Nhận Thức Về Kiểm Tra Nội Bộ Hoạt Động Dạy Học Trong Trường Học

2.2.1. Nhận thức về kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học trong trường học

Bảng 2.4. Quan điểm, nhận thức về công tác KTNB HĐDH trong trường học


Nội dung

Kết quả lựa chọn

1

%

2

%

3

%

4

%

5

%

KTNB HĐDH là khâu tất yếu

của quá trình đổi mới quản lý trường THCS






22


51.2


18


41.9


3


7.0

KTNB HĐDH là hoạt động thường xuyên của hiệu trưởng, tổ chuyên và GV

trường THCS






20


46.5


20


46.5


3


7.0

KTNB HĐDH đảm bảo thiết lập mối liên ngược thường

xuyên giúp cải tiến HĐDH






22


51.2


19


44.2


2


4.7

KTNB HĐDH đảm bảo thực hiện nguyên tắc cấp quản lý và GV vừa là chủ thể kiểm tra cấp dưới và vừa là đối tượng

kiểm tra






21


48.8


20


46.5


2


4.7

KTNB HĐDH giúp đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm

việc tốt và hiệu quả hơn






23


53.5


18


41.9


2


4.7

Ý kiến khác











Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - 7

- Qua bảng 2.4 cho thấy đa phần CBQL vẫn còn xem KTNB HĐDH đơn thuần chỉ là một biện pháp để quản lý GV và HS, thì xem kiểm tra là mục đích để đánh giá chứ không phải chỉ là phương tiện được sử dụng để đạt được mục đích kiểm tra.

- Phần đa GV trong diện khảo sát đồng ý với việc KTNB HĐDH sẽ giúp cho họ có thể nhận ra những mặt tích cực hay hạn chế của bản thân từ những nhận xét đánh giá của tổ chuyên môn, của BGH. Một số ít số GV đồng ý rằng, bằng kiểm tra đánh giá họ đã nâng cao ý thức tự kiểm tra, họ có thể tự mình điều chỉnh những mặt

mạnh - yếu trong công việc để quyết định kịp thời, đúng lúc những việc nên tiếp tục, sửa đổi cho phù hợp hay dừng lại. Một số GV khác chỉ dừng lại ở ý kiến là nhờ kiểm tra họ có thể nâng cao tay nghề về kiến thức hay phương pháp dạy học.

2.2.2. Về kiểm tra đánh giá xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học trong trường học

- Nghiên cứu văn bản chỉ đạo: Qua thực tế khảo sát các trường THCS, bằng phỏng vấn chúng tôi nhận thấy có một số lãnh đạo nhà trường còn tỏ ra lúng túng khi nhắc đến các loại văn bản quy định, quy chế. Họ chưa nắm rõ hoặc hiểu sai lệch do “mới chỉ xem qua” hoặc giao cho bộ phận bên dưới nghiên cứu các văn bản, đôi khi chủ quan cho rằng “vẫn như cũ, chỉ làm như mọi năm”.

- Thống nhất chuẩn kiểm tra: Để làm rõ hơn về việc thực hiện nội dung này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ và trò chuyện với một số CBQL cũng như GV. Kết quả cho thấy: trên thực tế, việc thống nhất chuẩn kiểm tra chỉ là những trao đổi và sinh hoạt của HT đầu năm trong họp hội đồng sư phạm hay của TTCM trong họp tổ chuyên môn và của GV chủ nhiệm trong sinh hoạt lớp về những mục tiêu, nhiệm vụ, những luật định trong điều lệ, luật Giáo dục mà GV và HS cần thực hiện. Khi tiến hành dự giờ đánh giá một tiết dạy, hay chuẩn bị một tiết kiểm tra cho học sinh, không có bất kỳ một cuộc họp bàn thảo luận nào về chuẩn kiểm tra một tiết dạy hay một chuẩn kiến thức mà HS cần đạt được nào. Bên cạnh đó, việc thống nhất chuẩn kiểm tra trong mỗi trường học chưa thật sự được sự quan tâm đúng mức mà vẫn còn dừng lại ở việc thực hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo từ trên xuống chứ chưa chủ động theo thực tế của mỗi trường. Chuẩn kiểm tra khi đề ra cần phải có căn cứ từ sự chỉ đạo chung của cấp trên nhưng cũng cần phải xét đến hoàn cảnh cụ thể của mỗi đơn vị kể cả vấn đề tâm lý của mỗi cá nhân của đơn vị đó cũng cần phải tính đến. Trả lời câu hỏi khảo sát: “Khi KTNB HĐDH HT đã theo tiêu chuẩn đánh giá nào?” 100% CBQL cho biết chỉ sử dụng bảng tiêu chuẩn đánh giá của Bộ và Sở GD&ĐT chứ chưa có những tiêu chuẩn cụ thể cho trường của mình.

2.2.3. Về kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học

Qua tìm hiểu, khảo sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học của các nhà trường, tìm hiểu việc kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra các hoạt động liên quan đến quá trình dạy học của các nhà trường. Tác giả nhận thấy:

- Các trường đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, triển khai đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ năm học theo hướng dẫn của cấp trên; xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và địa phương.

- Phân công chuyên môn tương đối hợp lí. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên theo đúng hướng dẫn của phòng GD&ĐT.

- Đội ngũ giáo viên: Thực hiện đúng quy chế chuyên môn,đa số giáo viên nhiệt tình trong công tác; có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, kế hoạch bài học đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn; còn hạn chế trong việc đổi mới phương pháp dạy học, việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng còn nhều hạn chế.

- Giáo viên thực hiện đúng kế hoạch dạy học, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, có kế hoạch giảng dạy, soạn bài đầy đủ. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, truyền thụ đúng, đủ kiến thức, có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh.

- Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao. Trong quá trình dạy học, một số tiết dạy giáo viên chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài, tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả chưa cao.

- Công tác soạn giảng chưa phân hóa đối tượng học sinh.

- Thăm lớp dự giờ còn ít, việc nhận xét rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp còn

sơ sài.

2.2.4. Về kiểm tra đánh giá các điều kiện đảm bảo

- Cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng học tập cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học của các nhà trường.

- Cảnh quan môi trường: Thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, nhiều cây xanh bóng mát nhưng chưa đẹp.

- Một số thiết bị, đồ dùng dạy học do đã sử dung lâu năm đã xuống cấp không còn sử dụng được.

- Chỉ có 02 trường có phòng học là nhà xây kiên cố, các trường còn lại chủ yếu là nhà cấp 4 đã được xây dựng từ những năm 1999-2000, hiện nay cũng đã rất xuống cấp; có 04 trường có phòng học vi tính; có 02 trường có phòng thí nghiệm thực hành; có 04 trường có phòng học máy chiếu, phòng học Tiếng Anh, Âm nhạc; có 02 trường có nhà đa năng; 06 trường có phòng thư viện; 05 trường có nhà công vụ cho giáo viên.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các nhà trường cơ bản đủ về số lượng nhưng không cân đối về cơ cấu và chất lượng đặc biệt là thiếu phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ở 7/11 trường trong diện khảo sát, thiếu giáo viên các môn chuyên biệt như Tiếng Anh, Thể dục, Công nghệ, Giáo dục công dân, thiếunhân viên văn thư, y tế học đường và nhân viên hỗ trợ như nhân viên thiết bị

- thí nghiệm, nhân viên thư viện, nhân viên công nghệ thông tin, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Công tác tài chính: 100% các nhà trường đều phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước cấp để hoạt động, nguồn thu học phí rất ít do mức thu thấp và ít học sinh (1478HS*18.000*9tháng = 239.436.000 đồng).

2.3. Thực trạng quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy hoạt động kiểm tra nội bộ của trường trung học cơ sở

Hiện nay đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia hoạt động thanh tra, KTNB ở các trường THCS huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động KTNB trường học. Phần lớn đội ngũ được đào tạo cơ bản cả về chính trị và chuyên môn, họ là những người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc KTNB trường học, biết tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách làm riêng phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giáo dục nói chung và hiệu quả hoạt động KTNB trường học nói riêng. Tuy nhiên, nhận thức của đội ngũ nhiều cán bộ giáo viên còn hạn chế, một bộ phận cán bộ GV chưa xem công tác kiểm tra là cần thiết đối với hiệu quả QLGD. Nhận thức và tâm lý của đội ngũ cán bộ giáo viên là ngại làm công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thì dè dặt trong đánh giá, xếp loại và kết luận, không chỉ rõ được những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại, không dám đấu tranh thẳng thắn để đi đến kết luận khách quan, đặc biệt là đối với các vấn đề thuộc về đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo chuẩn.

Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thanh tra nhìn chung còn yếu về trình độ kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước về giáo dục, năng lực và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra. Hệ thống thông tin, lưu trữ, thống kê của các nhà

trường nói chung còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc thanh tra, kiểm tra nói riêng và các hoạt động giáo dục nói chung. Việc tập hợp thông tin về nhà trường chủ yếu thông qua báo cáo của các bộ phận, nội dung báo cáo theo yêu cầu của thanh tra, kiểm tra. Thường thì những báo cáo này còn thiếu những thông tin cần thiết, số liệu chưa sát thực và đôi khi còn chưa chính xác. Những thông tin khác về nhà trường thu thập qua các kênh thông tin từ bộ phận thống kê, quản lý rất hạn chế, thậm chí không có, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động nói chung và hoạt động kiểm tra nói riêng của nhà trường. Riêng về hoạt động KTNB trường học, hằng năm, các nhà trường chỉ đạo theo các nội dung cụ thể sau:

2.3.1.1. Kiểm tra toàn diện hoạt động dạy học và giáo dục

Bảng 2.5. Thực trạng công tác kiểm tra toàn diện hoạt động dạy học và giáo dục

Nội dung

Kết quả lựa chọn

1

%

2

%

3

%

4

%

5

%

Thực hiện tốt KH dạy học và GD đạo đức, thẩm mỹ, thể chất,

quốc phòng... theo qui định


1


2.3


18


41.9


16


37.2


6


14.0


2


4.7

Xây dựng được trường học thân thiện, HS tích cực trên lớp,

ngoài giờ, hoạt động xã hội...


1


2.3


17


39.5


14


32.6


7


16.3


4


9.3

Phân công GV và GV chủ nhiệm phù hợp với năng lực

và sở trường


2


4.7


16


37.2


19


44.2


5


11.6


1


2.3

Thực hiện tốt chương trình, nội dung dạy học; quy chế chuyên môn, soạn bài, kiểm tra, cho điểm, đánh giá, xếp loại, xét

duyệt HS lên lớp, tốt nghiệp...


2


4.7


14


32.6


22


51.2


4


9.3


1


2.3

Thực hiện tốt chương trình,

nội dung, kế hoạch hoạt động GD, lao động hướng nghiệp...


1


2.3


16


37.2


19


44.2


5


11.6


2


4.7

Tổ, nhóm chuyên môn, GV thực hiện tốt KH, nề nếp sinh hoạt; tổ chức thực hiện kế hoạch, bồi dưỡng GV, HS

giỏi, phụ đạo HS


3


7.0


10


23.3


17


39.5


8


18.6


5


11.6

Đảm bảo chất lượng dạy học

1

2.3

15

34.9

16

37.2

10

23.3

1

2.3

Kết quả lựa chọn

1

%

2

%

3

%

4

%

5

%

của GV thông qua dự giờ, thăm lớp, phong trào đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng và tự làm

đồ dùng dạy học...











Đội ngũ GV đủ về số lượng, đảm bảo phẩm chất và năng lực,

phù hợp về cơ cấu theo qui định


2


4.7


15


34.9


14


32.6


7


16.3


5


11.6

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thư viện, phòng thí nghiệm, tài chính...

theo qui định


5


11.6


14


32.6


13


30.2


5


11.6


6


14.0

Ý kiến khác

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Nội dung


Bảng 2.5 cho thấy thực trạng công tác kiểm tra toàn diện hoạt động dạy học và giáo dục ở các trường THCS huyện Bạch Thông được đa phần CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình và mức yếu.

- Việc thực hiện kế hoạch dạy học và GD đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, quốc phòng...; chương trình, nội dung dạy học; quy chế chuyên môn, soạn bài, kiểm tra, cho điểm, đánh giá, xếp loại, xét duyệt HS lên lớp, tốt nghiệp...; chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động GD, lao động hướng nghiệp... được nhiều cán bộ, giáo viên đánh giá cao, trong đó trên 30% đánh giá ở mức trung bình, trên 11% đánh giá ở mức khá và trên 4% đánh giá ở mức tốt.

- Xây dựng được trường học thân thiện, HS tích cực trên lớp, ngoài giờ, hoạt động xã hội...; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thư viện, phòng thí nghiệm, tài chính... được đánh giá chủ yếu vẫn ở mức trung bình và yếu với hơn 30% số phiếu đánh giá trung bình và gần 40% số phiếu đánh giá ở yếu.

- Phân công GV và GV chủ nhiệm phù hợp với năng lực và sở trường

- Tổ, nhóm chuyên môn, GV thực hiện kế hoạch, nề nếp sinh hoạt; bồi dưỡng GV, HS giỏi, phụ đạo HS; đảm bảo chất lượng dạy học của GV thông qua dự giờ, thăm lớp, phong trào đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học... được đánh giá cao với gần 40% đánh giá ở mức trung bình và hơn 20% đánh giá ở mức khá.

- Đội ngũ GV đủ về số lượng, đảm bảo phẩm chất và năng lực, phù hợp về cơ cấu được đánh giá ở mức yếu là 34,9% và 32,6% đánh giá ở trung bình cho thấy về đội ngũ GV ở các trường là chưa đảm bảo.

2.3.1.2. Kiểm tra chuyên đề hoạt động giáo dục và đào tạo

Bảng 2.6. Thực trạng công tác kiểm tra chuyên đề hoạt động giáo dục và đào tạo


Nội dung

Kết quả lựa chọn

1

%

2

%

3

%

4

%

5

%

Tần suất kết hợp KTNB toàn diện và

chuyên đề phù hợp

1

2.3

11

25.6

26

60.5

3

7.0

2

4.7

Hàng tháng, đảm bảo đưa nội dung đánh giá KTNB vào chương trình

công tác


2


4.7


12


27.9


18


41.9


9


20.9


2


4.7

Mỗi năm đảm bảo kiểm tra toàn diện 30%-50% số GV, còn lại tất cả GV khác đề được kiểm tra từng mặt hay

chuyên đề


4


9.3


12


27.9


8


18.6


15


34.9


4


9.3

Cuối học kỳ và cuối năm học thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết

KTNB


4


9.3


8


18.6


20


46.5


8


18.6


3


7.0

Thực hiện đúng qui định báo cáo sơ kết, tổng kết công tác KTNB trường

THCS


1


2.3


7


16.3


29


67.4


4


9.3


2


4.7

Hồ sơ KTNB trường THCS được

lưu trữ đầy đủ theo đúng qui định

1

2.3

10

23.3

21

48.8

7

16.3

4

9.3

Ban, nhóm KTNB phối hợp với Ban thanh tra nhân dân, kiến nghị với các cấp quản lý giải quyết kịp thời, dứt

điểm các nội dung liên quan


2


4.7


14


32.6


22


51.2


5


11.6


0


0.0

Kết quả KTNB được phản hồi kịp

thời với các bên liên quan để cải tiến

3

7.0

14

32.6

17

39.5

7

16.3

2

4.7

Kết quả KTNB được sử dụng để

điều chỉnh, bổ sung cho KH năm học hiện tại và tiếp theo


5


11.6


13


30.2


13


30.2


9


20.9


3


7.0

Ý kiến khác

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Bảng 2.6 cho thấy thực trạng công tác kiểm tra chuyên đề hoạt động giáo dục và đào tạo ở các trường THCS huyện Bạch Thông được đa phần CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình và mức yếu.

- Đa phần cán bộ giáo viên đánh giá tần suất kết hợp KTNB toàn diện và chuyên đề phù hợp.

- Hàng năm các nhà trường đảm bảo kiểm tra toàn diện ít nhất 30% số GV, còn lại tất cả GV khác đề được kiểm tra từng mặt hay chuyên đề.

- Cuối học kỳ và cuối năm học thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết KTNB của nhà trường; Hồ sơ KTNB trường THCS được lưu trữ đầy đủ theo đúng qui định.

- Ban, nhóm KTNB phối hợp với Ban thanh tra nhân dân, kiến nghị với các cấp quản lý giải quyết kịp thời, dứt điểm các nội dung liên quan.

- Kết quả KTNB được phản hồi kịp thời với các bên liên quan để cải tiến; Kết quả KTNB được sử dụng để điều chỉnh, bổ sung cho KH năm học hiện tại và tiếp theo.

2.3.1.3. Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng; tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn và GV

Bảng 2.7. Thực trạng công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng; tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn và GV‌

Nội dung

Kết quả lựa chọn

1

%

2

%

3

%

4

%

5

%

Lập KH và tổ chức KH năm học và chi tiết cho từng học kỳ, tháng, tuần phù hợp với

điều kiện nhà trường


3


7.0


11


25.6


15


34.9


11


25.6


3


7.0

Phân công và sử dụng GV, nhân

viên hợp lý và có hiệu quả

3

7.0

12

27.9

15

34.9

10

23.3

3

7.0

Kịp thời có biện pháp giúp đỡ GV, nhân viên khắc phục khó

khăn, học tập nâng cao trình độ


2


4.7


18


41.9


17


39.5


4


9.3


2


4.7

Đảm bảo công bằng trong khen thưởng, kỷ luật với GV,

nhân viên...


3


7.0


11


25.6


19


44.2


5


11.6


5


11.6

Đảm bảo thực hiện chính sách, chế độ cho GV, nhân

viên đúng qui định


2


4.7


11


25.6


15


34.9


12


27.9


3


7.0

Có cơ chế phối hợp “Nhà trường - Gia đình - Cộng đồng” trong dạy học và GD

HS phù hợp


1


2.3


14


32.6


12


27.9


11


25.6


5


11.6

Ý kiến khác

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Bảng 2.7 cho thấy thực trạng công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng; tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn và GV ở các trường THCS huyện Bạch Thông được đa phần CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình và mức yếu.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí