3
pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế học, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng ngoài công lập nói chung và tư thục nói riêng về công tác quản lý nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam nhưng được đặt trong bối cảnh chung của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
- Thời gian nghiên cứu khảo sát thực trạng từ khi hình thành khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư ở nước ta (giai đoạn1988 - 2012). Tính toán dự báo giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn 2030 để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam.
- Luận án nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các trường tư thục trong cả nước.
4. Phương pháp luận nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam - 1
- Tính Tất Yếu Của Sự Hình Thành Và Phát Triển Học Cao Đẳng Tư Thục
- Ảnh Hưởng Của Những Thay Đổi Trong Nhu Cầu Về Các Dịch Vụ Giáo Dục
- Nội Dung Cơ Bản Quản Lý Nhà Nước Đối Với Khu Vực Giáo Dục Đại Học Cao Đẳng Tư Thục
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Nghiên cứu lý thuyết
Xây dựng tổng quan về
quản lý nhà nước đối với HTĐHCĐTT
Nghiên cứu tại thực tiễn
Thu thập thông tin về thực trạng quản lý nhà nước đối với HTĐHCĐTT ở VN
Để thực hiện được các nhiệm vụ đề ra, phương pháp luận nghiên cứu có thể được mô hình hóa như sau:
Phân tích, đánh giá trên cơ sở đối chiếu lý luận và thực tiễn
Nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của quản lý nhà nước đối với HTĐHCĐTT tại Việt Nam
Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với HTĐHCĐTT ở Việt Nam
4
Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích thống kê suy diễn, phương pháp tổng hợp quy nạp, phương pháp đối chiếu so sánh, các phương pháp kiểm định của thống kê học, hỗ trợ xử lý số liệu thông qua phần mềm EVIEWS 6.0 để tìm ra được các quan hệ tương tác ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo đối với khu vực đại học cao đẳng ngoài công lập (tư thục).
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát các nhà quản lý trong và ngoài
ngành giáo dục như: Bộ GD&ĐT, các trường đại học cao đẳng công lập, dân lập, tư thục, UBND các tỉnh thành phố, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp có sử dụng lao động trong phạm vi cả nước. Sau đó sử dụng những công thức trong thống kê mô tả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để tính toán một số chỉ tiêu nhằm tìm ra những điểm chung của các nhà quản lý trong công tác quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT.
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, hình vẽ, và danh mục tài liệu tham khảo; nội dung của luận án gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam
- Chương 3: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án đã có những đóng góp nhất định về ý nghĩa khoa học và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT. Để từ đó giúp cho các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo nhằm đưa ra những quyết sách quản lý tốt hơn trong thời gian tới.
Ý nghĩa khoa học của luận án:
Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ, bổ sung thêm
vào hệ thống cơ sở lý luận về quan cao đẳng tư thục.
lý nhà nươc
đối với khu vực giáo dục đại học
Thứ hai: Sử dụng các phương phap
thôn
g kê với sự hỗ trợ của phần mền
SPSS để tính toán kết quả khảo sát, phục vụ cho công tác quản lý nhà nươc đôí vơí
5
khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục.
Thứ ba: Xây dựng hàm hồi quy bằng phương pháp OLS với sự hỗ trợ của phần mềm EVIEWS 6.0 để tính toán một chỉ tiêu chủ yếu, kết hợp với kết quả khảo sát làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Thứ nhất: Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của khu vực giáo dục tư thục. Chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục.
Thứ hai: Xây dựng mô hình quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục mang đặc thù của Việt Nam, có tham khảo mô hình của một số quốc gia phát triển trên thế giới.
Thứ ba: Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng tư thục trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Có những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống này ở nước ta trong thời gian tới.
6
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ
THỤC
1.1 HỆ THỐNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TƯ THỤC VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
1.1.1 Sự hình thành và phát triển hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục
1.1.1.1 Khái niệm Trường Đại học tư thục
Bất kỳ quốc gia nào cũng cần có nguồn nhân lực được đào tạo để thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu mọi mặt ngày càng cao của người dân. Hệ thống giáo dục quốc gia được hình thành nhằm đào tạo, huấn luyện và cung cấp cho xã hội các chuyên gia, nhà quản lý và thợ lành nghề cho các ngành và các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Giáo dục đại học và cao đẳng
Giáo dục nghề
Xét theo bậc đào tạo, hệ thống giáo dục quốc gia bao gồm từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học đến giáo dục đại học - cao đẳng và dạy nghề. Nhìn chung một cách chính thống, hệ thống giáo dục ban đầu được hình thành và vận hành bởi các chính phủ. Tuy nhiên, mầm mống ban đầu của hệ thống giáo dục này là giáo dục tư nhân tự phát, trong các gia đình, các cộng đồng nhỏ. Điều này xuất phát từ yêu cầu sống còn của cuộc đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển của con người.
NHÂN LỰC ĐƯỢC ĐÀO TẠO
Giáo dục trung học cơ sở và phổ thông
Giáo dục tiểu học
Giáo dục mầm non
NGƯỜI HỌC
7
Hình 1.1. Sơ đồ đào tạo nhân lực tại Việt Nam
Cùng với sự ra đời của nhà nước và sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu nhân lực ngày càng cao cả về mặt số lượng và chất lượng, giáo dục tư nhân tự phát không còn thích hợp và nhà nước cần phải nhận lãnh trách nhiệm hình thành và vận hành hệ thống giáo dục quốc gia để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên do nguồn lực của các chính phủ là hữu hạn và nhu cầu nhân lực lại rất lớn nên sự tham gia chính thức của khu vực tư nhân là một tất yếu khách quan, kết quả là hệ thống giáo dục quốc gia ngày nay được quản lý bởi chính phủ nhưng bao gồm cả khu vực nhà nước và cả khu vực tư nhân.
Trên thế giới hiện nay, căn cứ vào tiêu chí quyền sở hữu, sự góp vốn và vai trò của các sáng lập viên, người ta chia các trường đại học trên thế giới thành ba loại: trường đại học công lập, trường đại học tư thục và trường đại học do các tổ chức tôn giáo thành lập và quản lý. Tại các quốc gia khác nhau, tùy thuộc điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử của mỗi nước, tầm quan trọng của mỗi loại trường này trong hệ thống đào tạo quốc gia là rất khác nhau. Tại nhiều quốc gia Châu Âu như Áo, Đức, Pháp, Thụy Sỹ hay Anh Quốc, các trường đại học tổng hợp hầu hết là công lập, song được hưởng một chế độ tự trị, tự quản rất cao. Ngược lại, ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay Hoa Kỳ, các trường đại học tư thục chiếm vai trò và tỷ trọng lớn hơn, nhiều trường đại học tư thục trong các quốc gia này có chất lượng hàng đầu thế giới. Ở Hoa Kỳ, Châu Mỹ La tinh, và Philipines có những trường đại học được thành lập và quản lý bởi các tổ chức tôn giáo. Ở các quốc gia khác, trong đó có cả các quốc gia đang phát triển, từ gần ba thập kỷ nay người ta đã cho phép thành lập các trường đại học tư thục.
Ở nước ta, trường đại học tư thục là cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc gia, do cá nhân hoặc một nhóm cá nhân là công dân Việt Nam xin phép thành lập và tự đầu tư. Trường đại học tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại các ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để giao dịch. Trường đại học tư thục bình đẳng với trường đại học công lập, bán công, dân lập về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, của giảng viên và người học trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, tổ chức quá trình đào tạo, bao gồm tuyển sinh, dạy và học, thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ.
Theo quan điểm của Đảng và nhà nước được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có nêu “Trường đại học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn huy động từ ngoài nguồn ngân
8
sách Nhà nước”. [49, tr.1]
Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, trường tư thục là trường do cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội đầu tư xây dựng và nuôi dưỡng nó để hoạt động, nếu làm tường minh, tài sản của một trường tư thục thường thuộc nhiều dạng sở hữu như: sở hữu tư nhân, sở hữu của cả cộng đồng nhà trường, sở hữu
nhà nước (nếu có), ví dụ
như
là sở
hữu tài sản do nhà nước đầu tư
qua các
chương trình xây dựng phòng thí nghiệm chuyên đề…
Ở các nước, các trường đại học tư thục lại chia thành hai loại, trường đại học tư thục vì lợi nhuận - được tổ chức và hoạt động không khác các công ty đối vốn và các trường đại học tư thục phi lợi nhuận, không được tổ chức như các công ty cổ phần. Tại các quốc gia có hệ thống đào tạo đại học tiên tiến như Hoa Kỳ, các trường đại học tư thục tuy được tổ chức và có tên gọi như các công ty, song là các công ty hay tổ chức bất vụ lợi, không vì mục đích lợi nhuận, không được chia lãi, vì thế trong điều lệ các trường tư thục loại đó không có khái niệm cổ đông, không chia cổ tức cho người góp vốn như tại các công ty cổ phần. Sở dĩ có điều đó bởi pháp luật các quốc gia này chia công ty thành hai loại, có những công ty vì lợi nhuận (doanh nghiệp) và những công ty bất vụ lợi, hoạt động không vì lợi nhuận. Cách thức tổ chức và chế độ thuế áp dụng cho hai loại công ty này rất khác nhau.
Như vậy, từ các quan điểm và thông tin trên, một cách chung nhất có thể hiểu: “Trường đại học tư thục là cơ sở đào tạo do các tổ chức hay cá nhân đứng ra thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với nguồn kinh phí được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, nhằm đào tạo nhân lực cho nhu cầu của xã hội với mục tiêu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận”.
1.1.1.2 Các đặc điểm nổi bật của trường tư thục
Khái niệm về trường tư thục thường được sử dụng một cách lỏng lẻo, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà giáo dục cũng như người dân đôi khi sử dụng khái niệm này một cách không đồng nhất. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng ta có thể phân biệt khái niệm trường tư và trường công theo các tiêu chí sau đây: (1) Quyền sở hữu (Vốn bằng tiền và bằng hiện vật ban đầu khi thành lập trường); (2) Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước (Có hay không có sự hỗ trợ về vốn của nhà nước); (3) Vì mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận; và (4) Địa vị pháp lý (theo văn bản pháp lý nào) và tư cách pháp nhân. Phần sau đây sẽ làm rõ hơn các tiêu chí này.
(1) Quyền sở hữu
Chúng ta đều biết rằng cốt lõi của kinh tế
thị
trường là quyền sở
hữu.
9
Quyền được hưởng trực tiếp lợi tức từ vốn đầu tư sẽ thúc đẩy việc đầu tư vào
các nhà máy hay cơ sở kinh doanh thương mại hoặc trường học, bệnh viện.
Quyền được hưởng thành quả lao động của bản thân sẽ thúc đẩy thị trường lao động và phân phối lợi nhuận. Quyền chuyển nhượng tài sản là điều cần thiết cho việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Chỉ có thông qua sự chuyển nhượng này mọi loại quyền sở hữu mới có thể đạt được giá trị sử dụng cao nhất của nó.
Cơ sở pháp luật cho các loại hình khác nhau của quyền sở hữu bắt nguồn từ Hiến pháp. Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới từ lâu đã thừa nhận quyền sở
hữu tư nhân trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Ở nước ta trước năm
1992, Hiến pháp chỉ quy định hai thành phần cơ bản trong nền kinh tế quốc dân:
(1) Kinh tế quốc doanh đại diện cho quyền sở hữu toàn dân, và (2) Kinh tế tập thể. Thời đó, cùng tồn tại với thành phần kinh tế tập thể là các hoạt động hạn chế của thành phần kinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Một bước ngoặt đã diễn ra trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, tháng 4/1992 Quốc hội nước ta đã thông qua Hiến pháp mới cho phép quyền sở hữu tư nhân, đồng thời tăng cường sự bảo hộ của nhà nước đối với sở hữu đó. Hiến pháp đã xác lập ba hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước), sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.
Trên thực tế, quyền sở hữu tư nhân đối với các cơ sở dạy nghề đã bắt đầu rất lâu trước khi sửa đổi Hiến pháp 1992. Bằng chứng của hoạt động dạy nghề tư nhân là từ nhiều năm trước đó hàng loạt cơ sở dạy nghề đã ra đời và hoạt động
tại thành phố Hồ Chí Minh (khoảng hơn 200 cơ sở dạy nghề), Hà Nội, và Đà
Nẵng. Mặc dù vậy, cơ sở pháp luật rõ ràng cho quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng tài sản tư nhân vẫn chưa được khẳng định và thiết lập một cách rõ ràng. Điều này là cực kỳ quan trọng vì:
- Thứ nhất: Sự công nhận chính thức của cơ quan luật pháp là tín hiệu cho các chủ cơ sở dạy nghề và đầu tư tư nhân biết rằng hoạt động kinh tế thông qua phương pháp dạy nghề được chính thức thừa nhận.
- Thứ hai: Trên cơ sở của sự thừa nhận chính thức này, các cá nhân, tập thể muốn thành lập trường tư trong GDĐH-CĐ có thể dựa vào sự bảo vệ của luật pháp đối với các hoạt động giáo dục đào tạo.
(2) Nguồn kinh phí hỗ trợ từ nhà nước
Thông thường các nước chỉ quy định hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, do sự cần thiết phải phục hồi và củng cố các quyền sở hữu tư nhân nên quyền sở hữu tư nhân đã được mở rộng có thể là một hộ gia đình, một tổ chức xã hội, một tổ chức tôn giáo, một tổ chức đoàn thể. Cũng từ đó, tương ứng với hai hình thức sở hữu cơ bản này, trong giáo dục có hai
10
khái niệm trường công và trường tư.
Trường công được hỗ trợ hàng năm từ nguồn kinh phí của nhà nước, còn đối với trường tư việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách hầu như không có, nếu có chỉ thông qua các dự án, các chương trình theo đơn đặt hàng của nhà nước.
Sự cần thiết của loại hình trường công, hay nói cách khác, sự cần thiết tài trợ của xã hội dưới danh nghĩa nhà nước đối với giáo dục đào tạo, xuất phát từ các đặc tính quan trọng sau đây của giáo dục trong nền kinh tế thị trường:
- Đặc tính phương tiện sản xuất có tính chất vô hình. Trong giáo dục đào tạo phương tiện sản xuất có tính vô hình, chứ không phải hàng hóa dùng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Điều này buộc người được giáo dục đào tạo phải có ý thức đầu tư.
- Đặc tính của hàng hóa chung (hàng hóa công cộng) hay lợi ích tỏa ra. Lợi ích của giáo dục đào tạo không chỉ thu gọn vào thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người được giáo dục đào tạo, mà còn thỏa mãn lợi ích của toàn xã hội hay ít nhất một số người khác kể cả những người không muốn được giáo dục đào tạo (không chịu đi học).
- Đặc tính không thể tăng năng suất lao động của người làm thầy giáo như tăng năng suất lao động sản xuất các loại hàng hóa thông thường khác.
Tuy nhiên, sự cần thiết của loại hình trường tư, tức là sự tham gia của khu vực tư nhân trong giáo dục đào tạo cũng là một tất yếu khách quan vì:
- Nhà nước không thể có đủ mọi nguồn lực để trực tiếp đảm đương việc cung cấp tất cả các hàng hóa công cộng (trong đó có giáo dục đào tạo), trong khi khu vực tư nhân lại có sẵn những nguồn lực nhất định cần được khai thác.
- Ngoài ra, mức độ hiệu quả của khu vực tư nhân trong nhiều trường hợp được coi là cao do các động lực cá nhân về lợi nhuận, danh tiếng cũng như lòng tự trọng, và cả ý thức tuân thủ pháp luật [37].
(3) Trường tư vì lợi nhuận và phi lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường, trường tư là một thực thể trên thị trường, nó phải đầu tư vốn và tài sản để hoạt động giáo dục đào tạo nhằm mục đích sinh lợi. Vì vậy điều kiện cơ bản đầu tiên của việc thành lập trường tư là người hay tập thể lập trường tư phải có tài sản. Tài sản đưa vào để lập trường tư có thể là: (1) Vốn bằng tiền; (2) Tài sản bằng hiện vật dùng để đầu tư ban đầu khi lập trường. Đương nhiên các tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đứng ra lập trường tư. Như vậy với tư cách là một người kinh doanh, người lập trường tư phải đầu tư một số tài sản, thuê mướn, sử dụng sức lao động để tiến hành hoạt động giáo dục đào tạo, đồng thời thực hiện việc thu học phí nhằm thu hồi vốn đã đầu tư, trang trải các chi phí đào tạo và có lãi.