Chỉ Đạo, Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Của Trường Thcs

nào cần điều kiện thực hiện gì về cơ chế, về điều kiện tài chính, vật chất, về số lượng nhân sự là bao nhiêu…

* Đồng thời phải đưa ra thời gian thực hiện cho từng hoạt động: Thời gian bắt đầu và kết thúc một hoạt động cụ thể.

* Kết quả đầu ra cần đạt được: Hoạt động KTNB chỉ thực sự đạt hiệu quả khi Hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về hoạt động KTNB HĐDH trường THCS, đẩy mạnh thực hiện chủ trương tự kiểm tra. Các hoạt động KTNB HĐDH trường THCS phải được thực hiện thường xuyên và phải được thực hiện một cách tổng thể, kết hợp với kiểm tra theo chuyên đề và có nội dung phù hợp với từng đối tượng kiểm tra và trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy và học. Đội ngũ tham gia thực hiện KTNB trường học ngày càng nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp. Hoạt động KTNB thúc đẩy HT các trường sử dụng các dữ liệu thông tin trong cải thiện các hoạt động dạy và học trong trường THCS, đồng thời điều chỉnh các quyết định quản lý dựa trên kết quả khách quan, khoa học của hoạt động KTNB HĐDH trường THCS.

b. Khung logic để xây dựng kế hoạch Với những nội dung nêu trên của kế hoạch KTNB HĐDH trường học, thường sử dụng phương pháp khung logic để xây dựng kế hoạch tổng thể cho một giai đoạn nhất định lại vừa đảm bảo thực hiện kiểm tra theo các chuyên đề cần thiết của quản lý giáo dục. Dưới đây là mẫu khung logic để xây dựng kế hoạch KTNB HĐDH:

TT

Mục tiêu

Hoạt động

Cơ chế, điều

kiện thực hiện

Thời

gian

Kết quả đầu ra

cần đạt được

I

MT cụ thể




1

MT cụ thể

HĐ 1




2


HĐ 2








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - 5

1.4.2.2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch của trường THCS

Đó là các hoạt động được tiến hành sau khi kế hoạch đã được xây dựng nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Thực chất đây là quá trình tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu đã được đề ra trong kế hoạch KTNB HĐDH trường THCS của nhà quản lý.

* Trước hết cần xây dựng quy trình KTNB HĐDH trường THCS nhằm thống nhất chung trong hệ thống về quy trình kiểm tra. Quy trình này gồm các bước:

- Chuẩn bị kiểm tra: Xây dựng nội dung kiểm tra tổng thể, nội dung kiểm tra theo chuyên đề; xác lập chuẩn và phương pháp đo thành tích; xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tổng thể, kiểm tra theo chuyên đề; lựa chọn lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra phải đảm bảo là những nhà quản lý và giáo viên giỏi chuyên môn, nắm vững nghiệp vụ, quy trình KTNB trường THCS, đảm bảo phẩm chất đạo đức, chính trị, khách quan, dân chủ trong quá trình thực hiện các hoạt động KTNB trường học; phân công nhân sự theo kế hoạch, nội dung kiểm tra đã được xây dựng; phân bổ các nguồn lực: điều kiện vật chất, cơ chế, nhân sự thực hiện kiểm tra. Cần xác định cụ thể cơ chế phân cấp quản lý hoạt động kiểm tra, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các nhân sự trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra.

- Tiến hành kiểm tra: Sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra đã xác định phù hợp với từng đối tượng kiểm tra; thực hiện xem xét, đo lường thành tích, thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra; việc đo lường được xác định trên cơ sở nội dung kiểm tra đã được xác định theo từng đối tượng kiểm tra.

- Đánh giá: Căn cứ vào thông tin thu thập được, đối chiếu với chuẩn để đưa ra kết luận cụ thể đối với từng đối tượng kiểm tra theo các nội dung kiểm tra đã xác định; trên cơ sở các thông tin thu được, lực lượng kiểm tra và nhà quản lý tiến hành họp, phân tích, đối chiếu với chuẩn để đưa ra các kết luận phù hợp; thông thường các kết luận được đưa ra dưới dạng: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém (đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên thông qua dự giờ, hồ sơ, sổ sách, công tác chủ nhiệm và các hoạt động sư phạm, hoặc đối với chất lượng học của học sinh); đối với kết luận kiểm tra về tài chính, sử dụng, quản lý cơ sở vật chất nhà trường thường được đưa ra dưới dạng tỷ lệ %.

- Tư vấn, thúc đẩy, điều chỉnh: Căn cứ vào kết quả kiểm tra, nhà quản lý thúc đẩy việc phát huy những thành tích tốt của trường THCS, kịp thời tư vấn, điều chỉnh để uốn nắn, xử lý nhũng điểm còn hạn chế sau kiểm tra của trường THCS. Điều chỉnh các hoạt động sau KTNB HĐDH trường THCS là những tác động bổ sung trong quá trình quản lý để khắc phục những sai lệch giữa thực hiện hoạt động giáo

dục so với mục tiêu, kế hoạch nhằm không ngừng cải tiến hoạt động; trong trường hợp này việc điều chỉnh là cần thiết. Nguyên tắc điều chỉnh hoạt động sau KTNB HĐDH trường THCS cần tuân theo nguyên tắc: Chỉ điều chỉnh khi thực sự cần thiết; khi điều chỉnh cần căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch để điều chỉnh, tránh điều chỉnh một cách tùy tiện; kết hợp và lựa chọn phương pháp khi thực hiện điều chỉnh cho phù hợp; phải tính trước được ảnh hưởng sau điều chỉnh đến hoạt động của nhà trường.

* Chỉ đạo điều hành hoạt động KTNB HĐDH trường THCS

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Ngay từ đầu năm HT đã chỉ đạo Hiệu phó chuyên môn lên kế hoạch KTNB trường học và công khai trước Hội đồng sư phạm. Kế hoạch được thiết kế bằng biểu bảng và được treo ở văn phòng, trong đó ghi rõ thời gian, nội dung và đối tượng được kiểm tra.

- Xây dựng được lực lượng kiểm tra: HT quyết định thành lập Ban kiểm tra, Trưởng Ban kiểm tra là HT hoặc PHT; thành viên ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc; các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.

- Phân cấp trong kiểm tra: Trong nhà trường, HT có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp hay kết hợp cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp.

- Xây dựng chuẩn kiểm tra: Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh, đánh giá hoạt động của con người và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị. Ví dụ: chuẩn đánh giá trường học, chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá học sinh, chuẩn đánh giá tiết dạy. Chuẩn bao gồm hai yếu tố: Định lượng và định tính. Những cơ sở để xây dựng chuẩn KTNB trường học là: Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy của nhà nước, hướng dẫn, chế độ chính sách có liên quan (Luật giáo dục; Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy; chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS…) [29], [30], [31]; kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn; đặc điểm tình hình của nhà trường… để xây dựng chuẩn kiểm tra phù hợp với đơn vị của mình. Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra còn tùy thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất của kiểm tra viên.

- Xây dựng chế độ kiểm tra: Xây dựng chế độ kiểm tra là một công việc rất quan trọng trong KTNB HĐDH trường THCS. Chế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công việc mà không nặng nề, cản trở công việc. Ở trường THCS, HT quy định quy chế làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm tra viên.

- Chỉ đạo thực hiện nội dung công tác kiểm tra: HT sẽ chỉ đạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Ra các quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập Ban kiểm tra, xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra…); hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá; điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra; hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên trong trường thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra. Trên cơ sở Kế hoạch KTNB đã được xây dựng, HT tổ chức họp Ban KTNB của nhà trường để triển khai kế hoạch. Giao trách nhiệm cho các thành viên cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra để thực hiện trong từng tuần của mỗi tháng, để tiến hành công tác kiểm tra theo sự phân công đúng với trình tự, thủ tục kiểm tra.

+ Đối với công tác kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên cần thực hiện theo các bước sau: Chuẩn bị: Ðối tượng kiểm tra được thông báo trước theo kế hoạch. Các thành viên trong ban kiểm tra được thông báo trước, được cung cấp các loại hồ sơ (biên bản kiểm tra, phiếu dự giờ, đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá,..); Tiến hành kiểm tra: Kiểm tra dự giờ trên lớp; kiểm tra các loại hồ sơ giảng dạy của giáo viên và hồ sơ khác có liên quan để đánh giá việc thực hiện các quy chế chuyên môn; kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: chủ nhiệm lớp, kiêm nhiệm khác; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Kết thúc kiểm tra: Hoàn thành hồ sơ (gồm biên bản, phiếu dự giờ, phiếu đánh giá tiết dạy…).

+ Đối với kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn cần thực hiện các nội dung: Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng; kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn (Sổ kế hoạch, biên bản họp tổ, sổ theo dõi giáo viên, sổ chuyên đề, các loại báo cáo của tổ, chất lượng học sinh của các lớp trong tổ, đánh giá các tiết dự giờ và công tác khác);

+ Đối với kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính cần thực hiện các nội dung: Kiểm tra khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm việc, lớp

học của trường; kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ: kiểm tra thiết bị dạy học, thiết bị dạy học bao gồm các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học; kiểm tra thư viện; kiểm tra tài chính (kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính; kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách; kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính và thu nộp ngân sách);

+ Đối với kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính,bao gồm: Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến; kiểm tra việc quản lý con dấu; kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ; kiểm tra công tác nội trú, bán trú (nếu có);

+ Đối với kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ nội trú, bán trú, bao gồm: Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc; kiểm tra kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh;

+ Đối với kiểm tra học sinh: Kiểm tra toàn diện một học sinh; kiểm tra tập thể lớp học sinh. Trong công tác quản lý nhà trường, HT phải tiến hành kiểm tra tập thể lớp học sinh toàn diện hoặc theo chuyên đề. Từ việc kiểm tra này mà HT nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện chung của một lớp, một khối lớp cũng như toàn trường và thấy được tác động giáo dục đồng bộ của tập thể sư phạm trong giảng dạy, giáo dục.

- Tổng hợp, điều chỉnh: Sau khi đã phân tích đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động này, HT mời các thành viên trong Ban KTNB họp lại để công nhận hoặc phủ quyết các kết quả kiểm tra hoặc đề nghị phúc tra nếu thấy vấn đề cần làm sáng tỏ, đồng thời qua đó rút kinh nghiệm đối với từng thành viên một. HT tổng hợp thông tin về kết quả đánh giá của giáo viên từ báo cáo của các tổ đưa lên kết hợp với phần kiểm tra của HT và Ban KTNB để xây dựng bản tổng hợp chung về xếp loại của giáo viên trong đơn vị mình. Căn cứ vào bảng tổng hợp này HT sẽ xây dựng kế hoạch KTNB phù hợp hơn ở năm học sau. Tóm lại, nội dung quản lý hoạt động KTNB HĐDH ở trường THCS là hoạt động của HT tổ chức KTNB trường học thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý, tức là từ việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đến tổ chức kiểm tra, chỉ đạo kiểm tra và tổng kết, điều chỉnh.

1.4.2.3. Kiểm tra đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để cải tiến

Công tác kiểm tra được tiến hành thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý bao gồm: xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra và tổng kết, điều chỉnh.

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra

Đây là một phần của kế hoạch năm học, là mắt xích của một chu trình quản lý trong nhà trường. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình và điều kiện của nhà trường và phải có tính khả thi. Kế hoạch này phải được công khai ngay từ đầu năm học, bao gồm các loại kế hoạch kiểm tra trong năm, trong tháng và trong tuần. Trong kế hoạch kiểm tra cần thể hiện:

- Mục đích kiểm tra, nội dung, phương pháp, hình thức, lực lượng và các đối tượng kiểm tra.

- Chuẩn kiểm tra: trong hoạt động dạy học, đây là cơ sở định hướng cho việc thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên và học sinh để đạt được mục tiêu. Đồng thời, dựa vào đó để đánh giá và điều chỉnh những sai lệch mà quá trình kiểm tra đã phát hiện ra. Chuẩn là cái để làm căn cứ mà so sánh và là mức độ yêu cầu cần đạt được. Chuẩn còn là một mục tiêu cần đạt trong hệ thống các điều kiện cần phải có. Trong trường hợp mục tiêu được nêu một cách khái quát, chung chung, người ta phải cụ thể hóa nó thành những kết quả đầu ra thông qua các thao tác hoặc tiêu chí, chỉ số cụ thể. Khi đó chuẩn chính là hệ tiêu chí trên [32]. Cơ sở để xây dựng chuẩn kiểm tra hoạt động dạy học gồm:

+ Các văn bản, các biểu mẫu mà Bộ, Sở GD&ĐT và các cấp liên quan ban hành hướng dẫn để làm “thang đo” trong quá trình kiểm tra, đánh giá trong của nhà trường.

+ Kế hoạch chuyên môn của nhà trường.

+ Đặc điểm tình hình của nhà trường.

Việc xây dựng chuẩn phải theo qui trình: dự thảo chuẩn, thảo luận, điều chỉnh, quyết định và ban hành để áp dụng trong thực tế. Chuẩn kiểm tra cần được phổ biến trong hội đồng sư phạm để không những lực lượng kiểm tra nắm vững mà đối tượng kiểm tra cũng cần hiểu rõ để có thể tự kiểm tra, phấn đấu nâng cao chất lượng dạy học theo chuẩn.

* Tổ chức thực hiện kiểm tra

- Xây dựng lực lượng kiểm tra: HT phải ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học; xác định cơ chế kiểm tra trực tiếp và gián tiếp như:

+ Kiểm tra trực tiếp: Ban giám hiệu, Ban kiểm tra kiểm tra trực tiếp cá nhân, bộ phận cấp dưới.

+ Kiểm tra gián tiếp: cấp dưới tự tổ chức kiểm tra cá nhân và lực lượng kiểm tra cấp trên sẽ kiểm tra công tác đó bằng kiểm tra xác suất để thừa nhận hoặc bác bỏ kết quả tự kiểm tra của cấp dưới.

- Phân cấp trong kiểm tra: cấp trường, cấp tổ, bộ phận và tự kiểm tra của cá nhân.

- Xây dựng chế độ kiểm tra gồm cách thực hiện, phân công nhiệm vụ, thời gian, qui trình tiến hành. Bên cạnh đó còn phải chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và tinh thần cho hoạt động kiểm tra.

- Chỉ đạo thực hiện kiểm tra:

+ HT nhà trường là người trực tiếp tổ chức và chỉ đạo công tác KTNB nhà trường nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. HT kiểm KTNB HĐDH cũng chính là tự kiểm tra hoạt động quản lý của mình. Do đó, hiệu trưởng phải điều khiển chung để công tác KTNB HĐDH thực hiện tốt các nhiệm vụ kiểm tra, đạt được hiệu quả cao nhất.

+ Chỉ đạo kiểm tra là một khâu quan trọng thể hiện việc thực hiện nội dung và phương pháp kiểm tra, trong đó hiệu trưởng hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc đẩy. Trong quá trình kiểm tra, HT chú ý sử dụng và phối hợp với các phương pháp, hình thức kiểm tra; điều chỉnh những sai lệch; đồng thời huấn luyện lực lượng kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và đối tượng kiểm tra tự kiểm tra.

* Tổng kết, đánh giá kết quả kiểm tra

- Kết quả kiểm tra một hoạt động thể hiện trong việc đánh giá hoạt động đó. Đánh giá là kết quả những suy luận logic, có so sánh kết quả với những tiêu chuẩn, mục đích, chất lượng đã đề ra. Đánh giá biểu hiện bằng thái độ, cảm xúc, nhận xét và cho điểm. Đánh giá để củng cố niềm tin vào khả năng, vào sức mình, kích thích người được kiểm tra cố gắng tiến bộ. Đồng thời đó cũng là cách để loại trừ những sai lầm, khuyết điểm của họ.

- Đánh giá hoạt động dạy học ở trường THCS là một quá trình tiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của đối tượng kiểm tra về các mục tiêu dạy học.

- Đánh giá phải dựa trên những tiêu chí, những chuẩn đã được thống nhất của các cấp lãnh đạo nhưng cũng phải linh động theo tình hình mỗi đơn vị mà hiệu trưởng yêu cầu chỉ đạo cho phù hợp thực tế.

- Sau KTNB HĐDH, HT cần sơ kết theo từng tháng, từng đợt, từng học kỳ; tổng kết năm học và cần lưu ý đến việc lưu trữ, xử lý các thông tin về kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra. Bên cạnh đó cần đề ra các biện pháp và điều chỉnh kịp thời như: phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi; chú ý nâng cao tay nghề cho giáo viên qua phân tích sư phạm, chọn lọc và phổ biến những kinh nghiệm dạy học; khen thưởng và trách phạt một cách công bằng, khách quan; tránh thành kiến, cả nể hay thiên vị.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở

1.4.3.1. Yếu tố chủ quan

- Nhận thức về hoạt động KTNB nói chung và hoạt động KTNB HĐDH trường THCS nói riêng của Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên (chủ thể kiểm tra, đối tượng kiểm tra). Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động KTNB các trường THCS.

- Các thành viên trong Ban kiểm tra cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động KTNB trường học. Bởi các hoạt động kiểm tra được các thành viên trong Ban kiểm tra của nhà trường thực hiện theo kế hoạch, cách thức tổ chức và chỉ đạo của chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường. Do vậy các thành viên trong Ban kiểm tra cần có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện công tác kiểm tra có hiệu quả. Một số phẩm chất, năng lực cần có của kiểm tra viên là: Có trình độ chuyên môn

- nghiệp vụ vững vàng; có năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp; ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao; có uy tín với đồng nghiệp; trung thực, thẳng thắn; thận trọng; tế nhị trong giao tiếp.

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý giáo dục, trực tiếp là Phòng GD&ĐT trong hoạt động KTNB trường học và có những biện pháp tư vấn, thúc đẩy,uốn nắn, chấn chỉnh thường xuyên, kịp thời góp phần nâng cao nhận thức, cách tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS trong quá trình thực hiện.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí