Đẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền Giáo Dục Để Nâng Cao Nhận Thức Cho Cả Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước, Các Đoàn Thể Chính Trị Xã Hội, Doanh Nghiệp Và


Hỗ trợ lao động tham gia xuất khẩu lao động ở các nước: phí khám sức khoẻ, phí làm hộ chiếu, học phí đào tạo nghề và giáo dục định hướng, tổng 3 khoản hỗ trợ tối đa là 3 triệu đồng/1 lao động

Xây dựng quy chế dân chủ công khai (ở cấp tỉnh): từ khâu quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư, xây dựng phương án đền bù, tái định cư, thực hiện chi trả tiền đền bù, hỗ trợ tái định cư học nghề tạo việc làm, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tiếp nhận lao động vào khu công nghiệp.

Các khâu này phải được công khai thực hiện nghiêm túc đúng trình tự có sự giám sát của một cơ quan thuộc tỉnh.

Chính sách BHXH tự nguyện cho nông dân bị thu hồi đất.

Để ổn định đời sống người nông dân khu vực thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp với các hộ đã giao trên 70% đất nông nghiệp của gia đình cần nghiên cứu chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho số lao động tuổi từ 35 đến 50, vì số lao động này không có khả năng tiếp nhận vào các doanh nghiệp khu công nghiệp, khó chuyển đổi nghề và rất cần sự hỗ trợ bảo đảm cuộc sống nhất là khi hết tuổi lao động.

Đề xuất:

Hình thức tham gia: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối tượng: Khoản 4, Điều 2 Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm tự nguyện là: Người lao động tự tạo việc làm.

Phương thức, mức đóng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

- Phương thức: 6 tháng một lần, riêng người lao động lớn tuổi từ 50 trở lên cho đóng theo phương thức đặc thù từ 5-7 lần đủ hưởng hưu trí khi hết tuổi lao động.

- Mức đóng hàng tháng = tỷ lệ % đóng BHXH x mức thu nhập tháng Tỷ lệ % đóng BHXH theo quy định:

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 20

18%: từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011


Mức thu nhập tháng lấy bằng mức lương tối thiểu hiện hành

Nguồn đóng BHXH tự nguyện: trên cơ sở Điều 25, Nghị định 190/2007/NĐ-CP, xin đề xuất:

Trong 5 năm đầu:

- Cá nhân người lao động: 80%

- Nhà nước : 20% Năm thứ 6 trở đi:

- Người lao động: 100%

Chính sách BHYT tự nguyện cho nông dân bị thu hồi đất.

Xét thực trạng đời sống người nông dân vùng thu hồi đất nông nghiệp, căn cứ vào Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/BHYT ngày 14/11/2008 được áp dụng từ 1/7/2009, xin đề xuất:

- Đối tượng vận dụng mục 22, Điều 12: người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp có diện tích đất phải thu hồi từ 50% đất nông nghiệp của hộ trở lên(coi như hộ cận nghèo).

- Mức đóng hàng tháng: 3% lương tối thiểu (quy định tối đa 6% lương tối thiểu).

- Thời gian đóng Bảo hiểm y tế: 6 tháng 1 lần

- Nguồn đóng Bảo hiểm y tế cho các thành viên hộ gia đình nêu trên (thời gian 5 năm kể từ khi bắt đầu thu hồi đất):

Chủ hộ: 15%

Nhà nước: 70%,doanh nghiệp nhận đất :15%

(Vận dụng Mục 1g, Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12)

Chính sách trợ giúp xã hội cho nông dân.

Đối tượng các hộ nông dân phải thu hồi đất nông nghiệp (phương tiện sản xuất) có thể coi như họ bị mất phương tiện sản xuất mang tính ổn định từ nhiều đời. Xin được để xuất một số trợ giúp sau:


Hỗ trợ lương thực: 0,2kg thóc/1m2 đất thu hồi mỗi năm (72kg thóc/sào).

Thời gian hỗ trợ: 2 năm kể từ khi thu hồi đất của các hộ.

Đối với hộ phải thu hồi từ 50% diện tích đất nông nghiệp trở lên:

- Miễn học phí 100% cho học sinh từ mẫu giáo, tiểu học đến phổ thông trung học thuộc hộ .

- Với các thành viên trong hộ đã hết tuổi lao động:

Trợ cấp thường xuyên với những người tuổi từ 70 đến 74 tuổi, mỗi tháng 12 kg gạo, quy ra tiền theo thời điểm, mỗi quý cấp một lần.

Thường xuyên rà soát tình hình đời sống của các hộ dân sau khi phải thu hồi đất xác định những hộ đặc biệt khó khăn để trợ cấp đột xuất cho họ.

Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Những địa phương phải thu hồi đất cho phát triển công nghiệp. Chính quyền địa phương phải tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (cấp xã) đồng thời tiến hành quy hoạch các ngành: xây dựng, nông nghiệp và kết cấu hạ tầng khác như: giao thông, điện... một cách đồng bộ. Triển khai thiết kế các công trình thiết yếu còn thiếu như:

- Đường giao thông.

- Hệ thống cấp thoát nước.

- Trụ sở xã, nhà văn hoá, thôn, làng

- Trường học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở

- Hệ thống kênh mương tưới tiêu cho nông nghiệp...

Trên cơ sở những công trình còn thiếu phục vụ đa số nhân dân địa phương, ưu tiên tổ chức đầu tư xây dựng với mức đề nghị hỗ trợ như sau:

- Hệ thống nước sạch: 100%, trong đó Trung ương 40%, tỉnh 60%.

-Băi chôn rác hợp vệ sinh Tỉnh hỗ trợ thêm 20% giá trị công trình so với các xã không phải thu hồi đất.


- Đường giao thông liên thôn và trong từng thôn: 80%, trong đó ngân sách tỉnh tỉnh 50%, doanh nghiệp 30%

- Kênh mương tưới tiêu nông nghiệp (loại 3), nhà văn hoá thôn, trạm y tế, trường học các cấp, trụ sở xã: 100%, trong đó Tỉnh hỗ trợ: Kênh mương 70%, nhà văn hoá thôn 90%, còn lại doanh nghiệp hỗ trợ.

- Xây dựng chợ nông thôn (cấp xã) để thu hút lao động nông nghiệp tuổi cao hỗ trợ 100% giá trị dự án được duyệt các hạng mục: cổng, tường rào, san nền đường nội bộ khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước, trong đó ngân sách tỉnh 70%, doanh nghiệp 30%.

Trên cơ sở các công trình thiết yếu nêu trên mà địa phương chưa có phải lập kế hoạch bố trí nguồn vốn sớm xây dựng để người dân vùng thu hồi đất thụ hưởng.

3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho cả cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, doanh nghiệp và người nông dân bị thu hồi đất.

Với Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở:

- Phải coi việc ổn định đời sống người nông dân vùng thu hồi đất là một vấn đề có tầm quan trọng tương đương việc kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, phải xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó các cấp chính quyền đóng vai trò nòng cốt, các doanh nghiệp (nhận đất) có trách nhiệm quan trọng.

- Trên cơ sở những vấn đề đặt ra ở các địa phương có nhiều đất phải thu hồi, Chính phủ cần giao cho các bộ, ngành nghiên cứu, tổng hợp sớm điều chỉnh, bổ sung các chính sách cho phù hợp theo hướng quan tâm hơn đến đời sống của người nông dân vùng thu hồi đất.

- Các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm và có hiệu quả Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 18/02/1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp.


- Các địa phương có đất phải thu hồi cấp uỷ cần xây dựng nghị quyết chuyên đề về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chỉ đạo chính quyền bố trí phân khai ngân sách hàng năm cho công việc này. Cấp uỷ hàng quý nghe báo cáo tình hình thực hiện để kịp thời chỉ đạo.

Các cấp chính quyền phải liên hệ chặt chẽ với các nhà doanh nghiệp để bàn bạc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các hộ sau khi thu hồi đất và phải hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả, hợp lý số tiền được đền bù để sớm ổn định cuộc sống.

Với các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp:

- Cần nhận thức sâu sắc việc các hộ dân đã chấp nhận khó khăn để giao đất cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải suy nghĩ để tác động trở lại giúp họ. Phải coi đây là trách nhiệm của mình, có như vậy doanh nghiệp mới phát triển bền vững.

- Cam kết mức cao nhất để tuyển dụng lao động địa phương.

- Huy động các hộ dân tham gia góp cổ phần tại doanh nghiệp bằng nguồn tiền đền bù đất và hỗ trợ chuyển đổi nghề.

- Khi xây dựng các công trình phúc lợi của doanh nghiệp cần quan tâm đến dân cư vùng đã giao đất cho mình để phối hợp đầu tư, ví dụ như: công trình nước sạch của nhà máy có thể tăng thêm phần công suất cho nhân dân địa phương và bán với giá như bán cho cán bộ, công nhân viên của khu công nghiệp, công trình khu thể thao văn hoá...

- Cam kết việc hỗ trợ địa phương đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu còn thiếu. Phối hợp để các hộ dân xây nhà ở cho công nhân thuê thông qua việc cung cấp nhu cầu diện tích thuê, đơn giá thuê...

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để cùng giải quyết những vấn đề đặt ra với các hộ dân sau khi thu hồi đất.

Với người nông dân trực tiếp bị thu hồi đất:


- Khi nhận được kinh phí đền bù và hỗ trợ tìm việc làm mới cần phải nghiên cứu việc chi tiêu, cần ưu tiên nhiều vào đầu tư tạo việc làm mới, tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương:

Góp cổ phần vào doanh nghiệp.

Học nghề, tìm nghề mới phù hợp với điều kiện của cá nhân. Tham gia xuất khẩu lao động

Liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương để nhận các thông tin liên quan đến việc làm, ổn định đời sống...

- Phải chủ động, có kế hoạch rõ ràng cho việc học nghề và tìm việc làm của bản thân và gia đình. Cung cấp sớm và kịp thời nguyện vọng để chính quyền địa phương chủ động đưa vào kế hoạch chung và làm việc với các doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sớm nhận đất để đầu tư xây dựng, sớm đưa vào vận hành, lúc đó cơ hội việc làm sẽ nhiều.

Với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở địa phương:

- Tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên hưởng ứng và ủng hộ chủ trương công nghiệp hoá, đô thị hoá của Đảng và Nhà nước góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đồng thời tăng cường công tác giám sát việc tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, bảo đảm dân chủ, đúng quy định của pháp luật.

- Tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất chính đáng của đoàn viên, hội viên (là lao động nông nghiệp vùng bị thu hồi đất), kịp thời phản ánh đến các cấp có thẩm quyền để nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, ban hành chính sách.

- Tranh thủ ngành dọc cấp trên để thu hút những chương trình, dự án có liên quan đến việc làm và đời sống của hội viên, đoàn viên để góp phần chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm mới cho nông dân vùng thu hồi đất, qua đó đảm bảo ổn định an ninh nông thôn, thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


3.3.2.3. Về cơ chế huy động và phân bổ nguồn tài chính cho ASXH

Với nguồn tài chính nhà nước (tỉnh hỗ trợ).

Phân khai nguồn vốn hàng năm phải ưu tiên đặc biệt tới ASXH với nông dân đảm bảo cấp đủ nguồn hỗ trợ đúng thời gian theo yêu cầu bước đi, lộ trình tính toán ở mục 3.3.2.6 trong chi phí cho ASXH với nông dân diện thu hồi đất cần sắp xếp thứ tự theo tính chất quan trọng như sau :

1- Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm. 2- Chính sách trợ giúp xã hội.

3- BHYT tự nguyện. 4- BHXH tự nguyện.

5- Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Với nguồn tài chính doanh nghiệp hỗ trợ.

Cần phải có cơ quan giám sát việc thực hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp khu công nghiệp ngay từ phần lập kế hoạch ngân sách đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về các khoản hỗ trợ người nông dân gồm: BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện, xây dựng kết cấu hạ tầng…

Có chế tài xử lý nghiêm túc với các doanh nghiệp bội tín không thực hiện nghiêm túc cam kết với nông dân về trách nhiệm thoả thuận.

Trong trường hợp doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất cần được nhà nước (tỉnh) ứng kinh phí giúp doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện tốt ASXH với nông dân và sẽ thu hồi sau. Cụ thể cơ quan theo dõi doanh nghiệp sẽ bàn bạc và thống nhất.

Với người nông dân.

Trước khi nhận kinh phí đền bù và hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cần phải trực tiếp gặp cơ quan chức năng của địa phương để được tư vấn về sử dụng đảm bảo hiệu quả và tập trung nhiều vào việc học nghề và tìm nghề mới phi nông nghiệp, BHXH và BHYT tự nguyện


vừa được hưởng chế độ khi hết tuổi lao động, trong khi đó tham gia được Nhà nước hỗ trợ một phần.

Chỉ lĩnh tiền những khoản phải chi cấp bách còn lại gửi ở cơ quan tín dụng để đảm bảo được kế hoạch chi tiêu hợp lý, vừa đảm bảo an toàn có sinh lời nguồn vốn khi chưa có nhu cầu sử dụng.

3.3.2.4. Về tổ chức quản lý và thực hiện chính sách ASXH.

Tỉnh cần giao cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội làm đầu mối thành lập bộ phận chuyên theo dõi tổng hợp những vấn đề liên quan tới ASXH

với người nông dân bị thu hồi đất thực hiện các nhiệm vụ:

- Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của nông dân và chính quyền cấp xã, huyện đánh giá chọn lọc tìm ra những yêu cầu chính đáng thiết thực.

- Nghiên cứu đề xuất các chính sách ASXH trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước và định hướng của Tỉnh uỷ gắn với những vấn đề đặt ra trong điều kiện thực tiễn của tỉnh, tham khảo kinh nghiệm của tỉnh bạn có điều kiện tương tự, với tư cách chủ trì cùng với các ngành, địa phương có sự tham khảo của đối tượng phải thu hồi đất (nông dân).

- Theo dõi việc thực hiện các chính sách ASXH với nông dân, phát hiện và báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền về những bất cập và yêu cầu sửa đổi bổ sung trên cơ sở phân tích, đánh giá chính sách.

- Chủ trì cùng các cơ quan trong tỉnh và địa phương tổ chức điều tra khảo sát thực trạng về đời sống và việc làm, đi sâu vào làm rõ những vấn đề đặt ra với người nông dân bị thu hồi đất để có những cơ sở khoa học thực tiễn giúp cho việc đề xuất chính sách có tính khả thi cao.

3.3.2.5. Về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ASXH.

Về hệ thống văn bản của Nhà nước, Trung ương.

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí