Cơ Sở Lý Luận Quản Lý Kiểm Tra Nội Bộ Trường Học

đơn thuần chỉ là bảo quản tốt, mà phải phát huy tốt giá trị của chúng cho dạy học và giáo dục. Quản lý tốt còn làm sao để có thể thường xuyên bổ sung thêm những thiết bị mới, chuẩn hóa, hiện đại và có giá trị sử dụng cao.

+ Quản lý tốt nguồn tài chính hiện có của Nhà trường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước và của ngành giáo dục. Đồng thời biết động viên thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục và dạy học.

+ Tổ chức đội ngũ các thầy giáo, cán bộ công nhân viên và tập thể HS thực hiện tốt các nhiệm vụ trong chương trình công tác của Nhà trường. Động viên, giáo dục tập thể sư phạm thành một tập thể đoàn kết, nhất trí, gương mẫu và hợp tác, tương trợ nhau trong công việc. Giáo dục học sinh phấn đấu học tập và tu dưỡng trở thành những công dân ưu tú.

+ Chỉ đạo tốt các Hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT, của cơ quan QLGD các cấp.

+ Quản lý hoạt động học tập của học sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, quản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý thái độ và phương pháp học tập của học sinh.

Tóm lại: Quản lý Nhà trường là quản lý các lĩnh vực: quản lý chuyên môn, quản lý tổ chức nhân sự, quản lý CSVC tài chính và quản lý môi trường giáo dục, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá.

1.2.4. Quản lý trường THCS

1.2.4.1. Mục tiên giáo dục của trường THCS

Theo Luật giáo dục 2005, giáo dục THCS là một cấp học nằm trong phân hệ giáo dục phổ thông. giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình Tiểu học, có độ tuổi là 11 tuổi [30].

Điều 2 chương I Điều lệ trường phổ thông đã quy định rõ vị trí: “Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc Tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông, trường Trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng”[3].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Trường THCS là đơn vị cơ sở chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục và đào tạo. Trường THCS là một cấp học tương đối độc lập, là cầu nối giữa hai bậc học, tiếp nhận kết quả giáo dục của bậc Tiểu học để thực hiện nhiệm vụ của mình, xây dựng bước đầu cho giáo dục trung học phổ thông. Mục tiêu của giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học

phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục - 4

1.2.4.2. Nhiệm vụ của trường THCS

Điều 3 chương 1, Điều lệ Trường THCS, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học được quy định:

"- Tổ chức giảng dạy học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

- Quản lý giáo viên, cán bộ nhân viên theo quy định của pháp luật.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Thực hiện phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của nhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật" [3].

1.2.4.3. Hiệu trưởng và quản lý trường THCS

Theo Trần Kiểm: xét về bản chất, quản lý con người trong nhà trường là tổ chức một cách hợp lý lao động của giáo viên và học sinh, là tác động đến họ sao cho hành vi, hoạt động của họ đáp ứng được yêu cầu của việc đào tạo con người.

Theo Kiều Nam “Hiệu trưởng là thủ trưởng của Nhà trường là người tổ chức chính quá trình dạy học. Với tư cách vừa là nhà giáo dục vừa là nhà quản lý, Hiệu trưởng có trách nhiệm bảo đảm sự phát triển toàn bộ công tác Nhà trường” [23].

Theo Điều 19 mục 1, Điều lệ Trường THCS, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định:

"- Xây dựng, tổ chức bộ máy Nhà trường.

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường.

- Xây dựng quy hoạch phát triển Nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong Nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do Nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình Tiểu học cho học sinh Tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh.

- Quản lý tài chính, tài sản của Nhà trường.

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của Nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của Nhà trường.

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với Nhà trường.

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ những nhiệm vụ được giao"[3].

1.3. Cơ sở lý luận quản lý kiểm tra nội bộ trường học

1.3.1. Kiểm tra nội bộ trường học

1.3.1.1. Kiểm tra nội bộ

- Kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế sự việc; là quá trình đo nghiệm giữa mục tiêu đề ra với trình độ đạt thực chất trên thực tế của đối tượng nhằm thu nhận thông tin ngược dựa trên cơ sở đó có thể điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học, giáo dục và quá trình quản lý. Đồng thời thông qua kết quả kiểm tra có thể giúp người dạy, người học và khách thể quản lý tự điều khiển, điều chỉnh quá trình học tập, công tác của mình.

Với khái niệm trên, kiểm tra là quá trình: Thu thập thông tin ngược; Tạo lập kênh thông tin phản hồi; Điều chỉnh thông tin; Tự điều chỉnh thông tin của đối tượng.

Kiểm tra nội bộ là việc điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm diễn biến và kết quả các hoạt động trong phạm vi nội bộ cơ quan đơn vị được thực hiện bởi ban kiểm tra nội bộ, đối chiếu, so sánh các kết quả thực tế với kết quả dự kiến phải đạt được theo kế hoạch, qua đó có thể điều khiển, điều chỉnh quá trình quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý trong đơn vị.

1.3.1.2. Kiểm tra nội bộ trường học

Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ quản lý của người hiệu trưởng (thủ trưởng cơ sở giáo dục) nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường hay trong nội bộ cơ sở giáo dục và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đề ra hay không ? Qua đó kịp thời động viên, khích lệ các mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo của nhà trường, của cơ sở giáo dục.

Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học đã được quy định tại điều 22 Quyết định 478/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 11-3-1993 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục và đào tạo: «Hiệu trưởng các trường, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

Các hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, công khai, dân chủ; kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng văn bản và được lưu trữ. Hiệu trưởng hay thủ trưởng phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này. Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng hay Thủ trưởng đơn vị lập tổ kiểm tra để tiến hành kiểm tra.

Ở các trường và các đơn vị có nhiều cán bộ giáo viên, công nhân viên, Hiệu trưởng hay Thủ trưởng đơn vị cử một cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm làm trợ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường và các cơ sở giáo dục Mầm non tổ chức kiểm tra định kỳ các giáo viên của trường» [24].

1.3.2. Đối tượng, mục đích kiểm tra nội bộ trường học

1.3.2.1. Đối tượng kiểm tra nội bộ trường học

Đối tượng kiểm tra nội bộ của nhà trường bao gồm: Hoạt động tổ chức, quản lý của đơn vị; hoạt động sư phạm của giáo viên, cán bộ công chức, viên chức, nhân viên trong đơn vị; hoạt động học tập, rèn luyện của người học về các mặt: tri thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm…; kiểm tra về tổ chức, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính của đơn vị; mối tương tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học: Mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên, học sinh, kết quả.

1.3.2.2. Mục đích kiểm tra nội bộ trường học

Hoạt động KTNB trường học phải đảm bảo tính thường xuyên, toàn diện, trực tiếp đến đối tượng:

- Đối với giáo viên, thông qua việc kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thường xuyên, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để Hiệu trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy các cá nhân, tập thể; hiệu trưởng tự kiểm tra và tự điều chỉnh quá trình công tác…góp phần thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.

Hoạt động KTNB trường học tại cơ sở phải được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục, tự kiểm tra) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hoá các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để tổ KTNB trường học kiểm tra).

1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trường học

1.3.3.1. Chức năng kiểm tra nội bộ trường học

- Tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc, cung cấp thông tin đã được xử lý chính xác để hiệu trưởng thực hiện hoạt động quản lý có hiệu quả;

- Kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra;

- Động viên, phê phán, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ;

- Đánh giá và xử lý cần thiết;

1.3.3.2. Nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trường học

Hoạt động kiểm tra có 4 nhiệm vụ cơ bản: Kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc đẩy.

- Kiểm tra: Là xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấp quản lý.

- Đánh giá: Là xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra.

- Tư vấn: Là nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình.

- Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.

1.3.4. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học

- Về tổ chức cơ sở giáo dục:

Số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên đối chiếu với định mức; số lượng và tỷ lệ cán bộ, nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn, trên chuẩn; công tác đào tạo, bồi dưỡng

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

+ Diện tích khuôn viên, cảnh quan, môi trường sư phạm; số lượng phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm thực hành, phòng bộ môn, thư viện, phòng đa chức năng, phòng y tế, bếp ăn tập thể, khu nội trú, bán trú, khu vực để xe, vệ sinh, sân chơi, bãi tập, nhà đa chức năng;

+ Trang thiết bị dạy học, sách thư viện;

+ Việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Về thực hiện kế hoạch giáo dục:

+ Tuyển sinh: thực hiện chỉ tiêu, số lượng học sinh từng khối, lớp;

+ Tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học;

+ Thực hiện quy chế chuyên môn về kiểm tra, thi, đánh giá xếp loại học lực học sinh;

+ Xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục;

+ Hoạt động sư phạm của nhà giáo;

+ Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, quốc phòng, lao động hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định bao gồm hoạt động theo kế hoạch lên lớp, ngoài giờ, hoạt động xã hội;

+ Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục được giao.

- Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá nề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình ở một số nội dung sau:

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục; kế hoạch nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội;

+ Quản lý cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học: tuyển dụng; quản lý hồ sơ nhà giáo, cán bộ, nhân viên, người học; việc bố trí, sử dụng; kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo;

+ Thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục;

+ Công tác kiểm tra của thủ trưởng cơ sở giáo dục theo quy định;

+ Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học;

+ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản: hồ sơ, sổ sách; thu chi và sử dụng các nguồn tài chính; đầu tư xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo quản tài sản công;

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí