Qua khảo sát đã thấy thể hiện một số khó khăn sau:
- Vẫn còn có tâm lý lo ngại, không thoải mái của GV và HS khi là đối tượng kiểm tra. Do phần lớn CBQL đặt nặng mục đích kiểm tra là theo dõi, đánh giá nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của GV và HS. Có nhiều GV có tâm trạng lo lắng và muốn kiểm tra cho xong để thoát khỏi tâm trạng căng thẳng khi là đối tượng được kiểm tra. Hầu hết mọi người đều có nhu cầu được sự tôn trọng từ người khác, được đánh giá cao trong công việc, thể hiện năng lực của mình nên họ đồng ý với quan điểm cho rằng họ tự tin vào sức mình khi được kiểm tra. Đây là cũng là cách để họ thể hiện nhu cầu được thỏa mãn sự tôn trọng của người khác về khả năng, năng lực của mình và sự khẳng định mình. Đa số PH được hỏi nhận thấy con em họ tỏ ra lo lắng trước các kỳ kiểm tra. Riêng HS, vẫn còn một số tỏ ra thiếu tự tin, không thoải mái vào những lúc thầy, cô kiểm tra bài cũ.
- Những khó khăn trong kiểm tra hoạt động dạy trên lớp: Một số CBQL và GV nhìn nhận việc chuẩn kiểm tra là một trong những khó khăn mà họ gặp phải trong tổ chức KTNB HĐDH ở trường mình. Bên cạnh đó, những khó khăn khác mà các CBQL phải đương đầu là GV còn đối phó, chưa tự giác trong kiểm tra. Đa số các trường thường tập trung vào hình thức kiểm tra báo trước nên GV có thời gian chuẩn bị tốt khi được kiểm tra, thậm chí có GV còn đưa trước những câu hỏi cần thảo luận, cho trước các tình huống để HS chuẩn bị ở nhà trước khi có dự giờ đánh giá tiết dạy. Vì thế việc đánh giá tiết dạy của GV có thể nói là chưa thể hiện đúng thực chất năng lực dạy học của GV cũng như hoạt động học của HS. Đối với GV, khó khăn mà họ đưa ra lại là từ phía lực lượng kiểm tra. Có những GV được hỏi băn khoăn về năng lực cũng như quan điểm của những người kiểm tra mình. Họ cho rằng lực lượng kiểm tra còn phiến diện, chủ quan khi đánh giá họ. Tuy nhiên, với CBQL thì nhìn nhận vấn đề này tích cực hơn. Như vậy, khó khăn chung trong KTNB HĐDH mà các HT cần phải quan tâm là sự chấp hành chiếu lệ, thiếu sáng tạo, chủ động, chưa tự giác của các thành viên trong tập thể sư phạm mà nguyên nhân là từ việc thiếu chuẩn kiểm tra cụ thể, phù hợp; lực lượng kiểm tra chưa thể hiện đúng chức năng của mình trong đánh giá.
- Những khó khăn trong kiểm tra đánh giá hoạt động học của HS: Theo nhận xét của các CBQL, thì họ vẫn vấp phải sự đối phó thiếu tự giác học tập của HS trong
kiểm tra. Họ cho rằng điểm số không phản ánh đúng thực chất học tập của HS và đa số nghiêng về nhận xét trình độ HS không đồng đều. Trên thực tế, nhiều HS chỉ học khi có kiểm tra, hoặc “xoay sở” trong kiểm tra để có được điểm số… Vì thế dễ nhận thấy chất lượng học tập của HS không thể hiện đúng ở điểm số mà các em đạt được. Chất lượng chỉ đạt được khi có sự đầu tư thỏa đáng của chủ thể quản lý cho khách thể quản lý từ việc xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và cả nhận thức, phẩm chất cho đến việc quan tâm đến cả các tác động bên ngoài, khuynh hướng phát triển bên trong của đối tượng này. Chính vì sự thiếu quan tâm đầy đủ đến các yếu tố trên của một số CBQL và GV đã dẫn đến nhận thức chưa đầy đủ về kiểm tra của HS, các em thiếu chủ động sáng tạo trong học tập, trình độ chênh lệch.
2.3.6. Đánh giá chung (mạnh, hạn chế và nguyên nhân)
- Việc KTNB HĐDH của HT ở các trường được thực hiện theo qui trình tương đối ổn định. Tuy nhiên, nhiều HT quản lý theo kinh nghiệm là chính và dễ có sự chủ quan trong công tác của mình. Các HT chưa thực sự nắm vững khoa học quản lý nói chung và trong lĩnh vực KTNB HĐDH nói riêng.
- Nhận thức chung của cán bộ quản lý và giáo viên về KTNB HĐDH: nhìn thấy được tầm quan trọng của công tác KTNB HĐDH, ý thức được trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Bản thân các HT cũng chú trọng đến việc tìm tòi các biện pháp nhằm thực hiện công việc này có hiệu quả hơn. Nhưng vẫn còn có các CBQL, GV và HS chưa nhận thức đầy đủ về công tác KTNB HĐDH trên lớp của hiệu trưởng. Việc nhìn nhận chủ quan, chưa đầy đủ về chức năng kiểm tra trong quản lý trường học đó đã thể hiện việc một số HT còn xem nhẹ công tác kiểm tra và chỉ làm theo kinh nghiệm, thói quen, do đó dẫn đến hiện tượng một số GV và HS có tâm lý căng thẳng, ảnh hưởng đến bầu tâm lý chung của đơn vị, làm giảm phần nào năng lực tự học, tự kiểm tra của của các đối tượng này.
- Việc xây dựng kế hoạch KTNB HĐDH của HT các trường được thực hiện ngay từ đầu mỗi năm học, dựa vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên đề ra phương hướng hoạt động chung của nhà trường trong công tác KTNB HĐDH. Trong các bản kế hoạch đã thể hiện được mục đích, nội dung, chỉ tiêu, biện pháp; dự kiến đối tượng, hình thức, thời gian kiểm tra; đảm bảo được tính ổn định tương đối của kế hoạch; đảm bảo tính công khai. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch này của HT các trường
còn mang tính hình thức, chung chung, chưa cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện của từng năm học. Do đó, việc hoạch định kế hoạch chỉ dừng lại ở các mục tiêu trước mắt mà chưa có những sách lược dài hơi và tầm nhìn chiến lược. Vẫn còn có một số HT tỏ ra chủ quan khi chưa nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo, hiểu sai lệch hoặc giao phó cho cấp dưới thực hiện theo nội dung văn bản một cách máy móc, thiếu cụ thể, chưa phù hợp với đơn vị. Việc thống nhất chuẩn kiểm tra không thực hiện theo qui trình, còn qua loa, chiếu lệ, thậm chí bỏ qua khâu này, chỉ dựa vào chuẩn có sẵn của Bộ GD&ĐT mà chưa quan tâm đến việc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Các HT có quan tâm đến việc phân tích năng lực sư phạm của GV, trình độ của HS, điều kiện cơ sở vật chất cũng như quan tâm chuẩn bị tinh thần thái độ cho GV, HS khi lập kế hoạch kiểm tra nhưng chưa được sâu sắc lắm.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Tại Các Trường Được Khảo Sát (Năm Học 2016-2017)
- Nhận Thức Về Kiểm Tra Nội Bộ Hoạt Động Dạy Học Trong Trường Học
- Thực Trạng Xây Dựng Kế Hoạch Ktnb Hđdh Trong Trường Học
- Biện Pháp Quản Lý Kiểm Tra Nội Bộ Hoạt Động Dạy Học Của Hiệu Trưởng Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn
- Xây Dựng Lực Lượng Kiểm Tra Và Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Kiểm Tra Nội Bộ Hoạt Động Dạy Học Của Trường Trung Học Cơ Sở
- Khảo Nghiệm Sự Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
- Việc tổ chức KTNB HĐDH của HT các trường giúp cho công việc này luôn đi đúng hướng, hoàn thành được kế hoạch đề ra một cách tốt nhất. Các HT có chú ý đến việc phân cấp, phân nhiệm trong kiểm tra và đảm bảo thông tin đầy đủ về kiểm tra đến các đối tượng. Ở mặt này còn hạn chế vì chưa chặt chẽ, thiếu đi sâu vào từng nội dung như các HT hầu như bỏ qua khâu thành lập lực lượng kiểm tra, chỉ đơn giản là phân công nhiệm vụ cho các TTCM, nhóm trưởng chuyên môn. Lực lượng kiểm tra đạt về số lượng và trình độ chuyên môn nhưng làm việc thiếu hiệu quả, không thể hiện hết chức năng của mình, còn đánh giá theo cảm tính. Bên cạnh đó, các HT còn xem nhẹ khâu chuẩn bị các điều kiện cho kiểm tra nên dẫn đến việc vẫn còn GV và HS tỏ ra thiếu tự tin, đối phó khi là đối tượng kiểm tra.
- Việc tiến hành KTNB HĐDH của HT các trường làm cho GV- HS đi vào nề nếp, giữ được kỷ luật và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ dạy học nhưng lại nặng tính hình thức. Các HT đã chỉ đạo, phân chia nhiệm vụ rõ ràng trong việc kiểm tra hồ sơ, giáo án của GV; thực hiện đúng thời gian, chế độ kiểm tra; thực hiện chế độ dự giờ thăm lớp. Nhưng công tác dự giờ thăm lớp chưa thực sự có hiệu quả mà chỉ giới hạn ở việc dự giờ để mang lại thông tin trong quản lý nhiều hơn là nhằm mục đích giúp GV - HS rút kinh nghiệm để điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót trong dạy học. Trong kiểm tra có chú ý tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của GV- HS nhằm tạo bầu không khí thoải mái trong hoạt động chung của nhà trường. Bên cạnh đó, các HT đảm bảo việc
kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động học của HS được diễn ra định kỳ, đều đặn. Tính hình thức thể hiện trong việc các CBQL ít quan tâm đến những hạn chế trong nội dung soạn giảng hay những thiếu sót khác trong hồ sơ sổ sách của GV. Đồng thời, khâu kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn mới chỉ dừng ở việc kiểm tra hành chính, chưa đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ nên chưa có hiệu quả cao. Về KT khâu ra đề cũng như chấm bài, vào điểm thiếu đồng bộ, chỉ tập trung vào các môn “chính”; thiếu xem xét cân nhắc cấu trúc một bài kiểm tra, còn có sự lỏng lẻo ở một số trường trong KT việc chấm trả bài của GV mặc dù các HT có chú ý quản lý việc ra đề và tổ chức kiểm tra định kỳ, việc chấm trả bài, vào điểm; thể hiện tính công bằng, công khai trong kiểm tra đánh giá HS. Chưa quan tâm đến việc phối hợp với các PHHS trong kiểm tra.
- Việc tổng kết, đánh giá KTNB HĐDH của HT các trường được thực hiện đầy đủ trong việc rút kinh nghiệm, đánh giá tiết dạy sau dự giờ. Các HT có quan tâm đến việc thực hiện điều chỉnh sau kiểm tra như bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tạo điều kiện cho GV học tập, nâng cao năng lực sư phạm. Tuy nhiên, các HT mới chỉ quan tâm đến việc đánh giá, xếp loại GV - HS, chưa phân tích kết quả và hiệu quả giáo dục; chưa thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc đẩy trong công tác KT. Các HT chưa thực sự tạo ra sự đổi mới trong cách kiểm tra đánh giá HS. Việc góp ý rút kinh nghiệm còn lơi lỏng, thiếu “mạnh tay” trong các trường hợp chuyên môn yếu; các hướng xử lý còn chung chung. Trong việc phụ đạo HS yếu kém chưa đánh giá được hiệu quả công việc.
Nguyên nhân của thực trạng
* Nguyên nhân chủ quan:
- Các HT và PHT, đa số có tuổi đời, tuổi nghề, thâm niên làm công tác quản lý khá cao và trình độ chuyên môn vững vàng nên có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, có trách nhiệm với công việc của mình. Nhưng điều đó lại dễ dẫn đến việc quản lý còn mang nặng tính kinh nghiệm, chủ quan. Bên cạnh đó các CBQL này chỉ mới qua các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về công tác quản lý trường học, thậm chí chưa được đào tạo chuyên ngành nên chưa có một cơ sở khoa học vững chắc và thể hiện tính kế hoạch còn thấp trong công tác quản lý. Đồng thời do chưa được đào tạo bài bản về
khoa học QL cũng đã dẫn đến nhận thức chưa đầy đủ về công tác KTNB HĐDH, nên đa số các HT coi đây là biện pháp để đưa hoạt động dạy học của nhà trường vào khuôn phép và để nhằm đánh giá thi đua hơn là tạo ra nhu cầu tự kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
- Các HT luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình trong nhà trường nên luôn chú ý việc nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho bản thân và có các kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV trong hoạt động chung của nhà trường. Mặc dù đã có tác động đến nhận thức của GV và HS về công tác KTNB HĐDH nhưng lại thiếu thường xuyên và triệt để nên GV và HS vẫn chưa thấy rõ vai trò và ý nghĩa của công tác kiểm tra này là nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát triển nhà trường nói chung, phát triển người GV và HS nói riêng.
- Tâm lý ngại đụng chạm, cả nể, ngại khó ở các HT còn phổ biến. Bên cạnh đó, vì thành tích của đơn vị nên các HT còn thả lỏng trong kiểm tra đánh giá, còn làm chung chung hoặc “khỏa lấp” các khuyết điểm, hạn chế của đơn vị.
- Đội ngũ GV của các trường tương đối ổn định về số lượng và chất lượng. Lòng yêu nghề mến trẻ đã giúp họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên, nhất là trong việc thực hiện “đổi mới trong dạy học và kiểm tra đánh giá” của ngành. Tuy nhiên, giáo viên luôn có tâm lý là người bị quản lý nên khi là đối tượng kiểm tra, một số họ có tâm lý e dè, né tránh hoặc đối phó, bất hợp tác với CBQL trong công tác kiểm tra.
- Học sinh thiếu thoải mái tự tin khi kiểm tra do chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cũng như các kỹ năng ứng xử.
* Nguyên nhân khách quan:
- Lãnh đạo từ Ủy ban các cấp đến Sở, Phòng GD&ĐT, các tổ chức xã hội của địa phương luôn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục. Sở GD&ĐT Cần Thơ trước đây đã tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc đào tạo cử nhân quản lý cho các CBQL tuy chưa được thường xuyên và còn giới hạn nhân lực. Những năm gần đây, Phòng GD&ĐT, UBND huyện và Sở GD&ĐT đã quan tâm đầu tư nhiều hơn cho việc “chuẩn hóa”, “chuyên môn hóa” cán bộ quản lý giáo dục như quy hoạch đội ngũ CBQL, cán bộ nguồn và cử đi học các khóa đào tạo, bồi dưỡng QLGD. Do đó, công tác quản lý trường học nói chung và việc thực hiện các chức năng quản lý nói riêng
của các HT đang từng bước được cải thiện. Việc kiểm tra đánh giá đang có những đổi mới đáng kể. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn thiếu và vẫn còn một số chưa đạt chuẩn GV THCS do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung trong dạy học.
- Sĩ số HS và đội ngũ GV các trường có sự chênh lệch lớn. Những trường có sĩ số GV và HS ít sẽ rất nhẹ nhàng cho CBQL trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học. Tuy nhiên những trường “nhỏ” lại có cơ sở vật chất hạn hẹp nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động dạy học, dễ bỏ qua những hạn chế về chuyên môn khi kiểm tra đánh giá tiết dạy.
- Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập. HT phải giải quyết nhiều công việc, hội họp nhiều nên việc KTNB trong trường còn qua loa, chiếu lệ; phó mặc cho các TTCM và PHT chuyên môn. Các HT chưa thực sự được giao hết quyền quyết định mà còn phải chịu sự chỉ đạo chung của Phòng nên thiếu sự sáng tạo, quyết đoán trong công tác quản lý nói chung và trong việc thực hiện các chức năng nói riêng.
Kết luận chương 2
Qua thực tế khảo sát, công tác KTNB HĐDH của HT các trường THCS được thực hiện có nề nếp, kỷ luật và tương đối ổn định. Tuy nhiên đi sâu vào từng khía cạnh của hoạt động này vẫn thấy lộ ra những hạn chế nhất định mà chúng tôi nhận thấy nổi bật hơn cả là việc lập kế hoạch của các HT chưa được xem trọng, còn chung chung, chưa cụ thể từng bước, còn bỏ qua các bước quan trọng trong xây dựng lực lượng kiểm tra, thống nhất chuẩn kiểm tra dẫn đến tình trạng kiểm tra mang nặng tính hình thức, chiếu lệ. Từ đó cho thấy việc KTNB HĐDH mới chỉ thể hiện sự phê bình đánh giá, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy GV trong việc nâng cao tay nghề và sự tiến bộ của HS trong học tập. Điều đó cho thấy hiệu quả kiểm tra chưa cao và kiểm tra chưa thực sự là nhu cầu đối với khách thể quản lý nên việc tự kiểm tra đối với GV, HS và ngay cả đối với các CBQL vẫn chưa được thể hiện tốt. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do thiếu khoa học trong công tác quản lý nên còn quản lý theo chủ nghĩa “kinh nghiệm” là chính. Như vây, những kết luận trên đây là phù hợp với giả thuyết mà tác giả đã nhận định ở phần mở đầu.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KIỂM TRA NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BẠCH
THÔNG, TỈNH BẮC KẠN
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo nguyên tắc mục tiêu
- Công tác KTNB trường học được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ QL Nhà nước) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hoá các hoạt động, các thông tin QL nhà trường) để Ban KTNB thực hiện kiểm tra; Ban thanh tra nhân dân và tập thể CB, GV, NV giám sát.
- Trong hoạt động của nhà trường, khi bắt đầu đổi mới một nội dung hay một hoạt động nào đó thì việc nâng cao nhận thức của đội ngũ GV về nội dung hay hoạt động đó là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì, có nhận thức đúng đắn thì mới biết cách thực hiện cho khoa học, đúng quy trình; và hơn hết là thấy được những lợi ích của việc thực hiện nội dung, hoạt động đó đối với sự phát triển của bản thân, cũng như sự phát triển của nhà trường.
- Quản lý KTNB HĐDH là một cách tiếp cận khá mới đối với các trường THCS. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện trong thực tế sẽ nảy sinh rất nhiều khó khăn. Trước hết, đó là nhận thức chưa đúng đắn về hoạt động KTNB HĐDH ngay tại trường thực hiện trong năm học mà trước đây cứ 2 năm một lần mới được cơ quan cấp trên kiểm tra. Do đó, nâng cao nhận thức của đội ngũ CB, GV, NV trong hoạt động KTNB thường kỳ cũng là sự thay đổi lớn.
- Việc nâng cao được nhận thức của GV sẽ giúp họ hiểu hết được ý nghĩa của hoạt động KTNB tại các trường phổ thông hiện nay là một động lực thúc đẩy chất lượng chung của nhà trường trong đó có nâng cao chất lượng GD. Do đó đây là một nguyên tắc cần đặc biệt quan tâm khi đề xuất các biện pháp QL.
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ
- Các biện pháp đề xuất nhằm giúp HT quản lý hoạt động KTNB HĐDH cần đảm bảo tính cơ bản, hệ thống. Tính hệ thống ở đây đảm bảo cho HT tiến hành hoạt động QL của mình một cách khoa học, bài bản dựa trên những tri thức của khoa học