27
Thứ
hai:
Do các trường ĐH-CĐTT được huy động nguồn kinh phí ngoài
ngân sách nhà nước nên công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống các trường này cũng có những điểm khác biệt so với các trường công lập cả về mục tiêu, sứ mạng, tổ chức, cách thức huy động các nguồn lực…
Thứ
ba: Về
tổ chức bộ
máy các trường tư
thục cũng không giống như
trường công lập, các trường tư bầu Hội đồng quản trị, còn các trường công thì có hội đồng trường và hoạt động của hai hội đồng này cũng có những điểm khác nhau. Mặt khác do tính tự chủ cao nên tổ chức bộ máy của trường tư thường gọn nhẹ nhưng nhiều khi họ lại thiết lập bộ máy tổ chức chưa hợp lý.
Thứ tư: Cách thức huy động vốn của trường tư thục thường đa dạng hơn, nhưng chủ yếu vẫn là sự đóng góp của người học, các trường tư rất ít được nhận từ sự tài trợ của nhà nước, việc huy động vốn từ cổ đông đóng góp thường chỉ góp ban đầu để thành lập trường. Đặc biệt do chưa có cơ chế hoạt động rõ ràng như doanh nghiệp nên các trường chưa có quyền phát hành cổ phiếu và giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Xã hội ngày càng phát triển thì xu thế các loại hình trường công và tư ngày càng xích lại gần nhau hơn, ở nước ta do các trường ngoài công lập mới ra đời và phát triển từ cuối những năm 80, đặc biệt những trường đại học cao đẳng ngoài công lập ra đời bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, do đó ít nhiều các trường ngoài công lập sẽ không có điều kiện thuận lợi để phát triển như những trường công lập, để nhanh chóng hội nhập và học hỏi kinh nghiệm, các trường ngoài công lập đặc biệt là các trường tư thục thường xuyên liên hệ, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các trường công lập và các trường ngoài công lập khác. Học hỏi trao đổi trên các lĩnh vực đào tạo như hỗ trợ tuyển sinh, xây dựng mục tiêu chương trình cho các ngành học, liên kết đào tạo của tất cả các bậc học từ trung học lên cao đẳng và đại học, trao đổi hỗ trợ giáo viên sinh viên, đặc biệt hệ thống các trường đại học cao đẳng tư thục. hiện tại các trường đại học cao đẳng ngoài công lập đã thành lập hiệp hội nhằm tăng cường giúp đỡ quan hệ nhau trên mọi lĩnh vực, đồng thời qua đó có những tiếng nói chung kiến nghị với nhà nước cũng như với Bộ GD&ĐT.
Qua nghiên cứu đặc điểm của trường tư thục cho thấy quản lý nhà nước với khu vực này cần phải có những đặc thù riêng, từ đó ta có thể hiểu QLNN đối với khu vực giáo dục tư thục: Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục tư thục là nhà nước thực thi quyền hành pháp để điểu chỉnh các hoạt động trong hệ thống đại học cao đẳng tư thục đồng thời thể hiện sự cam kết của nhà nước đối với sự phát triển của khu vực này. Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, ủy ban nhân dân các địa phương được phân cấp chia sẻ thực hiện cam kết đó, cần phân định nội
28
dung QLNN với nội dung quản lý nhà trường để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
1.2.3 Nội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục
Nội dung QLNN theo Luật giáo dục đại học bao trùm toàn bộ hệ thống
GDĐH-CĐ, do đó đối với hệ thống các trường tư thục cần phải xây dựng cơ chế quản lý riêng đối với lĩnh vực này, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực tư thục. Nội dung QLNN đối với khu vực GDĐHCĐTT bao gồm những vấn đề:
1.2.3.1 Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực giáo dục đại học, cao đẳng trong đó có trường tư thục.
Đây là kế hoạch tổng thể xây dựng mạng lưới các trường phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với sự phát triển chung của cả hệ thống các trường đại học cao đẳng, phù hợp với chiến lược phát triển của toàn ngành và của toàn bộ nền kinh tế. Kế hoạch tổng thể này được đề xuất, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phê chuẩn, đó là thể hiện sự nhất trí cao của các cấp lãnh đạo, là sự thống nhất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cho phép thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó.
Bảng 1.1 Xây dựng chiến lược quy hoạch hệ thống các trường ĐH-CĐ
Kiể u trả lời | Trung bình (M) | Độ lệch chuẩ n (S.D.) | Tần suất trả lời (F) (%) | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | ||||
1. Nhà nước thông qua Bộ GD&ĐT chiụ trách nhiêṃ chiń h trong viêc̣ xây dưṇ g quy hoac̣ h, kế hoac̣ h phat́ triên̉ chung cho toàn hệ thôń g GDĐH-CĐ | Đ | 3,38 | 0,69 | 45 | 42 | 5 | 2 |
2. Việc xây dựng quy hoac̣ h, kế hoac̣ h phát triển HTĐH-CĐTT phaỉ năm̀ trong toàn hệ thôń g GDĐH-CĐ | Đ | 3,33 | 0,72 | 44 | 42 | 8 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam - 2
- Tính Tất Yếu Của Sự Hình Thành Và Phát Triển Học Cao Đẳng Tư Thục
- Ảnh Hưởng Của Những Thay Đổi Trong Nhu Cầu Về Các Dịch Vụ Giáo Dục
- Các Mô Hình Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Đại Học Cao Đẳng
- Mô Hình Trường Tư Thục Kiểu Mẫu Ở Thụy Điển
- Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục tại Việt Nam; Kiểu trả lời Đ: đồng ý; Tần suất trả lời (F) 4: rất đồng ý, 1: không đồng ý
Chiến lược phát triển giáo dục đại học cao đẳng là một căn cứ quan trọng để nhà nước chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển nhân lực và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu của chiến lược nhằm
29
thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục giữa các vùng khác nhau để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa
phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá mạnh, đi trước một
bước, chiến lược cũng phân công rõ, cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo. Công tác xây dựng chiến lược quy hoạch phải được thực hiện chung cho toàn hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng. Vừa phải đảm bảo phát triển hệ thống các trường tư thục một cách hài hòa. Qua khảo sát các nhà quản lý trong và ngoài ngành giáo dục thì 92,5% (M: 3,38) số người được hỏi ý kiến đều đồng thuận với việc Bộ GD-ĐT chịu trách
nhiệm chính trong việc
xây dựng chiến lược tổng thể
chung của toàn ngành,
đồng thời có 86,6% các nhà quản lý cho rằng công tác xây dựng quy hoạch phát triển khu vực GDĐHCĐTT phải nằm trong toàn hệ thống GDĐH-CĐ. Qua đó cho thấy công tác xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực
GDĐHCĐTT là hết sức quan quan trọng nhằm đảm bảo cho hành đồng bộ và có hiệu quả.
khu vực này vận
1.2.3.2 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dùng để điều chỉnh toàn bộ hệ thống
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho các trường ĐH-CĐTT được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế. Đối với các trường tư thục do có những tính chất và đặc điểm riêng nên ngoài những văn bản áp dụng chung cho hệ thống các trường ĐH-CĐ thì cần xây dựng hệ thống pháp luật riêng cho các trường tư thục.
Bảng 1.2 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Kiể u trả lời | Trung bình (M) | Độ lệch chuẩ n (S.D.) | Tần suất trả lời (F) (%) | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | ||||
1. Nhà nươć có ảnh hưởng rất lớn tới khu vực GDĐHCĐTT thông qua hệ thống pháp luật | Đ | 3,35 | 0,61 | 42 | 43 | 7 | 0 |
2. Bộ GD&ĐT giữ vai trò chủ đạo trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các trường ĐH-CĐTT. | Đ | 3,05 | 0,76 | 29 | 44 | 22 | 1 |
Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục tại Việt Nam; Kiểu trả lời Đ: đồng ý; Tần suất trả lời (F) 4: rất đồng ý, 1: không đồng ý
Các văn bản quy phạm pháp luật để điều hành và quản lý xã hội, quản lý
30
Nhà nước bằng pháp luật là một nguyên tắc rất quan trọng của Hiến pháp. Nhất là
khi nền kinh tế
chuyển đổi từ
cơ chế
tập trung, sang kinh tế
thị
trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước thì việc hoàn thiện pháp luật về khu vực GDĐHCĐTT trở nên rất cần thiết. Ý nghĩa quan trọng hàng đầu của hoạt động này rà soát, hệ thống hóa để phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với lĩnh vực tư thục. Mục tiêu trực tiếp của rà soát, hệ thống hóa là nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc loại bỏ các quy định, các văn bản không còn phù hợp, xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện, thống nhất, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục cho thấy có 92,39% (M: 3,35) tán thành với quan điểm là Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống các trường tư thục thông các hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật dùng để điều chỉnh đối với khu vực này. Tuy nhiên có tới 23 nhà quản lý
chiếm tỷ lệ 24% chưa đồng thuận với chủ trương Bộ GD&ĐT giữ vai trò chủ đạo trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, điều đó cho thấy việc ban hảnh các văn bản đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị xã hội.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện thêm những vấn đề lý thuyết cũng như quy trình kỹ thuật của việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với khu vực GDĐHCĐTT sẽ có tác dụng rất lớn, hỗ trợ cho hoạt động này trong tương lai.
1.2.3.3 Hình thành các cơ chế chính sách đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục
Chính sách đối với khu vực GDĐHCĐTT
trong cơ
chế KTTT định hướng
XHCN phải bảo đảm sản phẩm giáo dục vừa là một loại hàng hóa đặc biệt, vừa là một loại sản phẩm dịch vụ riêng có. Vì vậy, một mặt chính sách phải làm cho nó đáp ứng nhiều hơn với nhu cầu của thị trường, đồng thời chính sách phải phát huy được vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực này. Nhà nước sử dụng công cụ chính sách để tác động, can thiệp vào quá trình vận động của khu vực GDĐHCĐTT nhằm loại bỏ hoặc hạn chế, những ảnh hưởng xấu của cơ chế thị trường, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này. Đồng thời nó còn là cơ sở tạo ra sân chơi bình đẳng, rộng rãi cho các đối tác trong toàn xã hội tham gia phát triển hệ thống. Thực tế của các nước phát triển chỉ ra rằng, hệ thống các trường tư thục chỉ có thể phát triển bền vững, lành mạnh và đúng định hướng trên nền tảng của một hệ thống thể chế,
pháp luật
đầy
đủ, ổn định. Với ý nghĩa đó, việc hoàn chỉnh, bổ sung hệ thống
văn bản pháp luật, các quy phạm điều hành quản lý ở cấp vĩ mô cần được tiến hành thường xuyên để theo kịp với quá trình phát triển của KT-XH. Hệ thống thể
31
chế mới phải ngày càng tăng cường chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước, đồng thời nâng cao quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo. Nhà nước chỉ nên thực hiện vai trò, chức năng của người trọng tài điều khiển hơn là trực tiếp tham gia vào hoạt động của các trường tư thục.
Bảng 1.3 Cơ chế chính sách đối với khu vực GDĐHCĐTT
Kiể u trả lời | Trung bình (M) | Độ lệch chuẩ n (S.D.) | Tần suất trả lời (F) (%) | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | ||||
1. Nhà nước thông qua Bộ GĐ&ĐT chịu trách nhiệm chính trong việc ra những chính sách chung cho toàn khu vực GDĐHCĐTT | Đ | 3,02 | 0,82 | 29 | 43 | 19 | 4 |
2. Xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các trường ĐH-CĐTT. | M | 3,12 | 0,71 | 28 | 60 | 8 | 4 |
Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục tại Việt Nam; Kiểu trả lời Đ: đồng ý; M: Mong muốn; Tần suất trả lời (F) 4: Tích cực nhất, 1: không tích cực nhất.
Khảo sát các nhà quản lý giáo dục cho thấy có 75,79% đồng ý với ý kiến cho rằng Nhà nước thông qua Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chính trong việc ra những chính sách để áp dụng chung cho toàn khu vực GDĐHCĐTT, đồng thời các nhà quản lý giáo dục cũng mong muốn cần phải xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng nhằm tạo điều kiện cho khu vực GDĐHCĐTT phát triển.
Cơ chế chính sách thông thoáng còn có vai trò tạo lập môi trường thuận
lợi, an toàn và bình đẳng, nó được biểu hiện thông qua các yếu tố như: hạ tầng cơ sở tốt, hệ thống pháp luật đầy đủ, ổn định, nền hành chính rõ ràng và bộ máy
công quyền
trong sạch, lành mạnh... Những yếu tố
trên đều do nhà nước tạo
dựng nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước đáp ứng mục tiêư phát triển của
toàn hệ thống. Môi trường thuận lợi còn thể hiện ở sự lành mạnh, bình đẳng
trong cạnh tranh giữa các trường công lập với các trường tư thục. Đồng thời
với vai trò
Nhà nước là chủ thể quản lý cao nhất, là người đại
diện
cho
quyền lợi của cả cộng đồng quốc gia, chỉ có Nhà nước mới có đủ tư cách, sức
mạnh, tiềm lực để thực hiện quyền bảo hộ. Thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật và bộ máy hành chính, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp
của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực gi áo d ục như:
quyền sở hữu, quyền tự do đào tạo theo pháp luật quy định, bảo vệ bản quyền,
32
thương hiệu nhà trường...
Do các trường tư thục mới hình thành và phát triển, vì vậy họ còn rất non trẻ, thiếu kinh nghiệm, thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nên nhà nước cần phải có cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế, về ưu đãi tín dụng, thậm trí cấp cả NSNN cho đào tạo theo nhiệm vụ giao… nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở tư thục có điều kiện tồn tại và phát triển.
1.2.3.4 Thực thi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục
Nội dung kiểm tra, giám sát gồm kiểm định chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo; cơ sở vật chất, giám sát tuân thủ các tiêu chuẩn về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và thực hiện các tuyên bố về sứ mạng và cam kết với sinh viên.
Bảng 1.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với khu vực GDĐHCĐTT
Kiể u trả lời | Trung bình (M) | Độ lệch chuẩn (S.D.) | Tần suất trả lời (F) (%) | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | ||||
1. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thông qua việc áp dụng nhiều biện pháp | Đ | 3,39 | 0,61 | 43 | 41 | 7 | 0 |
2. Đánh giá chất lượng cần dựa vào hệ thống tiêu chí thống nhất, mang tính pháp lý, định lượng và phù hợp | M | 3,38 | 0,57 | 40 | 51 | 4 | 0 |
Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục tại Việt Nam; Kiểu trả lời Đ: đồng ý; M: Mong muốn; Tần suất trả lời (F) 4: Tích cực nhất, 1: không tích cực nhất.
Hầu hết các nhà quản lý giáo dục chiếm 92,3% đều cho rằng cần phải tăng cường công tác kiểm tra thông qua việc áp dụng bằng nhiều biện pháp như tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm định chất lượng giáo dục… đối với khu vực GDĐHCĐTT tại Việt Nam, có như vậy mới điều chỉnh được hệ thống các trường tư thục hoạt động theo những kỳ vọng của nhà nước và của xã hội. Ngoài ra nội dung quản lý nhà nước với trường đại học, cao đẳng tư thục cần thể hiện sự phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa Bộ giáo dục và đào tạo và ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố:
- Bộ GDĐT quản lý về mặt nhà nước đối với các trường ĐH-CĐTT, tất cả các vấn đề từ việc rà soát quá trình, điều kiện, thủ tục thành lập trường, đến công tác tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo, ngành nghề đào tạo, kiểm
tra quá trình đào tạo. Công tác quản lý được thể hiện bởi những văn bản quy
33
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa trường đại học tư thục với các đối tượng trong xã hội phải điều chỉnh như các trường đại học cao đẳng khác, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố quản lý giám sát các trường ĐH-
CĐTT, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, đây là cơ quan thay mặt Nhà nước theo dõi hoạt động của hệ thống các
Nhà nước – Chính phủ
Bộ Giáo dục và đào tạo
Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc TW
Chiến lược, kế hoạch phát triển
Hệ thống các văn bản QP điều chỉnh
Cơ chế, chính sách trong quản lý
Kiểm tra giám sát, đánh giá
Hệ thống các trường đại học cao đẳng tư thục
trường tư không.
thục, các trường đại học cao đẳng tư
thục có hoạt động đúng hay
Hồ sơ, | |||
tra | thủ tục, | ||
giám | trình tự | ||
sát, | xây dựng | ||
cơ sở vật | |||
chất | |||
Hình 1.4 Quản lý nhà nước với hệ thống các trường tư thục
1.2.4 Các nhân tố
tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ
thống
trường đại học cao đẳng tư thục
1.2.4.1 Quan điểm và cam kết của nhà nước đối với vai trò của hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục
Mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của mình sẽ có các điều kiện kinh tế xã hội riêng. Để phục vụ cho yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước thì mỗi quốc gia khác nhau đều xây dựng hệ thống giáo dục khác nhau. Sự vận hành của khu vực này và hiệu quả hoạt động của nó phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và cam kết của nhà nước. Các cam kết này thể hiện qua các khía cạnh sau:
a) Nhà nước thừa nhận vai trò của Trường ĐH-CĐTT. Điều này
34
phải được thể hiện qua việc chủ động trong việc hình thành và phát triển hệ thống các trường ĐH-CĐTT. Mặc dù các trường đại học công lập vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giáo dục đại học, nhưng các trường ĐH- CĐTT được khuyến khích thành lập nhằm hỗ trợ các trường công lập trong việc giải quyết và đáp ứng nhu cầu được đào tạo ở trình độ cao của người dân. Việc thừa nhận này cần được thể chế hóa bằng Hiến pháp, luật và những văn bản dưới luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho cơ sở giáo dục tư thục phát triển. Trường đại học ĐH-CĐTT là một phần trong hệ thống giáo dục quốc dân, cùng các trường công lập đem lại cơ hội học tập tốt hơn cho người dân.
b) Thừa nhận sự cần thiết của việc xã hội hóa giáo dục ĐH-
CĐ. Một trong những ý kiến chủ chốt được nhiều nhà kinh tế và giáo dục tán đồng là ý kiến về tư nhân hóa giáo dục. Nhìn chung khi một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường và nền kinh tế
tri thức thì việc cải cách các quyền sở hữu là một điều kiện cần thiết
nhưng chưa đủ để cải thiện việc sử dụng các tài sản.
c) Chính sách phát triển khu vực tư thục, dân lâp và công lập. Nhà nước cần xây dựng định hướng phát triển giáo dục đại học, mà đại diện là Chính phủ phải xây dựng hệ thống luật pháp cho các trường đại học biết mình được làm những gì và không được làm gì trong lĩnh vực giáo dục đại học. Đồng thời Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và
Đào tạo là người tổ chức cho các trường thực hiện điều tiết kiểm tra
giám sát và đánh giá hệ thống các trường, đặc biệt là các trường tư thục.
d) Chế độ khuyến khích phát triển khu vực tư thục. Chế độ khuyến khích
cần được thể hiện chủ yếu qua việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư vào giáo dục tư thục. Môi trường đầu tư này thông thường được tạo nên bởi một hệ thống pháp luật ổn định và vững chắc, các quy định về lao động cởi mở, cơ sở hạ tầng thuận tiện, một môi trường chính sách thuận lợi đặc biệt là cần thiết. Khi các chính sách đảm bảo không hạn chế sự phát triển của khu vực tư nhân trong GDĐH-CĐ thì một môi trường đầu tư tốt sẽ xuất hiện.
1.2.4.2 Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục
Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ thống các trường đại học cao đẳng tư thục bao gồm:
a) Về sự mở rộng và xu thế toàn cầu hóa trong giáo dục trên cơ sở “Hiệp định chung về thuế quan và thương mại” (Gereral Agreement on Tarifs and trade)