Biện Pháp Quản Lý Kiểm Tra Nội Bộ Hoạt Động Dạy Học Của Hiệu Trưởng Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn

QLGD, đồng thời giúp HT QL đội ngũ GV đạt chất lượng và hiệu quả. Các biện pháp phải được xác định dựa trên một chu trình QL khép kín bao gồm các khâu cơ bản, mỗi khâu thể hiện một chức năng QL xác định. Sự QL cao của HT là tác động và tạo điều kiện để hoạt động CM được thực hiện một cách toàn diện, hệ thống. Mỗi biện pháp QL của HT gắn với mỗi chức năng QL cơ bản mà tập thể sư phạm phải thực hiện khi tiến hành hoạt động CM của mình. Nếu các biện pháp QL CM của HT mang tính cơ bản và hệ thống thì các thành viên dễ tiếp thu, dễ vận dụng và ngày càng mở rộng, nâng cao được hiệu quả QL.

- Quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu KTNB các trường THCS huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn về cơ bản nằm trong tổng thể hoạt động QL chung của hệ thống nhà trường. Do đó, các biện pháp QL đưa ra phải đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ, tác động đến tất cả các khâu, các đối tượng của quá trình QL nói chung và QL hoạt động dạy học theo yêu cầu KTNB nói riêng. Cụ thể, trong phạm vi của công tác QL hoạt động dạy học theo yêu cầu KTNB thì những biện pháp đưa ra phải đảm bảo có sự tác động đồng bộ và toàn diện đến các bộ phận, đơn vị có liên quan hoặc các điều kiện đảm bảo cho công tác QL hoạt động dạy học theo yêu cầu KTNB diễn ra theo đúng quy trình và đạt hiệu quả cao nhất.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

- Quản lý hoạt động KTNB HĐDH tại các trường THCS huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn không thực hiện từ đầu, cũng không thể thay đổi một cách hoàn toàn. Khi xây dựng các biện pháp phải kế thừa, phát huy những kết quả đã thực hiện và đạt được kết quả trong hiện tại. Tức là phải kế thừa những điểm mạnh, những mặt tích cực đã và đang đạt được, đồng thời có phương hướng cách thức khắc phục những hạn chế đang tồn tại qua việc đề xuất biện pháp và được cụ thể hóa theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các yêu cầu của ngành phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, các nguồn lực hiện có của từng trường THCS huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

- Nội dung công tác KTNB trường học hàng năm vừa phải đảm bảo việc kiểm tra toàn diện các hoạt động của trường theo quy định chung, vừa phải đề ra các mục tiêu KTNB mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT của trường, của Ngành.

- Những mặt công tác mà nhà trường đã làm tốt vẫn được tiếp tục kiểm tra mang tính định kỳ để đảm bảo nề nếp, tránh chủ quan, bỏ sót; mặt khác cần tập trung KTNB các mặt còn hạn chế, tồn tại, kiểm tra các đối tượng mới để giúp nhà trường không ngừng tiến bộ và phát triển toàn diện.

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

- Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn là sự phù hợp giữa chủ thể QL, đối tượng và khách thể QL, phù hợp với các nguồn tài lực, vật lực, môi trường kinh tế xã hội. Trên thực tế, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, đặc biệt các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, nguồn kinh phí đầu tư cho GD tuy có quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng hết những khó khăn đặt ra, cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu thôn, chất lượng GD chưa đồng đều giữa các khu vực. Có sự khác biệt về kinh tế xã hội cũng như GD giữa các trường với nhau. Cần có những biện pháp tích cực, phù hợp với thực tế, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội đặc điểm của khu vực.

- Hệ thống biện pháp phải có tính khả thi dựa trên điều kiện nội lực và khả năng tác động của ngoại lực nhằm xem xét trên tổng thể của hoạt động chuyên môn. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, phù hợp với thực tiễn QL ở các trường THCS huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn yêu cầu cần đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, các biện pháp đề xuất cũng phải đảm bảo tính hợp lý, tính khoa học, sát với thực trạng QL hoạt động CM ở địa phương, thích hợp với đại đa số nhà QL, thầy, cô giáo trong hệ thống các trường THCS phải phù hợp yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn nói riêng và chất lượng GD nói chung. Để các biện pháp đề xuất có tính khả thi cao, cần kiểm chứng khảo nghiệm một cách khách quan, cụ thể và chính xác.

