và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.
Cơ sở GDMN tư thục là một bộ phận của GDMN nên nó cũng chính là đối tượng quản lý của cơ quan QLNN về giáo dục (chủ thể quản lý). Điểm 8, Điều 8 của Nghị định số 115/2010/NĐ-CP nêu rõ về trách nhiệm QLNN về giáo dục của UBND cấp huyện là “Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện”. Điểm 8, Điều 9 của Nghị định này cũng nêu rõ trách nhiệm QLNN của Phòng GD&ĐT cấp huyện, thành phố: “Giúp UBND cấp huyện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp trung học phổ thông) và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện”.
b. Đảm bảo thực hiện xã hội hóa giáo dục và đáp ứng nhu cầu của xã hội
Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2015 định hướng đến năm 2020” do Chính phủ ban hành, đã khẳng định quan điểm chỉ đạo là: “Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay cả ở những nước phát triển, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh XHHGD, trong đó có XHH GDMN. Trong nhận thức chung, XHHGD được hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức XD nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
Thực hiện XHHGD là con đường cơ bản để phát triển giáo dục nói chung, phát triển GDMN nói riêng. Nhà nước với bàn tay hữu hình là hệ thống luật pháp,
thị trường với bàn tay vô hình là cơ chế cạnh tranh, xã hội dân sự với vai trò là đối tác nhà nước và đối tượng của thị trường. Với sự thay đổi về tư duy từ “bao cấp” sang tư duy “xã hội hóa” và “cạnh tranh”, công tác QLNN đối với các mô hình giáo dục theo dạng XHH cũng cần thay đổi phù hợp. Cấp hệ thống, cơ chế cạnh tranh được đưa vào giữa các trường học trong việc thu hút người học và thu hút các nguồn lực, ở cấp trường, phương thức quản lý doanh nghiệp theo nguyên tắc chi phí
- hiệu quả và hướng tới khách hàng được áp dụng rộng rãi. Các nguồn thu nhà trường ngày đa dạng, trong đó học phí chỉ là một phần.
1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - 1
- Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Cơ Sởgiáo Dục Mầm Non Tư Thục Cấp Huyện
- Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát Hoạt Động Của Cơ Sở Giáo Dục Mầm Non Tư Thục
- Bài Học Rút Ra Cho Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An
- Khái Quát Về Thực Trạng Các Cơ Sở Giáo Dục Mầm Non Tư Thục Trên Địa Bàn Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
1.2.1. Ban hành các quy định quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục
Chất lượng GDMN tư thục chịu sự quyết định của nhiều yếu tố: yếu tố bên trong (nguồn lực nội tại của các cơ sở GDMN tư thục), yếu tố bên ngoài (sư tác động của cơ quan quản lý nhà nước, của xã hội). Có thể thấy yếu tố giữ vai trò quan trọng đó là các văn bản quy định QLNN về GDMN tư thục tạo cơ sở pháp lý cho GDMN tư thục hình thành, hoạt động và phát triển.
Văn bản quy định về QLNN đối với cơ sở GDMN tư thục bao gồm những văn bản quy định về việc thành lập các trường mầm non, mẫu giáo tư thục; quy định về nội dung chương trình; Quy định về thanh tra, kiểm tra; Quy định về cơ sở vật chất,…
Hệ thống các văn bản quy định pháp luật là công cụ quản lý của cơ quan QLNN đối với cơ sở GDMN tư thục nhằm quy định chuẩn khung tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định để đảm bảo chất lượng phù hợp với sự phát triển chung của hệ thống giáo dục cũng như sự phát triển của trẻ. Tạo hành lang pháp lý cho các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân áp dụng thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc đi đúng hướng trong việc phát triển GDMN.
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục
Tổ chức bộ máy QLNN đối với GDMN nói chung, cơ sở GDMN tư thụcnói riêng từ cấp Trung ương đến các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương được quy
định nêu trong Luật giáo dục. Hiện nay, Nhà nước đang xúc tiến đổi mới cơ chế quản lý, nhằm hoàn thiện hơn nữa, sao cho QLNN đối với GD&ĐT ngày càng đạt chất lượng và hiệu quả hơn, trong đó nâng cao vai trò của các cơ quan QLNN về giáo dục. Hiệu quả của tổ chức bộ máy được xác định bởi hai yếu tố: Tổ chức bộ máy khoa học và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Để đạt được những yêu cầu trên, một trong những yếu tố quan trọng là phải xác định được những chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy, xác định số phòng ban, biên chế cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cơ sở tiêu chuẩn hóa theo chức danh đối với cán bộ công chức. Mỗi cán bộ công chức phải có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ tương ứng để đảm nhận công việc mà bộ máy tổ chức yêu cầu. Việc xác định chức danh cán bộ, công chức thực chất là phân công cán bộ, công chức theo vị trí việc làm trong bộ máy và xác định trách nhiệm, thẩm quyền trước bộ máy và pháp luật. Tổ chức bộ máy khoa học phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình mà xác định đúng biên chế cần thiết cho bộ máy sao cho hợp lý giữa công việc và biên chế đảm bảo tối ưu, mang lại hiệu quả cao.
Về vấn đề phân cấp quản lý, hệ thống cơ quan QLNN về giáo dục nói chung gồm có: Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan ngang bộ có liên quan và UBND các cấp. Trong đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục; Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền và UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp được giao.
Ủy ban nhân dân Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý nhà trường, nhà trẻ công lập trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý nhà trường, nhà trẻ công lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.
Phòng Giáo dục & Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.
1.2.3. Tổ chức quản lý cơ sở giáo dục mầm non tư thục
1.2.3.1. Quản lý việc thành lập cơ sở giáo dục mầm non
Trường mầm non tư thục là loại hình giáo dục mầm non do tư nhân thành lập để thu hút số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, góp phần cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội (phân biệt với trường mầm non công lập do nhà nước thành lập). Mầm non tư thụcthành lập và hoạt động khi được sự cho phép của cấp có thẩm quyền, tuân thủ theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và pháp luật.
Phòng Giáo dục và đào tạo của huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình và các văn bản, quy định của pháp luật để quản lý, cấp phép cho việc thành lập cơ sở giáo dục mầm non tư tự thục trên địa bàn quản lý. Các trường mầm non tư thục đáp ứng được các yêu cầu sau thì được cơ quan quản lý cấp phép cho việc thành lập trường:
- Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển
Quy trình thành lập trường mầm non tư thục như sau
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập trường mầm non tư thục làm hồ sơ gửi phòng GD&ĐT;
Bước 2: Phòng GD&ĐT nhận hồ sơ, xem xét và có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ xin thành lập nhà trường, nhà trẻ Tư thục đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
Bước 3: Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục theo quy định. Trường hợp không cho phép thành lập, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo lí do và hướng giải quyết cho phòng
GD&ĐT thực hiện chỉ đạo của UBND cấp huyện, trả lời tổ chức hoặc cá nhân xin mở trường.
Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ và điều kiện cho phép hoạt động giáo dục của trường mầm non tư thục
- Nhà trường, nhà trẻ được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.
- Nhà trường, nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:
Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;
Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
Có chương trình giáo dục Mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo;
Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục Mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định;
Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
Có quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường, nhà trẻ.
Trong thời hạn 02 (hai) năm, nếu nhà trường, nhà trẻ có đủ điều kiện tại Khoản 2 Điều này thì được cho phép hoạt động giáo dục. Hết thời hạn quy định nếu
không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động Giáo dục thì Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ bị thu hồi.
Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường, nhà trẻ:
Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục.
Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trẻ, nhà trường.
Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ thì có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách; giải thể nhà trường, nhà trẻ. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền đình chỉ quyết định hoạt động giáo dục.
Điều kiện và thủ tục đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khi bảo đảm các điều kiện sau:
+ Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình;
+ Có giáo viên đạt trình độ theo quy định;
+ Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo quy định.
Chủ tịch UBND cấp xã cấp phép trên cơ sở các ý kiến bằng văn bản của Phòng GD&ĐT đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
1.2.3.2. Quản lý điều kiện cơ sở vật chất
Để xây dựng và thành lập một ngôi trường mầm non, điều kiện về cơ sở vật chất là một yếu tố rất quan trọng.Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của điều lệ trường mầm non và các quy định về thiết bị, giáo cụ mầm non, đồ chơi, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo phân cấp quản lý, các cở sở giáo dục tư thục sẽ do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện quản lý về mặt chuyên môn; điều kiện cơ sở vật chất được quy định cụ thể:
(1). Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và sắp xếp gọn gàng; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em và phương tiện phù hợp với lứa tuổi; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em theo quy định.
(2). Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập:
- Có chiếu hoặc thảm cho trẻ em ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn cho trẻ em ngủ, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, giá để khăn và ca, cốc cho trẻ em, có đủ bô đi vệ sinh cho trẻ em dùng và một ghế cho giáo viên;
- Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Đồ chơi, đồ dùng và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích;
- Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em;
- Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
(3). Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập:
- Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 05 tuổi): Một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; kệ để đồ dùng, đồ chơi; thùng đựng nước uống, nước sinh hoạt. Đối với lớp bán trú: Có ván hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt phục vụ trẻ em ngủ;
- Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ em bao gồm: Đồ chơi, đồ dùng và tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích;
- Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em;
- Có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em, sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày, tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
1.2.3.3. Quản lý điều kiện về nguồn nhân lực
Công tác cán bộ, nguồn lực con người là mặt quan trọng hàng đầu của một tổ chức, vì thế, việc quản lý nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của tổ chức. Trong mỗi tổ chức giáo dục, mỗi nhà trường, nhân sự chủ yếu là đội ngũ giáo viên. Đây là lực lượng nòng cốt có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, ở nước ta, trong các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo của Đảng, của Nhà nước và của ngành giáo dục đều rất coi trọng vai trò, vị trí của đội ngũ giáo viên. Họ chính là những người quyết định trực tiếp chất lượng của giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một trong hai giải pháp trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam.
Yếu tố con người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia nói chung và của một tổ chức, một nhà trường nói riêng. Trong Đại hội Đảng IX chúng ta đã xác định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội” (Văn kiện đại hội Đảng IX, NXB chính trị quốc gia, HN 2001 trang 114), Cho nên quản lý điều kiện nhân lực đối với các cơ sở GDMN tư thục là rất cần thiết đối với chất lượng giáo dục tại cơ sở đó đối với trẻ em và đảm bảo cho sự phát triển của trẻ về sau đào tạo lực lượng lao động có phẩm chất tốt, có trình độ văn hóa, kỹ thuật, có tay nghề… phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy nhà trường cần phải có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Trường mầm non tư thục cần bố trí đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn, cụ thể:
Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có).
Hiệu trưởng mầm non tư thục phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau: