Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo

giáo dục” [30]. Nguyễn Thị Tính nghiên cứu về “Quản lý chuyên môn trong nhà trường” [34]. Trần Khánh Đức nghiên cứu về “GD và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” [11], Chu Mạnh Nguyên (chủ biên) bộ giáo trình “Bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS” [25]. Vũ Ngọc Hải nghiên cứu về “Quản lý nhà nước hệ thống GD Việt Nam trong đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế” [14].

Dự án SREM đã biên soạn bộ tài liệu cung cấp kiến thức về quản lý giáo dục. Cuốn “Điều hành và các hoạt động trong trường học” [5] có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn hiệu trưởng trường phổ thông thực hiện các kỹ năng lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện dự án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Giáo dục. Theo đó, đã cho ra đời bộ tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam-Singapore. Tài liệu gồm 7 chuyên đề đã trang bị cho người hiệu trưởng trường phổ thông một hệ thống các khái niệm về lập kế hoạch, sứ mạng, tầm nhìn, giá trị, mục đích, mục tiêu cũng như giúp hình thành một số kỹ năng trong quản lý trường học.

Ngoài những công trình khoa học nghiên cứu về công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng trường học trên còn phải kể đến thành công của các đề tài, những luận văn Thạc sỹ như: Nguyễn Văn Khiêm - “Các biện pháp bồi dưỡng kĩ năng lập kế hoạch giáo dục cho cán bộ quản lý ở các trường THCS tỉnh Thái Nguyên” [20]. Trần Lê Lưu Phương - “Quản lý HĐCM ở các trường THCS huyện 5, Thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu đổi mới giáo dục” [27]…

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa đề cập cụ thể đến vấn đề quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng trường phổ thông nói chung, hiệu trưởng trường THCS nói riêng về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý. Đặc biệt, địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên chưa có công trình nào nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho hiệu trưởng các trường THCS. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất các biện

pháp bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng các trường THCS huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là cần thiết.

1.2. Một số khái niệm cơ bản trong đề tài

1.2.1. Bồi dưỡng

- Bồi dưỡng (nghĩa rộng) là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn.

- Bồi dưỡng (nghĩa hẹp) là trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể. Bồi dưỡng được hiểu là “làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” để đáp ứng yêu cầu ngành nghề mà nhà nước quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực Hiệu trưởng được hiểu là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất cho Hiệu trưởng để làm việc tốt hơn chứ không nhằm mục đích chuyển đổi nghề nghiệp. Bồi dưỡng ở đây là không phải là đào tạo lại nghề nghiệp. Hoạt động bồi dưỡng là việc làm thường xuyên liên tục góp phần làm cho đội ngũ cán bộ quản lý đủ sức đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội. Hiện nay công tác bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng về chính trị, chuyên môn và năng lực quản lý giáo dục nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, về chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020…

1.2.2. Quản lý hành chính Nhà nước

Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 3

- Hành chính Nhà nước:

Là hoạt động quản lý nhà nước, trong đó cơ quan quyền lực nhà nước tác động lên các đối tượng quản lý (cơ quan, tổ chức, cá nhân) trong lĩnh vực hành pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại, quản lý hành chính nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.

- Nền hành chính Nhà nước:

Là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp tất cả các yếu tố: Hệ thống thể chế hành chính Nhà nước, hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước, đội ngũ nhân sự làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước và các nguồn lực vật chất cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước của các cơ quan Nhà nước.

- Quản lý hành chính Nhà nước:

Là hoạt động thực thi quyền hành pháp do các cơ quan trong hệ thống hành pháp thực hiện (đứng đầu là Chính phủ) trên cơ sở hệ thống pháp luật của Nhà nước, nhằm duy trì mọi hoạt động của xã hội và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.

+ Chủ thể QLHCNN là các cơ quan, cán bộ, công chức hành chính Nhà nước (HCNN) trong bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân).

+ Chủ thể QLNN về giáo dục là các cơ quan quyền lực Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) từ Trung ương tới địa phương và cơ quan quản lý giáo dục, là tổ chức, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về giáo dục.

+ Khách thể QLNN về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Đối tượng QLNN về giáo dục là tất cả mọi thành tố của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Nhân sự (cán bộ, giáo viên), chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục, người học, các nguồn lực, học liệu, môi trường giáo dục, các cơ sở giáo dục, các mối quan hệ trong giáo dục…

1.2.3. Quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và đào tạo

Là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GD&ĐT, do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thực hiện chức năng nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước.

Nội dung quản lý hành chính nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 99 Luật Giáo dục Việt Nam sửa đổi gồm 12 điều.

Nội dung quản lý Nhà nước về giáo dục cấp trường học bao gồm các nội dung sau đây:

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;

3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;

4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;

5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;

6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;

7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;

9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;

10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;

11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;

12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Như vậy, có thể nói, nội dung QLNN về GD&ĐT có thể gom lại thành 5 nhóm nội dung chủ yếu:

(1) Hoạch định chính sách cho GD&ĐT. Lập pháp và lập quy cho các hoạt động GD&ĐT. Thực hiện quyền hành pháp trong QLGD

(2) Quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục.

(3) Tổ chức bộ máy QLGD.

(4) Huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD.

(5) Thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập trật tự kỉ cương pháp luật trong hoạt động QLGD và phát triển sự nghiệp giáo dục.

Tuy nhiên QLNN ở các cấp độ khác nhau được cụ thể hóa nội dung không hoàn toàn giống nhau.

- Đối với cấp địa phương:

Cấp địa phương (tỉnh, huyện thông qua cơ quan chuyên môn là Phòng Giáo dục - Đào tạo và các nhà trường trên địa bàn) thì cần tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương.

+ Khai thác và bảo đảm các điều kiện cho các hoạt động giáo dục.

+ Quản lý chuyên môn nghiệp vụ các trường học, cơ sở giáo dục theo sự phân cấp và QLNN về các hoạt động giáo dục ở địa phương.

+ Thực hiện kiểm tra, thanh tra giáo dục ở địa phương.

Như vậy, mặc dù nội dung QLNN về GD&ĐT đã được thể chế hóa trong điều 99 Luật Giáo dục, như trong thực tiễn cần nhấn mạnh các nội dung theo cấp độ quản lý, điều này xác định “trọng số quan tâm” ở mỗi cấp độ. Nếu ở cấp trung ương chú trọng đến xây dựng nội dung cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho ngành ở phạm vi cả nước thì ở cấp độ địa phương

lại khu trú phạm vi nội dung trên ở địa bàn được phân cấp và chú trọng tới việc đảm bảo tới các điều kiện cho các hoạt động giáo dục. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng QLNN cần làm tốt công tác thể chế hóa và tăng cường giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật của ngành, của địa phương. Tuy cấp độ thể chế hóa ở mỗi cấp không hoàn toàn giống nhau nhưng vai trò giám sát, thanh tra thì phải coi trọng ở mỗi cấp độ theo sự phân cấp rõ ràng.

1.2.4. Năng lực quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục

Là khả năng tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động Giáo dục và Đào tạo của nhà quản lý giáo dục trong nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thực hiện chức năng nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân và người học, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước.

1.2.5. Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục cho Hiệu trưởng trường THCS

Theo Điều lệ Trường THCS, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định:

"Xây dựng, tổ chức bộ máy Nhà trường; thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường; xây dựng quy hoạch phát triển Nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; thành lập các TCM, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong Nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; quản lý GV, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với GV, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng GV, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động GV, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

quản lý HS và các hoạt động của HS do Nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình Tiểu học cho HS Tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật HS; quản lý tài chính, tài sản của Nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV, nhân viên, HS; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của Nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá GD của Nhà trường; chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với Nhà trường. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ những nhiệm vụ được giao tại khoản 1 Điều này" [4].

Để lãnh đạo Nhà trường hiệu quả, Hiệu trưởng phải có các năng lực phẩm chất cần thiết như tầm nhìn; có tư duy đổi mới, phát huy nguyên tắc dân chủ trong quản lý; tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Như vậy, Hiệu trưởng là người có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn; là người điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của Nhà trường.

Bồi dưỡng là khâu nối tiếp của quá trình đào tạo. Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục cho Hiệu trưởng trường THCS là quá trình tác động giúp Hiệu trưởng trường THCS cập nhật kiến thức quản lý hành chính nhà nước còn hạn chế, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng quản lý nhà trường, nhằm tạo điều kiện cho người Hiệu trưởng hoàn thiện năng lực quản lý trường học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đặt ra.

Các năng lực quản lý hành chính nhà nước về giáo dục cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lý trường THCS gồm:

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường do Hiệu trưởng quản lý:

+ Năng lực lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn phát triển giáo dụng nhà trường.

+ Năng lực quy hoạch phát triển nhà trường, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

+ Năng lực đánh giá cán bộ, giáo viên, thực trạng của nhà trường

+ Năng lực xác định tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường

Khai thác và bảo đảm các điều kiện cho các hoạt động dạy học, giáo dục toàn diện học sinh THCS gồm các năng lực sau:

+ Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục

+ Phát triển cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục.

+ Xây dựng môi trường giáo dục

+ Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục

Quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động khác theo chức năng nhiệm vụ của Hiệu trưởng gồm các năng lực sau đây:

+ Quản lý lập kế hoạch dạy học của giáo viên

+ Quản lý nền nếp dạy và học

+ Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

+ Chỉ đạo nâng cao năng lực giáo viên

+ Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Chỉ đạo quản lý học sinh trong môi trường dạy học tích cực

Thực hiện kiểm tra, đánh giá các kết quả giáo dục và các hoạt động của nhà trường gồm các năng lực sau:

+ Kiểm tra công tác xây dựng phát triển đội ngũ

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động dạy học

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục

+ Kiểm tra, đánh giá mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh.

+ Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường vv…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022