Nội Dung Quản Lý Khắc Phục Tình Trạng Học Sinh Bỏ Học Của Hiệu Trưởng Nhà Trường Thcs

Tình trạng học sinh bỏ học để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Trước hết nạn mù chữ, thất học sẽ tăng trong xã hội. Hậu quả kế tiếp mà xã hội phải đối diện trong tương lai đó là tình trạng tội phạm hoặc các hành vi lệch lạc sẽ gia tăng trong xã hội. Khi học sinh bỏ học nhân cách của các em sẽ phát triển không hoàn chỉnh. Đây là nguyên nhân dẫn đến các hành vi không đúng chuẩn mực của các em trong tương lai.

Nghiên cứu xã hội học về tội phạm cho thấy tình trạng tội phạm nơi nhóm thất học hoặc học vấn thấp bao giờ cũng cao hơn nhóm có học vấn cao, do những hạn chế về mặt nhận thức và thiếu khả năng kiếm sống bằng những hoạt động nghề nghiệp trong xã hội.

Quan điểm của Trần Xuân Nhĩ- Nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT về hiện tượng học sinh bỏ học: “Hiện tượng học sinh bỏ học dù ít cũng phải chống vì đối tượng học sinh bỏ học, lưu ban là đội quân trù bị của ma túy và các tệ nạn xã hội. Chống các tệ nạn xã hội theo cách hiện tại là chống trên ngọn. Do đó, muốn hiệu quả phải chống từ gốc và là trách nhiệm chung của toàn xã hội” (Nguồn vietbao.vn 19/3/2008)

Bác hồ dạy “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy khi học sinh bỏ học tăng sẽ làm tăng thêm số lượng người thất học, mù chữ gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế và xã hội. Thanh niên là tương lai của đất nước, đầu tư cho thanh niên không chỉ giúp họ phát triển tiềm năng, mà còn góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tình trạng học sinh bỏ học ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Học sinh bỏ học đồng nghĩa với sự ngu dốt và nạn thất nghiệp.

Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi nguồn lực lao động phải có chất lượng, nguồn lực không có chất lượng sẽ bị đào thải trong tương lai. Có thể nói tình trạng học sinh bỏ học không chỉ ảnh hưởng tới bản thân các em mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển, phồn vinh của đất nước.

1.4. Nội dung quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của hiệu trưởng nhà trường THCS

1.4.1. Mục tiêu khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

Duy trì hoặc tăng tỷ lệ học sinh đến lớp hoặc việc giảm tối thiểu tỷ lệ bỏ học của học sinh.

Đạt được chỉ tiêu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT giao.

Việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là việc làm cần thiết và vào cuộc của toàn xã hội chứ không của riêng ngành giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

1.4.2. Nội dung quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

1.4.2.1. Lập kế hoạch khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS

Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai - 5

Lập kế hoạch khắc phục tình trạng bỏ học là khâu quan trọng của các nhà trường. Hàng năm dựa trên kế hoạch, chỉ tiêu về duy trì số lượng phòng GD&ĐT giao, các trường cần tiến hành:

Xây dựng kế hoạch cụ thể khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, vận động học sinh đi học chuyên cần.

Kế hoạch cần đánh giá đúng những kết quả đã làm được trong năm qua; những hạn chế tồn tại; những bài học kinh nghiệm để có được kết quả cũng như hạn chế.

Nhận định được thuận lợi, khó khăn, những thời cơ cũng như thách thức cần thực hiện.

Đưa ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cần phấn đấu.

Giao chỉ tiêu huy động học sinh ra lớp cụ thể cho từng lớp, các tổ chức, đoàn thể...trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Các giải pháp để tổ chức thực hiện.

Phòng GD&ĐT đi kiểm tra việc huy động học sinh ra lớp, so sánh đối chiếu với báo cáo.

Kiểm tra thông qua hệ thống sổ sách, qua văn bản kiểm tra của các cấp, sổ theo dỗi số lượng học sinh và kiểm tra trên phần mềm trực tuyến.

Qua kiểm tra chỉ ra những đơn vị làm tích cực, có những giải pháp hay để nhân rộng, những đơn vị làm chưa hiệu quả cần khắc phục.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS

Tổ chức thực hiện kế hoạch là giai đoạn thực hiện hóa những ý tưởng đã được nêu trong kế hoạch để đưa nhà trường từng bước đi lên, đó chính là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, những công việc một cách hợp lý để mọi người đều cảm thấy hài lòng và cảm hứng làm cho công việc diễn ra một cách trôi chảy, bao gồm các công việc cơ bản sau:

Tham mưu kiện toàn BCĐ phổ cập giáo dục xã, tổ vận động học sinh đi học chuyền cần, phân công cụ thể cho các thành viên phụ trách các thôn và phụ trách học sinh.

Tham mưu Đảng ủy, HĐND, UBND tiến hành họp thôn tuyên truyền vận động.

Xây dựng hương ước, quy ước thôn bản để người dân cùng ký cam kết cho con đi học đều.

Thành lập các tổ quản lý học sinh bán trú, tổ học sinh tự quản.

Tổ chức hội nghị bàn giải pháp huy động học sinh ra lớp đi học chuyên cần. Giáo viên thực hiện tốt công tác chuyên môn.

Đảm bảo an toàn cho học sinh đặc biệt là học sinh bán trú.

Thực hiện nghiêm túc đối thoại với học sinh, phụ huynh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh và gia đình.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS

1.4.3.1. Chỉ đạo điều tra, phân loại nguyên nhân học sinh bỏ học

Việc điều tra, phân loại nguyên nhân học sinh bỏ học là cơ sở để đề ra các biện pháp, phù hợp, kịp thời để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đạt hiệu quả. Khi đã phân loại được nguyên nhân học sinh bỏ học nhà trường tập trung vào những công việc sau:

Xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh ngay từ đầu năm học Giao cụ thể học sinh cho từng lớp và từng giáo viên chủ nhiệm

Ký cam kết trách nhiệm vận động và duy trì học sinh đi học đều theo kế hoạch cấp trên giao.

Nắm bắt thông tin kịp thời về tình trạng học sinh bỏ tiết, nghỉ học không lý do.

Quản lý chặt chẽ sĩ số học sinh học hàng ngày.

Khi phát hiện học sinh bỏ học phải có báo cáo kịp thời để có biện pháp phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương vận động học sinh trở lại lớp.

1.4.3.2. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phù hợp bám sát đối tượng học sinh, thường xuyên quan tâm đến tâm tư tình cảm, khuyến khích động viên các em.

Dạy học bám sát đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường, giúp học sinh hiểu bài, đặc biệt là những học sinh yếu kém. Nhà trường cần làm tốt một số công việc sau sẽ khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học.

Khảo sát học sinh ngay từ đầu năm để phân hóa trình độ, năng lực học tập của học sinh.

Xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học phân hóa trên từng bài học cụ thể với các nhóm đối tượng khác nhau.

Hướng dẫn học sinh cách tổ chức học tập hiệu quả.

Tổ chức dạy học phụ đạo cho học sinh yếu, kém đạt hiệu quả.

Tổ chức học nhóm, học buổi tối trên lớp, đôi ban cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập.

Hàng tháng, quý, kì tổ chức kiểm tra đánh giá để thấy mức độ tiến bộ của học sinh.

Động viên, khen thưởng kịp thời những học sinh yếu có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập.

Kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm sau thời gian thực hiện.

1.4.3.3. Phối hợp các lực lượng giáo dục, nhà trường, gia đình và xã hội trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phải mang tính đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa ba môi trường giáo dục trong quá trình giáo dục học sinh nhằm khép kín, đảm bảo tính thống nhất, liên tục và toàn vẹn của quá trình giáo dục. Những nội dung nhà trường phải thực hiện là:

Tham mưu để bí thư Đảng ủy xã trực tiếp phụ trách công tác giáo dục

Tham mưu xây dựng quy chế phối hợp về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương.

Bảo đảm thông tin kịp thời giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương. Giữa các bộ phận phải thường xuyên liên lạc, đặc biệt đối với phụ huynh.

1.4.4. Kiểm tra đánh giá công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS

Phòng GD&ĐT đã tham mưu các thành viên ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện tối thiểu 1 lần/ 1 tháng xuống xã phụ trách để kiểm tra; thường xuyên đôn đốc, nắm bắt tình hình đi học của học sinh, phố hợp với BCDDPC xã có những giải pháp quyết liệt để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh để xử lý những sai phạm khi xảy ra.

Kiểm tra công tác quản lý học sinh ngoài giờ, quản lý học sinh bán trú tại các đơn vị trường.

Phòng GD&ĐT kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất để đánh giá đúng sự thật học sinh đi học chuyên cần các đơn vị trường; hàng tuần, tháng theo dõi tổng hợp, so sánh, phân tích kết quả đi học của học sinh bám sát vào chỉ tiêu ký cam kết số lượng gửi hội đồng thi đua khen thưởng huyện hàng năm để làm căn cứ xếp loại các xã, trường học, các thành viền ban chỉ đạo PCGD.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khắc phục trình trạng học sinh bỏ học ở trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS

1.5.1. Yếu tố chủ quan

* Ý thức trách nhiệm, năng lực tham mưu quản lý của CBQL và giáo viên

Việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phụ thuộc rất lớn vào việc tham mưu kịp thời, ý thức trách nhiệm, năng lực của CBQL và giáo viên đặc biệt là vai trò quyết định của người hiệu trưởng. Muốn khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học đồi hỏi CBQL và giáo viên phải tự nâng cao năng lực phẩm chất, ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, thực sự tâm huyến với nghề và với giáo dục vùng cao, coi trường là nhà, là nguồn sống, là niềm tự hào, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, xã hội tin tưởng.

* Môi trường giáo dục của trường PTDTBT THCS: Môi trường giáo dục của trường PTDTBT THCS là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Một môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh, trang thiết bị đầy đủ sẽ bảo đảm những điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh, tạo cho học sinh sự gần gũi, thân thiện, đoàn kết, an tâm trong học tập thì các em sẽ gắn bó với mái trường.

* Các văn bản pháp quy, các văn bản chỉ đạo cấp THCS

Yêu cầu mọi hoạt động của nhà trường đều phải đảm bảo theo các văn bản chỉ đạo của nhà nước; thực hiện đúng mục tiêu mà bộ GD&ĐT đề ra.

1.5.2. Yếu tố khách quan

* Điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương: Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Kinh tế- xã hội tại địa phương phát triển sẽ tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, từ đó nâng cao được ý thức và nhu cầu học tập cho mọi người.

* Trình độ dân trí, quan niệm học tập của người dân

Trình độ dân trí, quan niệm học tập của người dân là yếu tố quan trọng giúp nhà trường đạt được mục tiêu đề ra. Thực tế cho thấy những nơi có trình độ dân trí cao sẽ tương quan với ý thức học tập, quan niệm người dân về học tập được đề cao và ngược lại.

* Tâm lý, tập quán thói quen của dân cư

Việc đi học của học sinh cũng phụ thuộc vào tâm lý, tập quán, thói quen của người dân. Tâm lý người dân đề cao và ý thức được vai trò của việc học sẽ là yếu tố tích cực để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Một môi trường không có truyền thống về học sẽ làm hạn chế khả năng quan tâm đến việc học hành của con cái.

Như vậy yếu tố khách quan và chủ quan đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Tình trạng học sinh bỏ học có liên quan đến các yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội và cộng đồng, bản thân trẻ. Hậu quả học sinh bỏ học là rất lớn như: ít có cơ hội tìm việc làm, nạn thất nghiệp gia tăng; thiếu kiến thức kĩ năng bước vào cuộc sống; ảnh hưởng đến chỉ tiêu duy trì sĩ số của nhà trường; tình trạng tội phạm sẽ gia tăng trong xã hội.

Muốn khắc phục tình trạng học sinh bỏ học người hiệu trưởng cần phải có một hệ thống các biện pháp toàn diện và hoàn chỉnh dựa trên cơ sở các biện pháp chỉ đạo có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước. Các biện pháp này phải có mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng tạo cơ sở gắn bó nhà trường với cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng làm tiền đề cho giáo dục phát triển một cách ổn định, bền vững. Đồng thời hiệu trưởng cũng phải có biện pháp cải tiến hoạt động của nhà trường, đảm bảo đủ, đúng các tiêu chuẩn của mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trường do bộ GD&ĐT ban hành.

Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS là mục tiêu trước mắt và lâu dài đầy khó khăn và phức tạp, bị tác động bởi nhiều yếu tố không thuộc tầm quản lý của Hiệu trưởng như trình độ dân trí, quan niệm học tập của người dân, tâm lý, tập quán, thói quen của dân cư. Đòi hỏi người hiệu trưởng phải biết năng động, nhạy bén dựa trên cơ sở đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các lý luận khoa học để đề ra một hệ thống biện pháp phù hợp cho từng đối tượng quản lý, chú trọng hoàn thành dứt điểm từng biện pháp ở tầm vi mô trong phạm vi quản lý của hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS.

Như vậy, kết quả nghiên cứu lý luận về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở trên là cơ sở và phương pháp luận đúng đắn để đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌ CƠ SỞ

HUYỆN SI MA CAI TỈNH LÀO CAI


2.1. Khái quát về tình hình giáo dục huyện Si Ma Cai, Lào Cai

2.1.1. Một vài nét khái quát về huyện Si Ma Cai

Huyện Si Ma Cai được thành lập từ năm 1967. Sau năm 1979, huyện được hợp nhất vào huyện Bắc Hà, đến năm 2000, huyện Si Ma Cai được tái lập trên cơ sở tách ra từ huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai theo Nghị định 36/NĐ/CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ.

Huyện Si Ma Cai cách trung tâm tỉnh Lào Cai 98km về phía Đông Bắc.

Về hành chính, huyện Si Ma Cai có 13 xã, 93 thôn bản; Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai. Huyện có 3 xã biên giới là Si Ma Cai, Nàn Sán và Sán Chải với 6 thôn bản giáp biên giới với 9,6 km đường biên giới giáp huyện Mã Quan tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

Si Ma Cai có diện tích tự nhiên 23454 ha trong đó đất nông nghiệp có 6447,7 ha, đất lâm nghiệp 4298,5ha. Địa hình có độ dốc khá lớn, trên 250 chiếm 53% diện tích, từ 150 đến 250 chiếm 35% diện tích.

Si Ma Cai là huyện biên giới có địa hình nhiều núi cao phức tạp, địa hình bị chia cắt mạnh, hiểm trở độ dốc lớn, giao thông về mùa mưa đi lại khó khăn.

Do địa hình chia cắt mạnh nên khí hậu Si Ma Cai diễn biến khá phức tạp, hình thành nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Có hai tiểu vùng khí hậu cơ bản là cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm 18,90 C, tháng lạnh nhất nhiệt độ dưới 100 C (trong năm có 3 tháng nhiệt độ nhiều ngày dưới 100 C, nhiều năm huyện Si Ma Cai về mùa đông có tuyết rơi).

Năm 2017 huyện Si Ma Cai có hơn 6000 hộ với 35639 khẩu, bao gồm 15 dân tộc anh em, là huyện có tỉ lệ dân tộc thiểu số sinh sống lớn nhất tỉnh Lào Cai. Trong đó người dân tộc Mông chiếm đại đa số với trên 80%, sau đó là người Nùng, La Chí, Thu Lao. Tổng số người trong độ tuổi lao động chiếm 59,3% (21.134/35639 tháng 12 năm 2017), lao động chủ yếu là nông, lâm nghiệp chiếm 83% lực lượng lao động toàn huyện; tỉ lệ hộ nghèo cao chiếm 32,9 % năm 2017.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022