các thể thức cung cấp mới; tăng số sinh viên được thụ hưởng giáo dục đại học, tăng lợi ích về kinh tế cho người cung cấp giáo dục đại học và cho đất nước.

Tuy nhiên có nhiều quan điểm phê phán tự do hóa dịch vụ giáo dục vì những lý do sau:

- Một là phải hiểu thế nào là vấn đề dịch vụ công của chính phủ được loại trừ khỏi phạm vi GATS trong khi cùng tồn tại dịch vụ giáo dục công và tư. Điều I

(3) của GATS ghi rõ: “Bất cứ dịch vụ nào trong bất cứ lĩnh vực nào ngoại trừ dịch vụ được cung cấp để thi hành quyền của chính phủ”. Như vậy những trường hợp như là giáo dục đại học thì dịch vụ công và tư cùng tồn tại có phải là dịch vụ giống nhau hay cạnh tranh nhau không.

- Hai là GATS làm cho giáo dục đại học đi chệch quan niệm là hàng hóa công cộng, đe dọa việc bảo vệ chất lượng giáo dục đại học, làm cho chính sách giáo dục bị méo mó do thương mại hóa và lợi ích kinh tế bị chi phối. Thương mại hóa giáo dục là một thực tế, nhưng giáo dục đại học không thể mua bán

như

các hàng hóa khác. Chính phủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

và các trường đại học không thể để mất

quan niệm đây là một thứ hàng hóa công cộng được cung cấp vì lợi ích xã hội mà không vì lợi ích cá nhân và hướng tới một mục tiêu “Lợi ích công cộng toàn cầu” (global public good).

Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam - 6

- Ba là GATS tác động đến những vấn đề trung tâm của giáo dục đại học: Tự chủ, ra quyết định, chính sách quốc gia….Một khi chấp nhận GATS, quốc gia đó có thể phải mở cửa thị trường giáo dục đại học để các trường đại học, công ty nước ngoài vào làm việc tự do lập chi nhánh, cấp bằng… Các nhà chức trách của nước sở tại sẽ không kiểm soát được. Các trường đại học trong nước có thể phải tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc như người bản xứ. GATS đặc biệt tác động mạnh đối với các nước có nền giáo dục đại học yếu.

36


b) Vmôi trường xã hi các cơ sở đào tạo tư nhân rất dễ bị phê phán vì thiếu trách nhiệm đối với thái độ, lòng tin và giá trị về mặt xã hội của các cá nhân, những nhóm riêng lẻ hoặc cả các tổ chức xã hội. Những thái độ cư xử và các giá trị là khác nhau giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa các sinh viên và cựu sinh viên, giữa cha mẹ học sinh và học sinh, giữa những người ở tỉnh này và tỉnh khác….. sự khác biệt về các giá trị gây ra những khó khăn cho cả việc lập chính sách đối với khu vực GD-ĐHCĐ ngoài công lập, và khó khăn không nhỏ cho các trường trong việc thiết kế một môi trường có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ và sự thỏa mãn mọi người.

Sự bùng nổ mới đây về những niềm tin xã hội: càng ngày một niềm tin mạnh mẽ vào quyền con người được học tập, được làm việc, được nhận trợ giúp vật chất nếu như họ có khả năng học tập mà không có khả năng đóng học phí, tính công bằng về giáo dục được đảm bảo đối với những nhóm dân cư bị thiệt thòi (người nghèo, nông thôn, dân tộc ít người, phụ nữ…). tất cả các đòi hỏi này buộc khi định ra chính sách phát triển khu vực tư thục phải tính tới các chính sách đi kèm nhằm tạo những cơ hội tốt hơn về giáo dục cho mọi người.

Những quy tắc đạo đức và hành vi theo đạo lý có thể đem lại lợi ích cho cả người học và cho cả khu vực giáo dục tư thục:

- Những người làm việc cho các trường ngoài công lập có lợi nhờ những quy tắc đạo đức, họ có thể hy vọng rằng những quan hệ của họ với trường tư sẽ được chỉ đạo bởi những cách suy xét theo đạo đức.