3.2. Biện pháp quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về kiểm tra nội bộ và quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở

a) Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp cho CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bên liên quản của trường THCS hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của KTNB

và quản lý KTNB HĐDH, và vì vậy, sẽ thực hiện nghiêm túc, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Nhận thức đúng vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. Nhận thức đúng sẽ hành động đúng hướng, đạt hiệu quả công việc, vì vậy, tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bên liên quan của trường THCS về KTNB và quản lý KTNB HĐDH đóng vai trò quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này...

b) Nội dung và cách thực hiện

Để thực hiện Biện pháp này HT trường THCS cần thực hiện các hoạt động sau:

- Tổ chức nghiên cứu và quán triệt, phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên cho các cấp quản lý của nhà trường:

Các văn bản chỉ đạo chính là cơ sở pháp lý, là công cụ giúp cho CBQL thực thi nhiệm vụ đúng hướng, đúng trách nhiệm và quyền hạn. Chính vì thế, cần phải có sự nghiên cứu, phân tích sâu sắc để có thể nhận thức đúng về các việc cần làm, cần thực hiện. Dựa trên các văn bản chỉ đạo này mà HT nhà trường có những quyết định, đề ra kế hoạch để vận hành hoạt động chung của nhà trường.

Các văn bản chỉ đạo trong công tác KTNB HĐDH bao gồm rất nhiều các loại quy chế, quy định, thông tư, thông báo,… từ các cấp có liên quan.

Vì vậy, HT cần đọc, nghiên cứu và phân tích các văn bản chỉ đạo song song với việc phân tích tình hình thực tế của đơn vị để đề ra các kế hoạch vận dụng phù hợp. Tham khảo ý kiến cấp trên, mạnh dạn đề xuất ý kiến nếu phát hiện có những bất hợp lý trong chỉ đạo chung; tham khảo ý kiến các đồng nghiệp và cả của cấp dưới.

Tiếp theo, HT tổ chức và phổ biến cho CBQL dưới quyền (PHT, TTCM) và cùng bàn bạc thống nhất ý kiến chung. Phổ biến cho toàn thể hội đồng sư phạm trong các cuộc họp hội đồng; thông qua các TTCM phổ biến trong các cuộc họp tổ chuyên môn.

- Tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về mục đích, nội dung kiểm tra:

Xác định được tính đúng đắn của mục đích kiểm tra sẽ giúp cho CBQL, giáo viên, học sinh và các bên liên quan xây dựng được kế hoạch hoạt động phù hợp. Mục đích kiểm tra rõ ràng sẽ giúp giảm đi sự đối phó hay bất hợp tác của các đối tượng kiểm tra. Mục đích kiểm tra sẽ giúp đề ra nội dung kiểm tra phù hợp.

+ Dựa vào tổ chức đánh giá thực trạng nhà trường, những yêu cầu chung trong kế hoạch nhà trường của năm học để đề ra mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra cụ thể.

+ Phổ biến, chỉ đạo cấp dưới về mục đích và nội dung kiểm tra, giúp các đối tượng kiểm tra nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của KTNB HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường chứ không chỉ đơn giản là nhằm đánh giá xếp loại giáo viên, học sinh.

- Tạo điều kiện khuyến khích GV và HS có ý thức tự kiểm tra:

KTNB HĐDH cần phải thúc đẩy tự kiểm tra. Vì vậy, cần phải động viên, thu hút các cá nhân, các tổ chuyên môn, đơn vị lớp tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân và các tổ chuyên môn.

Đây là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra đánh giá của các cá nhân và đơn vị căn cứ vào tiêu chuẩn chung. Nâng cao ý thức tự kiểm tra: CBQL, giáo viên và học sinh tự giác thực hiện nhiệm vụ, biến kiểm tra thành nhu cầu; tự nhận ra những mặt mạnh, yếu, tập trung phân tích các sự kiện, tìm nguyên nhân sai lệch để đề ra biện pháp điều chỉnh những sai sót hợp lý.

+ Tổ chức hội nghị công chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn để phổ biến và tuyên truyền về công tác KTNB HĐDH nhằm giúp giáo viên thấy rõ kiểm tra không phải là “bới lông tìm vết” mà nó phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn. Từ đó có thể giúp giáo viên nhận thức rõ vai trò kiểm tra và tự kiểm tra để họ tự giác thực hiện nhiệm vụ, tự điều chỉnh bản thân theo chuẩn chung.

+ Tổ chức phổ biến và tư vấn, tham vấn giúp học sinh xác định mục tiêu và động cơ học tập đúng đắn ngay từ đầu mỗi năm học để từ đó các em có được hứng thú trong học tập, tránh học đối phó với các kỳ kiểm tra mà phải xem đó như “thang đo” các thành quả học tập của mình. Từ đó học sinh mới có nhu cầu tự kiểm tra hoạt động học của mình.

+ Tổ chức liên hệ, trao đổi với PHHS để tạo điều kiện học tập thoải mái cho các em, tránh dồn ép hay đề ra các “chỉ tiêu” quá cao khiến các em mất hứng thú học tập và tạo căng thẳng không đáng có trong các kỳ kiểm tra và thui chột đi khả năng tự kiểm tra của bản thân trong học tập.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Văn bản hóa và công khai các qui định và hướng dẫn của cấp trên và nhà trường THCS liên quan đến KTNB và quản lý KTNB HĐDH để CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bên liên quan dễ tiếp cận.

- Xây dựng được đội ngũ cộng tác viên, chuyên gia về KTNB và quản lý KTNB nói chung và dạy học nói riêng để tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, tư vấn, tham vấn cho các bên liên quan của nhà trường THCS.

- Lập kế hoạch ngân sách và huy động nguồn vật lực và trí lực trong cộng đồng để tổ chức nâng cao nhận thức về KTNB và quản lý KTNB HĐDH cho các bên liên quan của nhà trường THCS...

3.2.2. Cải tiến quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học trường trung học cơ sở

a) Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Mục tiêu của Biện pháp này nhằm tổ chức xây dựng được kế hoạch KTNB HĐDH thống nhất, đồng bộ từ cấp tổ đến cấp trường, đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu của KTNB HĐDH theo qui định.

Lập kế hoạch KTNB HĐDH là chức năng đầu tiên quan trọng của quản lý KTNB HĐDH của trường THCS và chỉ có tổ chức làm tốt khâu/chức năng này mới có thể dựa vào đó thực hiện các khâu/chức năng chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra, đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để cải tiến.

Hơn nữa, trong quản lý nói chung và quản lý trường THCS nói riêng, kế hoạch là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà quản lý tiên liệu những mục tiêu và vạch ra được hướng hành động để đạt được các mục tiêu đó. Vì vậy, trong KTNB HĐDH, việc kế hoạch hóa cũng là thiết yếu để các HT định ra được các bước đi phù hợp nhằm giảm đi những khó khăn, những căng thẳng, những hời hợt trong kiểm tra, tạo nên tính tự giác, thói quen và nề nếp trong hoạt động dạy học, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học. Chính vì thế việc xây dựng kế hoạch kiểm tra và kiểm tra theo kế hoạch là việc không thể thiếu đối với HT trong KTNB HĐDH.

b) Nội dung và cách thực hiện

Việc tổ chức xây dựng kế hoạch KTNB HĐDH từng năm học phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ thực tế của nhà trường vừa kế thừa, phát huy những

điểm mạnh của các năm học trước, vừa đề ra các mục tiêu, biện pháp để khắc phục những tồn tại hạn chế hiện có của trường THCS.

Vì vậy, cần xây dựng được kế hoạch KTNB HĐDH một cách chặt chẽ, khoa học, hợp lý là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành thực hiện hiệu quả, thể hiện được hiệu lực quản lý của HT trong quản lý dạy học, đồng thời góp phần nâng cao năng lực nghiệp vụ của đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và các bên liên quan, để nâng cao chất lượng GD của nhà trường THCS.

Thực tế, quy trình KTNB HĐDH thường bao gồm các bước: xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức kiểm tra, chỉ đạo thực hiện kiểm tra và tổng kết, điều chỉnh, đảm bảo nguyên tắc: chính xác, khách quan; có hiệu quả; thường xuyên, kịp thời và công khai.

KTNB HĐDH cần được cụ thể hóa các mục tiêu, biện pháp thực hiện, đáp ứng được các chuẩn đã đề ra giúp các đối tượng được kiểm tra hình thành được kế hoạch phấn đấu của bản thân.

Để xây dựng các kế hoạch kiểm tra, HT cần thực hiện như sau:

- Xác định các mục tiêu, nội dung cần đạt được, chỉ tiêu cụ thể cho các mục tiêu đó và biện pháp thực hiện.

- Xem xét các điều kiện để thực hiện, trong đó HT phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy học trên lớp của đơn vị (dựa vào tổng kết năm trước; phân tích nguyên nhân của thực trạng, chú ý đến điều kiện dạy học, nắm được đặc điểm của các đối tượng (giáo viên, học sinh, các tổ chuyên môn) để có thể đưa ra các hình thức, nội dung, biện pháp kiểm tra cụ thể, phù hợp.

- Thiết kế kế hoạch kiểm tra dưới dạng các văn bản, sơ đồ, biểu bảng mà trong đó phải thể hiện được các mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, lực lượng kiểm tra, đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra.

- Xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra: kiểm tra toàn năm, kiểm tra tháng, kiểm tra tuần:

+ Kế hoạch kiểm tra toàn năm cần thể hiện toàn bộ các nội dung cần kiểm tra: kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn, kiểm tra hoạt động học tập của học sinh.

Đối tượng

kiểm tra

Nội dung

kiểm tra

Phương pháp

kiểm tra

Lực lượng

kiểm tra

Ghi chú

Tháng

9/2016






...






Tháng

5/2017






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - 10

Thời gian


+ Kế hoạch kiểm tra tháng: dựa vào nội dung của kế hoạch kiểm tra toàn năm nhưng chi tiết hơn các nội dung, đối tượng và cụ thể thời gian s ao cho đối tượng được kiểm tra ý thức và chủ động kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm tra nhiệm vụ của họ.

Thời gian

Đối tượng

kiểm tra

Nội dung

kiểm tra

Phương pháp

kiểm tra

Lực lượng

kiểm tra

Ghi chú

Tuần 1






Tuần 2






Tuần 3






Tuần 4






+ Kế hoạch kiểm tra tuần: nội dung cần chi tiết về tất cả các cột và được dán ở phòng Giáo viên:

Thời gian

Đối tượng

kiểm tra

Nội dung

kiểm tra

Lực lượng

kiểm tra

Ghi chú

Thứ hai





...





Thứ bảy





- Dự thảo kế hoạch kiểm tra chuyên môn nói chung và KTNB HĐDH nói riêng ngay từ đầu năm học, có tham khảo ý kiến của các PHT, TTCM và đưa ra bàn bạc ở tổ chuyên môn.

- Tổ chức hội nghị xây dựng, thống nhất chuẩn kiểm tra hoạt động dạy học phù hợp với tình hình và điều kiện của đơn vị.

- Lấy ý kiến thống nhất của hội đồng về các nội dung, chỉ tiêu biện pháp thực hiện kế hoạch và tổ chức phê duyệt kế hoạch KTNB HĐDH của trường THCS.

- Hướng dẫn các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch kiểm tra của tổ cụ thể và chi tiết hơn.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Kế hoạch KTNB HĐDH cần được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng GD&ĐT và sát sao của HT trường THCS; Phải dựa trên thực tế kết quả đánh giá mức độ hoàn thành của năm học trước để đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ và biện pháp kiểm tra của năm học tiếp theo.

- Văn bản hóa và công khai các qui định và hướng dẫn của cấp trên và nhà trường THCS liên quan đến kế hoạch KTNB và quản lý KTNB HĐDH để CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bên liên quan dễ tiếp cận và thực hiện.

- Xây dựng được đội ngũ cộng tác viên, chuyên gia về lập kế hoạch GD nói chung và KTNB và quản lý KTNB HĐDH nói riêng để tư vấn, tham vấn trong quá trình lập kế hoạch.

- Lập kế hoạch ngân sách và huy động nguồn lực từ cộng đồng để đảm bảo để đề ra được các chỉ tiêu, nội dung và đặc biệt là biện pháp thực hiện phù hợp, tạo được sự đồng thuận cao và sự tích cực thực hiện của tập thể nhà trường THCS.

3.2.3. Tăng cường kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở và phản hồi thông tin để cải tiến

a) Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Mục tiêu của Biện pháp này nhằm chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa nhà trường, tổ bộ môn, giáo viên, nhân viên và các bên liên quan thực hiện đầy đủ các nội dung của KTNB HĐDH của trường THCS và phản hồi thông tin để cải tiến.

Trong quản lý nhà trường THCS nói chung và quản lý KTNB HĐDH nói riêng, thì khâu/chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch KTNB HĐDH và phản hồi thông tin để cải tiến là quan trọng nhất, vì cho dù xây dựng được một kế hoạch KTNB HĐDH tốt mà không chỉ đạo, tổ chức thực hiện thì vô nghĩa và không đem lại kết quả thực tiễn. Thực tế đây là khâu/chức năng không chỉ quan trọng và còn rất khó khăn trong quá trình thực hiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2023