Giáo Viên: Nhà Giáo Dục (Hay Giáo Viên, Nhà Sư Phạm…) Là Chủ Thể Của Các Tác Động Giáo Dục. Nhà Giáo Dục Sẽ Liên Kết Với Phụ Huynh Học Sinh Và Cán

2. Nội dung: Khi mục đích giáo dục đã được vẽ ra thì tiếp theo, nội dung giáo dục là một trong những thành tố quan trọng vì nó trả lời cho câu hỏi ta giáo dục cái gì cho học sinh. Thật vậy, nội dung giáo dục là hệ thống tri thức về các giá trị văn hóa xã hội mà đối tượng giáo dục cần nắm vững để biến nó thành ý thức thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội. Có câu nói: Tri thức thì vô hạn mà khả năng của con người thì rất hữu hạn. Vì thế, các kiến thức hay nội dung mà ta giáo dục cho học sinh thì rất cần có sự chuẩn bị chu đáo từ nhiều phương diện. Ta phải tinh học, tinh lọc, tinh giảng kiến thức, tìm hiểu xem cái gì cần đưa vào nội dung giáo dục, cái gì cần nhất cho học sinh hiện giờ… văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật… Tất cả nằm trong nội dung của giáo dục đã được chuẩn bị, thiết kế theo mục đích giáo dục đã được đề ra từ ban đầu.

Ví như ở cấp một, ta cần truyền đạt những kiến thức cơ bản, ban đầu, dễ hiểu cho học sinh, với một lượng vừa và đủ và sẽ nâng dần mức độ ở các bậc học cao hơn chứ chúng ta không thể giáo dục cho học sinh lớp hai, lớp ba những kiến thức mà phai bậc đại học mới có thể tiếp thu được. Như vậy, nội dung giáo dục đó không phù hợp với đối tượng giáo dục và coi như mục tiêu đặt ra từ ban đầu đã bị “hỏng” mất rồi.

3. Phương pháp: Như chúng ta đã biết, phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà giáo dục đến đồi tượng giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp họ hình thành ý thức, thái độ, hành vi văn hóa, chẩn mực xã hội. Khi mục đích và nội dung đã được đề ra một cách chu đáo thì phương pháp giáo dục chính là con đường, là cách thức mà ta thực hiện những nội dung đã đề ra theo như mục đích ban đầu.

Như đối với một lớp giỏi, có các học sinh ưu tú, ngay từ đầu ta đã định hướng con đường giáo dục hay phương pháp giáo dục như thế nào cho tốt hay như với các lớp yếu, ta sẻ có các phương pháp giáo dục khác nhau, không lớp nào như lớp nào.

Vì thế, ta có thể nói: Mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục luôn thống nhất với nhau. Trong đó, phương pháp giáo dục vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật, quyết định sự thành công của quá trình giáo dục.

4. Giáo viên: Nhà giáo dục (hay giáo viên, nhà sư phạm…) là chủ thể của các tác động giáo dục. Nhà giáo dục sẽ liên kết với phụ huynh học sinh và cán bộ các

đoàn thể, tức thực hiện xã hội hóa giáo dục trong đó, nhà trường là môi trường giáo dục giữ vai trò chủ chốt. Giáo viên có vai trò chủ đạo, tổ chức, điều chỉnh, điều khiển quá trình hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Điều này có nghĩa rằng, giáo viên chính là người cha người mẹ ở trường của các em và chính là người đạo diễn đang hướng các em trên con đường giáo dục, hình thành nhân cách cho các em.

Hơn thế, nhà giáo dục cần phải bồi dưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi nhiều lĩnh vực khác nữa hầu mong cho quá trình giáo dục được nên trọn vẹn, các em đi đúng hướng theo một mục tiêu đã đề ra.

5. Đối tượng - học sinh: là cá nhân hay tập thể học sinh chịu sự tác động của các nhà giáo dục. Đối tượng giáo dục là một lực lượng đông đảo trong xã hội. Là một trong những đội ngũ tham gia quản lí xã hội sau này vì vậy, giáo dục cần quan tâm đặc biệt để đào tạo họ thành những con người thật tốt, thật hoàn hảo cho xã hội mai này.

Vì thế, đối tượng giáo dục vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình giáo dục (vì mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là giáo dục lấy học sinh làm chủ thể, làm trung tâm của quá trình giáo dục, nhà giáo dục chỉ đóng vai trò người dẫn đường định hướng cho các em và theo dõi quá trình lĩnh hội tri thức của các em.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

6. Môi trường dạy học: chính là nơi sinh sống và hoạt động của các đối tượng giáo dục. Vì đối tượng giáo dục được sinh ra và lớn lên ở nhiều môi trường khác nhau, không ai giống ai. Vì vậy, người giáo viên cần có sự linh hoạt và khả năng “đạo diễn” sao cho các em có thể hòa nhập cùng nhau trong môi trường mới. Muốn vậy, giáo dục cần có một môi trường lành mạnh, cần khai thác những yếu tố tích cực của môi trường xã hội để tạo ra một môi trường giáo dục thuận lợi cho thế hệ trẻ như lới một nhà giáo dục đã từng nói: Môi trường là yếu tố của sự phát triển.

7. Kết quả: Đây là sản phẩm của những tác động giáo dục theo từng giai đoạn và của cả quá trình giáo dục. Sản phẩm của giai đoạn này là tiền đề cho giai đoạn sau và chúng nối tiếp nhau để đạt mục đích tổng thể. Với những cố gắng từ ban đầu, khi ta thực hiện tốt các thành tố trên và kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn, khoa học, hợp lí chúng ta sẽ thu được các kết quả như mong muốn và ngược lại.

Quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - 4

Vì vậy, khí thực hiện quá trình giáo dục, nhà giáo dục cần kết hợp các thành tố giáo dục lại với nhau, không nên xem nhẹ một thành tố nào, vì 7 thành tố của quá

trình giáo dục là các mắt xích liên hoàn bền chặt gắn nối với nhau, cần phối hợp chủ động và thực hiện một cách khoa học để đạt được những kết quả giáo dục mong muốn như mục tiêu đã đề ra.

Nhà giáo dục cần thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm và trau dồi khả năng trong quá trình giáo dục để có thể đào tạo ra một đội ngũ những người trẻ thật tốt, có kiến thức và nhân cách tốt cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước.

Có mục đích giáo dục ta mới có được nội dung giáo dục, có nội dung ta mới có phương hướng. Từ mục đích, nội dung, phương hướng ta chẩn bị “tinh tuyển” những nhà giáo dục có kinh nghiệm, kiến thức, phẩm chất và tâm huyết và hướng tới đối tượng giáo dục mà ta cần đào tạo. Kết hợp và thực hiện theo hệ thống đã đề ra, ta sẽ thu được một kết quả như lòng ta mong đợi.

1.3. Kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở

1.3.1. Khái niệm kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở

- KTNB là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.

- KTNB trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy - học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng.

- KTNB trường học, về thực chất gồm hai hoạt động:

+ HT tiến hành kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của các thành viên, bộ phận và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường;

+ Việc tự kiểm tra của các bộ phận, cá nhân trong trường và tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng.

1.3.2. Vị trí, vai trò và mục tiêu kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

KTNB trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời

giúp HT hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. KTNB trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo.

Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp HT có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu.

Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần.

Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng quản lý mà còn giúp nhà quản lý nhận rõ kế hoạch, việc chỉ đạo, điều hành… của mình có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

KTNB trường học thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường, phân tích nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Do đó giúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân, đơn vị; khuyến khích cái tốt, truyền bá kinh nghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Có thể nói, KTNB là một trong các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.

1.3.3. Yêu cầu và nội dung kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở

1.3.3.1. Yêu cầu

- Phải dựa trên các cơ sở pháp lý (Luật giáo dục; Điều lệ trường THCS; các văn bản nghị định, thông tư, chỉ đạo của ngành… hướng dẫn thực hiện về chuyên môn, về thanh kiểm tra trong nhà trường; mục tiêu, kế hoạch năm học của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo…) [8], [15], [16].

- Kiểm tra phải chính xác, đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên.

- Đánh giá đúng trình độ tay nghề của giáo viên để HT và các cấp quản lý sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lí.

- Thông qua việc kiểm tra hoạt động dạy học phải giúp cho GV nâng cao chất lượng giảng dạy; giữ vững kỷ luật, khuyến khích sự cố gắng của GV. Đồng thời bồi dưỡng cho GV có khả năng tự kiểm tra, đánh giá công việc của bản thân.

1.3.3.2. Nội dung

- Nội dung KTNB trường học: Hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường rất phong phú, phức tạp và nhiều mặt. HT có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc, hoạt động, mối quan hệ, kết quả của toàn bộ quá trình dạy học - giáo dục và những điều kiện phương tiện của nó, không loại trừ mặt nào.

- Nội dung KTNB trường phổ thông được xác định cụ thể như sau:

+ Về xây dựng đội ngũ, bao gồm: Số lượng và cơ cấu; chất lượng (nguồn đào tạo, trình độ tay nghề, thâm niên); các hoạt động phối hợp của tập thể sư phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của trường; nền nếp hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cương, kế hoạch); công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng;

+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính:Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất (đất đai, phòng ốc, thư viện, thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, dụng cụ thể dục thể thao, sân chơi, bãi tập, khu vực vệ sinh, khu để xe, khu bán trú (nếu có)…); việc xây dựng cảnh quan trường học, vệ sinh học đường, môi trường sư phạm; công tác tài chính (chế độ kế toán, tài chính, công khai các nguồn thu chi trong ngân sách và các nguồn huy động khác);

+ Về kế hoạch phát triển giáo dục: Thực hiện chỉ tiêu số lượng học sinh từng khối lớp và toàn trường; phổ cập giáo dục; qui chế tuyển sinh; duy trì sĩ số, chống lưu ban bỏ học; hiệu quả đào tạo;

+ Về hoạt động và chất lượng giáo dục, đào tạo: Hoạt động và chất lượng giáo dục đạo đức học sinh; hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các bộ môn văn hóa và các mặt giáo dục khác;

+ Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (kế hoạch năm học, học kỳ, kế hoạch tháng của nhà trường và các bộ

phận); việc phân công, sử dụng, quản lý đội ngũ; công tác KTNB trường học; chỉ đạo công tác hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối cán bộ, giáo viên, học sinh; việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục; quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; quan hệ phối hợp công tác giữa nhà trường và các đoàn thể; tổ chức khoa học lao động quản lý nhà trường. Ngoài ra, HT còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học.

- Cũng có thể phân chia nội dung KTNB trường học bao gồm:

+ Kiểm tra toàn diện nhà trường;

+ Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên;

+ Kiểm tra hoạt động của tổ, khối chuyên môn;

+ Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị;

+ Kiểm tra công tác bán trú (nếu có);

+ Kiểm tra tài chính;

+ Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính;

+ Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh;

+ Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng.

1.4. Quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở

1.4.1. Khái niệm quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở

1.4.1.1. Khái niệm quản lý kiểm tra nội bộ trường học

Quản lý hoạt động KTNB trường học được hiểu là những tác động có ý thức, có hệ thống, khoa học và phù hợp với các quy định hiện hành của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Thông thường chủ thể quản lý giáo dục các cấp sẽ xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp KTNB từ đầu năm học và ban hành kế hoạch KTNB đến các trường theo phân cấp quản lý.

1.4.1.2. Quản lý KTNB HĐDH ở trường THCS

Quản lý KTNB HĐDH ở trường THCS bao gồm:

- Kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên:

+ Việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy các bộ môn văn hóa;

+ Việc đổi mới phương pháp dạy học;

+ Chất lượng giảng dạy của GV.

- Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn:

+ Việc tổ chức kế hoạch thực hiện chương trình;

+ Việc nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của GV: nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học mới vào các tiết dạy; tổ chức dự giờ, phân tích sư phạm tiết dạy cho các thành viên trong tổ chuyên môn;

+ Việc tổ chức các chuyên đề, thao giảng; việc thực hiện các kế hoạch kiểm tra, thi và các đề bài, hình thức kiểm tra; việc phổ biến các quy chế, quy định liên quan đến dạy học và đánh giá xếp loại HS…

+ Việc chấp hành công việc, thực hiện chương trình, dạy bù, dạy thay, chấm điểm, vào điểm, xếp loại đánh giá học lực HS,… kịp thời phản ánh cho HT hoặc PHT những việc liên quan đến giờ lên lớp để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Kiểm tra hoạt động học của học sinh:

+ Việc thực hiện nội quy học tập của HS: sự chuyên cần, tinh thần thái độ học tập, tổ chức học tập; các hình thức thi đua học tập;

+ Kết quả học tập của HS.

- Tự kiểm tra công tác quản lý hoạt động dạy học trên lớp của hiệu trưởng:

+ Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học;

+ Việc tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học: xây dựng lực lượng kiểm tra; phân cấp trong kiểm tra; xây dựng chuẩn kiểm tra; xây dựng quy chế kiểm tra;

+ Chỉ đạo công tác kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của GV, tổ chuyên môn và HS;

+ Việc tổng kết, đánh giá, điều chỉnh.

1.4.2. Nội dung quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học ở trườngTHCS

1.4.2.1. Lập kế hoạch KTNB HĐDH của trường THCS

Do tính chất của hoạt động KTNB HĐDH trong nhà trường vừa phải mang tính tổng thể, vừa kiểm tra các mặt (theo chuyên đề), đồng thời phải đảm bảo là kế hoạch trung hạn (kế hoạch xây dựng cho 3 năm), ngắn hạn (01 năm và từng thời

điểm trong năm) để đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của các trường THCS trong một giai đoạn nhất định. Vì vậy nội dung kế hoạch KTNB HĐDH của trường THCS phải phản ánh được tính chất nêu trên của hoạt động KTNB dạy học.

a. Nội dung của Kế hoạch KTNB HĐDH trường THCS gồm:

* Xác định Mục tiêu chung, trên cơ sở mục tiêu chung sẽ phân thành các mục tiêu cụ thể. Việc xác định mục tiêu chung được căn cứ vào mục tiêu chung của hệ thống đối với công tác KTNB dạy học, người quản lý sẽ xác định các mục tiêu cụ thể phù hợp với hệ thống các trường THCS thuộc phạm vi quản lý. Cụ thể:

- Mục tiêu chung của quản lý hoạt động KTNB HĐDH trường THCS là xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch KTNB HĐDH trường THCS, nhằm phát hiện, phòng ngừa và xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.

- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch quản lý hoạt động KTNB HĐDH trường THCS; tổ chức thực hiện thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động KTNB HĐDH trường THCS trong phạm vi quản lý; hoạt động KTNB HĐDH trường THCS phải được thực hiện thường xuyên, nội dung kiểm tra phải phù hợp với từng đối tượng kiểm tra.

* Xây dựng các hoạt động thực hiện từng mục tiêu: Để đạt được các mục tiêu đề ra, nhà quản lý giáo dục phải xây dựng các hoạt động cần thiết, tương ứng với từng mục tiêu. Các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đã định gồm:

- Xây dựng quy trình tổ chức quản lý hoạt động KTNB HĐDH trường THCS;

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động KTNB HĐDH trường THCS;

- Đổi mới phương pháp quản lý hoạt động KTNB HĐDH trường THCS;

- Tổng kết, phổ biến kinh nghiệm quản lý hoạt động KTNB HĐDH trường THCS;

- Kiểm tra đánh giá công tác KTNB HĐDH trường THCS.

* Xác định cơ chế điều kiện để thực hiện các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Do vậy nhà quản lý phải phân bổ các nguồn lực về: Nhân sự, cơ chế, điều kiện để thực hiện; tăng cường các điều kiện vật chất cho công tác quản lý hoạt động KTNB HĐDH trường THCS; cụ thể hơn phải xác định được hoạt động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2023