- Những học sinh, sinh viên học ở các cơ sở đào tạo tư thục, dân lập có lợi nhờ các quy tắc đạo đức bởi vì họ hy vọng rằng những việc giảng dạy, học tập được xử thế theo một phương thức thẳng thắn và lương thiện. tiếp đó chính niềm hy vọng này và bằng việc giảng dạy có chất lượng sẽ mang lại cho người học niềm tin tưởng, tăng thêm việc quan hệ với cơ sở đào tạo.

- Cả khu vực tư thục có thể được lợi khi các cơ sở đào tạo thống nhất và đồng ý về hành vi theo đạo lý. Lập trường thống nhất của họ có thể làm tăng mức độ cạnh tranh lành mạnh, thẳng thắn và hạn chế những cách thực hành phi đạo lý (quảng cáo giả, chất lượng đào tạo thấp…).

- Hai yếu tố quan trọng nhất để tăng cường hành vi theo đạo lý đó là: sự mở rộng công khai và tính chất công khai; mối quan tâm được tăng thêm của công chúng được thông tin tốt hơn.

- Các quy chế của nhà nước và sự giáo dục phải tuân theo những yếu tố này để tăng cường tính trách nhiệm của các cơ sở đào tạo ngoài công lập. Những điều khoản quy định sẽ làm tăng sức mạnh, làm cho các quy tắc đạo đức có hiệu

37


quả. Khi mà các cơ sở đào tạo tư nhân làm trái các quy tắc đã chấp nhận thì những đặc quyền, những lợi ích khác nhau cần phải bị rút bỏ và cần áp dụng các khoản phạt.

- Trách nhiệm xã hội của các trường tư nhân và các chỉ số giám sát của nhà nước về đào tạo.

c) Vcơ chế qun lý Nhà nước cần thiết phải xây dựng cơ chế tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học. Không thể chấp nhận tình trạng giao tự chủ thì hiệu trưởng, giám đốc các trường đại học được toàn quyền quyết định mà không có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của hiệu trưởng. Vì vậy, nhà nước cần thiết phải xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm, thông qua một khung pháp lý cụ thể, theo đó các trường được quyền tự quyết định mọi vấn đề nhưng nếu vượt qua sẽ vi phạm chính sách pháp luật.

1.2.5 Các mô hình quản lý nhà nước về giáo dục đại học cao đẳng

Quản lý nhà nước về GDĐH-CĐ dựa trên một số mô hình có tính bao quát là: Thứ nhất là kiểm soát nhà nước hay Nhà nước kiểm soát (state control model), thứ hai là giám sát nhà nước hay Nhà nước giám sát (state-supervising model), thứ ba là quản lý công mới (the new public management); thứ bốn là dựa vào thị trường (market-based model).

- Ở Mô hình kiểm soát nhà nước, nhà nước thành lập, sở hữu, tài trợ,

kiểm soát và quản lý chặt chẽ các trường đại học [78, tr.27]. Dựa trên “sự

kiểm soát và việc lập kế hoạch theo lý trí”, nhà nước điều khiển các quyết

định và hành động của các nhân tố

khác trong hệ

thống, trực tiếp lập kế

hoạch chiến lược và phân phối các ưu tiên cho các trường [7 6, tr.20]. Bộ giáo dục quốc gia nắm quyền kiểm soát tập trung các trường và các chính khách

trực tiếp bổ

nhiệm hiệu trưởng. Trường đại học có quyền tự

chủ rất hạn

chế, rất thụ động, hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan nhà nước.

Hình thức Nhà nước toàn trị (the sovereign state) của Olsen (1988) được

Gornitzka & Maassen (2000) phát triển cho thấy GDĐH-CĐ được xem như là công cụ để tiếp cận các mục tiêu chính trị, kinh tế và xã hội, các trường đại học phải thực hiện vai trò nghị sự chính sách GDĐH-CĐ của nhà nước [80, tr.270]. Tự chủ chỉ xuất hiện khi nhà nước quá tải, khi đó, một số quyết định có tính kỹ thuật có thể được chuyển giao cho cấp trường. Hình thức QLNN theo kế hoạch hóa tập trung và bao cấp mà Liên Xô và các nước XHCN áp dụng trước đây là đơn cử về sự kiểm soát cao độ đối với trường đại học mặc dù cũng có một sự phân cấp quyền hạn nhất định cho các trường [62, tr.53], [69, tr.378, 379].

Mô hình có tính kiểm soát tạo thuận lợi trong đầu tư tập trung nguồn lực, dễ

38


dàng định hướng hoạt động của trường đại học nhằm đạt được mục tiêu quốc gia ngắn hạn. Tuy nhiên, nó không khuyến khích sự tự chủ và tính trách nhiệm; không giúp giải quyết vấn đề tài chính và làm xói mòn các nguyên tắc quản trị tốt. Sự tham gia sâu của các chính khách có nguy cơ dẫn đến tham nhũng, xin cho hay chủ nghĩa cơ hội (The Task Force on HE & Society, 2000) [65, tr.53]. Các trường bị cô lập đối với các mục tiêu chính sách công cộng.

- Sự khiếm khuyết của Mô hình kiểm soát đã thối thúc các nước chuyển sang Mô hình giám sát nhà nước dựa trên “sự tự điều chỉnh”. Theo đó, nhà nước ảnh hưởng hạn chế hơn đối với trường đại học nhưng vẫn giữ vai trò quản lý vĩ mô, giám sát hệ thống và “điều khiển từ xa”. Trường đại học được trao quyền quyết định tương lai của mình, thiết lập các ưu tiên dựa trên những nguồn lực đa dạng hơn của cả nhà nước và tư nhân. Mục đích việc giám sát là nhằm cân bằng trách nhiệm của nhà nước với yêu cầu tự chủ của trường đại học [65, tr.53]. Sự cân bằng được thực hiện thông qua các cơ chế đệm, cơ chế phối hợp đảm bảo chất lượng, việc hướng dẫn chính sách và duy trì hệ thống chịu trách nhiệm. Trong một số lĩnh vực hoạt động, các trường chịu sự chi phối của cơ chế thị trường, tự do hoặc có kiểm soát [76, tr.20]. Mô hình giám sát cho thấy nhiều ưu điểm, vừa đảm bảo sự quản lý của nhà nước, vừa khuyến khích các trường chủ động trong hoạt động.

- Ở hình thức Quản lý công mới, quản lý GDĐH dựa trên cơ chế thị trường. Việc quản lý của nhà nước đối với các trường đại học gắn với sự đo lường kết quả thực hiện, các hệ thống quản lý và theo dõi cũng như sự gia tăng các hệ thống kiểm toán trong khi việc trao quyền quản lý chính thức thì mang tính thầu khoán [81,

tr.335]. Nhà nước thực hiện vai trò “lái thuyền” hơn là “chèo thuyền”. Ngươi ta xem

đây như là dạng thức kinh doanh với sự tiếp cận giám sát chất lượng. Trong đó, có sự kết hợp giữa sự tự chủ thủ tục, nhất là trong quản lý tài chính và điều hành với sự giám sát của nhà nước trong đào tạo và nghiên cứu. Đặc điểm chung của hình thức này là: i) tăng cường được chức năng quản trị bên trong nhà trường; ii) nhà nước và nhà trường cùng thiết lập các ưu tiên, bao gồm: hợp đồng hóa quan hệ nhà nước và các trường, đánh giá mục tiêu và sử dụng chỉ số thực hiện; iii) định hướng khách hàng, tập trung vào chất lượng; và iv) giá trị bằng tiền với sự nhấn mạnh chi phí hoàn trả. Vai trò của nhà nước là phát triển thị trường giáo dục nội bộ, vừa khuyến khích các nhà cung cấp tư nhân tham gia vừa chấp nhận sự rút khỏi thị trường của các nhà cung cấp công lập bị thất bại. Bộ và các cơ quan của Bộ thực hiện điều khiển các trường bằng việc xây dựng các mục đích và hợp đồng thành tích rõ ràng.

Thách thức lớn nhất của mô hình này là nó đòi hỏi năng lực quản lý tốt của

39


cả cấp trường và cấp hệ thống, nhất là khả năng xác định mục tiêu phù hợp có thể đánh giá được.

- Ở Mô hình dựa vào thị trường thì vai trò thị trường được nhấn mạnh và xem như cơ chế phối hợp. Người ta quan niệm đào tạo và nghiên cứu có thể trao đổi chứ không đơn thuần là hàng hoá công cộng. Khái niệm chỉ huy và kiểm soát ít được nhấn mạnh và quản lý các trường đại học có sự dịch chuyển, từ can thiệp đến đánh giá. Vai trò của nhà nước không bị thu hẹp mà là được xác định lại, một mặt, khơi dậy sức mạnh các lực lượng thị trường, tạo áp lực để thúc đẩy chất lượng và cạnh tranh giữa các trường, còn mặt khác thì phát hiện, ngăn chặn hay điều chỉnh khuyết tật của thị trường. Chức năng các trường công được nhận thức lại và quá trình tư nhân hóa GDĐH-CĐ được đẩy mạnh. Các trường phải cân nhắc tín hiệu thị trường và phải cạnh tranh trong tuyển sinh hay nghiên cứu. Tài trợ công chỉ ở mức tối thiểu và các trường phải chịu “áp lực kinh doanh”, [76, tr.21]. Ưu điểm của mô hình này là nó bảo đảm được sự tự chủ cao của một trường đại học, nhất là thúc ép được việc cải thiện chất lượng và giảm chi phí nhờ cơ chế cạnh tranh. Tuy nhiên, sự cạnh tranh có thể dẫn tới sự phân tầng chất lượng và

mức học phí trong hệ thống GDĐH-CĐ, người nghèo thì thường khó tiếp cận

tầng chất lượng cao. Đặc biệt, đó là nguy cơ về vai trò nhà nước bị vô hiệu hoá và sự bóp méo thị trường. Nhà nước theo đuổi chính sách phát triển giá thành đúng chi phí đào tạo và các hợp đồng nghiên cứu thì được thực hiện theo cơ chế thị trường.

Tóm lại qua nghiên cứu bốn mô hình quản lý nhà nước về giáo dục đại học cho thấy mỗi mô hình có những ưu và nhược điểm khác nhau, với điều kiện ở nước ta hiện nay và định hướng trong thời gian tới. Qua sự phân tích, sàng lọc thì mô hình giám sát nhà nước kết hợp với mô hình dựa vào thị trường sẽ cho mô hình tương đối phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

1.3 XU HƯỚNG VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỰC

1.3.1 Xu hướng phát triển trên thế giới

khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục

Trên thế giới thường tồn tại hai hệ thống trường đại học cao đẳng, đó là

trường công (thuộc sự quản lý và tài trợ của chính phủ) và trường tư dưới dạng các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, được điều hành bởi các doanh nghiệp, tập đoàn, hoặc chủ sở hữu là cá nhân. Giống như bằng cấp của hệ thống các trường công, bằng cấp của các trường tư cũng được chính thức công nhận (trừ một số ít chưa được phép). Hệ thống trường tư phổ biến ở rất nhiều nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Chile, Malaysia, Pakistan, Nhật Bản, Mỹ. Đặc biệt, ở Nhật số lượng trường tư chiếm tới 3/4 trong tổng số với 568 trường

40


và ở Mỹ hầu hết các trường đại học danh tiếng đều là trường tư.

1.3.1.1 Xu hướng phát triển đại học cao đẳng tư nhân ở Hoa Kỳ

Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ luôn được đánh giá cao trên thế giới, trong đó không thể không kể đến những trường đại học tư thuộc hiệp hội Ivy League, bao gồm Brown University, Columbia University, Cornell University, Harvard University, Priceton University, University of Pennsylvania, Yale University, là những trường đại học có uy tín lớn và hoạt động không vì lợi nhuận (not-for- profit). Các trường tư hoạt động phi lợi nhuận thường có nguồn tài chính từ tiền hiến tặng của các tổ chức và cá nhân. Ước tính tổng lượng tài trợ lên tới hàng tỷ đôla ở mỗi trường đại học lớn của Mỹ, riêng Harvard là trường nhận được nguồn tài trợ lớn nhất với 34,9 tỷ đôla năm 2007.

Các tổ chức tài trợ cho Harvard sẽ xây dựng hình ảnh của mình qua các hành động từ thiện hoặc để đổi lại sự giúp đỡ của trường trong việc tìm kiếm nhân lực. Các trường đại học đều có các quỹ tài trợ và sử dụng quỹ vào các mục đích đầu tư và tạo ra doanh thu. Công ty quản lý Harvard University Management, Inc. thuộc Đại học Harvard có nhiệm vụ giám sát và quản lý lượng tài sản tài trợ của Harvard. Mỗi năm Hội đồng quản trị và đội ngũ quản lý của Công ty đều đưa ra các quyết định phân bổ tài sản ở các thị trường vốn khác nhau nhằm tạo ra giá trị cho các khoản đầu tư và chống lại tác động xói mòn do lạm phát hoặc bất ổn kinh

tế. Trong năm tài chính 2007, các khoản đầu tư Harvard tạo ra 23% lợi nhuận.

từ việc sử

dụng tài trợ

của

Các trường đại học tư hoạt động thường vì mục tiêu lợi nhuận nên phải tạo ra một chương trình đào tạo hiệu quả, thuê giáo viên giảng dạy có chất lượng, và đáp ứng đúng nhu cầu của người học, không giống như các trường công luôn giảng dạy theo mục tiêu và được trợ cấp tài chính của chính phủ. Các trường đại học tư thành công với mô hình giảng dạy sáng tạo có thể còn làm tăng tính cạnh tranh với các trường công, tạo ra một làn sóng đổi mới và ngày càng tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục.

Ở Hoa Kỳ, cao đẳng cộng đồng là cánh cửa vào đại học đối với nhiều sinh viên. Các trường này tạo cơ hội cho sinh viên đạt được những tín chỉ cho hai năm đầu của chương trình học cử nhân bốn năm ở các trường chất lượng cao, đã được kiểm định. Nhờ học phí thấp, cao đẳng cộng đồng mở ra cho sinh viên con đường tiết kiệm tiền bạc khi học ở một môi trường nhiều hỗ trợ. Họ cũng cho phép sinh viên được đào tạo những nghề chỉ cần bằng cấp liên kết hoặc không cần bằng cấp, đưa ra các chương trình học nâng cao và các khóa học phát triển cá nhân cho nhiều đối tượng là người lớn tuổi. Cao đẳng cộng đồng là bộ phận phát triển lớn

41


nhất và nhanh nhất trong giáo dục đại học ở Hoa Kỳ. Hiện nay có gần 1.200 cao đẳng cộng đồng địa phương đã được kiểm định có mặt trên khắp cả nước, phục vụ hơn 11 triệu sinh viên (khoảng 46% tổng số sinh viên đại học ở Hoa Kỳ).

Hệ thống 2+2

ở Hoa Kỳ là một hệ

thống “nối tiếp” đầy hiệu quả

giữa

trường cao đẳng hai năm và trường đại học bốn năm. Hầu hết các trường cao đẳng cộng đồng đều có bản cam kết chuyển tiếp với các trường đại học bốn năm, bảo đảm rằng các tín chỉ ở đại học cao đẳng vẫn được tính trong chương trình cử nhân bốn năm.

Cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ, đại học bốn năm và các trường đại học lớn đều do cùng một cơ quan kiểm định. Đó là lý do vì sao các trường đại học vẫn chấp nhận tín chỉ của cao đẳng. Cao đẳng cộng đồng có hàng trăm chuyên ngành để chọn, từ các ngành phổ biến như quản trị kinh doanh, tin học, kế toán, và các chương trình khoa học y tế. Hầu hết các trường cao đẳng cộng đồng đều có các khóa tiếng Anh ở nhiều trình độ khác nhau và một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ để bảo đảm rằng sinh viên với ở trình độ ngôn ngữ nào cũng thành công.

1.3.1.2. Xu hướng phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Canada

Hệ thống giáo dục của Canada gồm các trường công lập và tư thục từ mẫu giáo cho đến đại học. Khi kết thúc lớp 11, 12, 13 tùy theo từng tỉnh, học sinh có thể theo học đại học, cao đẳng hoặc cao đẳng dạy nghề. Riêng tỉnh Quebec có thêm hệ thống Cepgep – là chữ viết tắt theo tiếng Pháp của Cao đẳng phổ thông dạy nghề và là 2 năm phổ thông hoặc 3 năm giáo dục kỹ thuật giữa bậc Trung học và Đại học. Sau khi tốt nghiệp đại học, học sinh có thể đăng ký các chương trình sau đại học gồm chương trình thạc sỹ từ 1 đến 2 năm, chương trình tiến sỹ từ 3 đến 5 năm.

Các trường đại học Canada nằm trong số những trường đại học tốt nhất thế giới. Năm 2012, có 4 trường đại học Canada nằm trong top 100 của Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới Thượng Hải (Shanghai Academic Ranking of World Universities - ARWU) và 22 trường nằm trong top 500, có 3 trường lọt vào top 50 của Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS (QS World University Ranking) và 20 trường nằm trong top 500; ngoài ra có 5 trường nằm trong top 100 của Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của Times Higher Education (Times Higher Education (THE) World University Rankings) và 8 trường lọt vào top 200.

Các trường đại học của Canada có các quan hệ liên kết toàn cầu với hơn

5.000 thỏa thuận hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới. Các trường cao đẳng, cao đẳng kỹ thuật và cao đẳng nghề cung cấp các chương trình học hướng đến

42


doanh nghiệp và yêu cầu của từng ngành nghề với mức độ nghiên cứu ứng dụng ngày càng cao nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Hơn 90% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng có được việc làm phù hợp với ngành học của mình trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp và 93% các nhà tuyển dụng hài lòng với các sinh viên đã tốt nghiệp.

1.3.1.3. Xu hướng phát triển hệ thống đại học Hàn Quốc

Hiện tại, Chính phủ Hàn Quốc chia giáo dục thành 5 cấp độ như sau: mẫu giáo, giáo dục bậc tiểu học, trung học, Cao đẳng, Đại Học và cuối cùng là sau Đại Học. Mục đích của giáo dục đại học chuyên môn là đào tạo kỹ thuật viên bậc trung cấp bằng việc cung cấp nền tảng của lý thuyết và kỹ thuật vững chắc. Giáo trình được đặc hóa của đại học chuyên môn được phân chia thành công nghệ học, nông học, ngư nghiệp, điều dưỡng, sức khỏe, gia đình, công việc xã hội, nghệ thuật và thể dục v.v. Tùy theo giáo trình mà cung cấp chương trình dạy 2 năm hoặc 3 năm. Một vài chương trình học như điều dưỡng, sức khỏe, vật lý trị liệu, bác sĩ trị liệu, công nghệ học, sinh học, X-quang thì cần phải học 3 năm, các chương trình còn lại thì chỉ cần học 2 năm. Vì học viên sẽ được đào tạo kỹ năng và kiến thức chuyên môn một cách thực dụng nên sau khi tốt nghiệp có thể xin việc làm và nếu muốn có thể xin học lên hệ đại học 4 năm. Trường học tùy theo chủ thể thành lập mà có thể chia thành quốc lập, thành phố lập và dân lập và đại đa số các trường đại học là trường dân lập.

Hiện nay, Hàn Quốc có khoảng 250 trường đại học và chương trình trình độ cử nhân là đại học hệ 4 năm. Sinh viên tại mỗi trường đại học phải tự đặt quy định cho bản thân về giới hạn đối với việc đạt được điểm học, điểm học tối thiểu cần thiết để tốt nghiệp, điểm học tiêu chuẩn và ở mỗi học kỳ điểm cao nhất phải đạt được, điểm học đặc biệt và cách đạt được điểm đó. Trường học tùy theo chủ thể thành lập mà có thể chia thành quốc lập, thành phố lập và dân lập và đại đa số các trường đại học là trường dân lập.

1.3.1.4. Hệ thống giáo dục Singapore

Hệ thống giáo dục tại Singapore được phát triển trên cơ sở mỗi sinh viên đều có những năng khiếu đặc biệt và sở thích riêng biệt. Hệ thống giáo dục ở đây đã áp dụng cách tiếp cận linh hoạt để giúp học sinh phát triển hết tài năng của bản thân các trường cao đẳng. Các trường cao đẳng được thành lập ở Singapore nhằm trang bị cho học sinh các ngành học thực hành ở bậc cao đẳng.

Các trường cao đẳng đều có các khoá học đa dạng như cơ khí, kinh doanh, truyền thông đại chúng, thiết kế, thông tin viễn thông. Một số môn học chuyên ngành như ngành mắt, công nghệ hàng hải, hải dương học, điều dưỡng, giáo dục

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí