Nội Dung Kiểm Tra, Đánh Giá Tri Thức Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử.


Kiểm tra, đánh giá kết hợp với theo dõi thường xuyên tạo điều kiện

cho giáo viên nắm được một cách cụ

thể

và khá chính xác năng lực và

trình độ

của mỗi học sinh trong lớp mình phụ

trách. Kiểm tra, đánh giá

làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kiểm soát được tình hình nắm vững nội dung học tập của học sinh, phát hiện những nguyên nhân sai sót. Nhờ đó, giáo viên có những biện pháp sư phạm thích hợp với từng đối tượng học sinh để giúp

đỡ các em củng cố, đào sâu và hoàn thiện những tri thức, kỹ năng cần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

thiết.

Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá giáo viên có thể thấy được những

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - 4

ưu điểm và nhược điểm trong nội dung tri thức truyền đạt, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học… để kịp thời điều chỉnh làm cho hoạt động đó ngày càng có hiệu quả hơn. Giáo viên có thể tự đánh giá chất lượng giảng dạy của mình qua những mối liên hệ ngược ngoài đó, nhận thấy được khâu tốt và khâu yếu kém trong phương pháp giảng dạy của mình. Trên cơ sở đó, giáo viên tiến hành tự điều chỉnh hoạt động của mình để nó ngày càng đạt hiệu quả cao.

Ví dụ: Sau khi học xong chương 2 “Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV” trong chương trình lịch sử lớp 10giáo viên tiến hành kiểm tra một tiết.

Kết quả của bài kiểm tra giúp cho giáo viên nắm bắt được một

cách cụ thể về khả năng nắm kiến thức của học sinh. Nó phản ánh mức độ đạt được của mục tiêu dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỷ X ­

XV. Nếu như kết quả bài kiểm tra tốt, tức là các học sinh đều biết và

hiểu những nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam 1954 ­ 1975 thì có nghĩa là mục tiêu dạy học mà của giáo viên đề ra đã đạt được. Kết quả của bài kiểm tra phải thể hiện được mức độ hiểu kiến thức về quá trình


xây dựng và hoàn thiện nhà nước phong kiến Việt Nam trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…, đó là nhà nước được tổ chức chặt chẽ theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Còn nếu như có những học sinh có kết quả không tốt thì giáo viên cũng biết được và từ đó đề ra những biện pháp hợp lý để củng cố lại kiến thức cho các em. Thông qua bài kiểm tra đó, người giáo viên cũng thấy được những

hạn chế hợp lý.

trong phương pháp dạy học của mình để

có những điều chỉnh

* Về kỹ năng:

Không chỉ có vậy, kiểm tra, đánh giá còn có tác dụng lớn với việc phát triển toàn diện học sinh. Kiểm tra, đánh giá tri thức giúp học sinh củng cố, mở rộng, bổ sung và đào sâu vốn tri thức kỹ năng, kỹ xảo. Trên cơ sở đó phát triển năng lực hoạt động trí tuệ nhất là năng lực tư duy độc lập sáng tạo của học sinh. Thông qua kiểm tra, đánh giá, học sinh có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như: nhớ, hình dung, tưởng tượng và tư duy, đặc biệt là các thao tác tư duy: phân tích, so sánh… Nếu việc kiểm tra, đánh giá chú trọng phát huy trí thông minh, học sinh sẽ có thuận lợi để phát triển năng lực tư duy sáng tạo, hình thành các kỹ năng trong học tập như nhận thức vấn đề đặt ra một cách đúng đắn, trình bày kiến thức rõ ràng, vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới.

Ví dụ, cũng ví dụ trên, thông qua bài kiểm tra đó, giáo viên có thể đánh giá được năng lực thực hành bộ môn của học sinh như vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước, lập bảng thông kê các thành tựu văn hóa… Ngoài ra qua đề kiểm tra yêu cầu thông minh, người giáo viên cũng thấy được khả năng phân tích, so snahs các sự kiện lịch sử, năng lực tư duy sáng tạo của học

sinh. Kết quả

bài kiểm tra cho thấy khả

năng của học sinh trong việc


trình bày một vấn đề lịch sử hay vận dụng kiến thức đã học để làm bài. Để có thể đánh giá được những nội dung trên thì điều kiện là đề kiểm tra

mà giáo viên ra cần toàn diện về

nội dung, phong phú về

hình thức,

phương pháp và có những câu hỏi đòi hỏi tư duy của học sinh.

* Về thái độ:

Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ

có ý nghĩa về

mặt bồi dưỡng

nhận thức, rèn luyện kỹ năng mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng đạo đức, phẩm chất của học sinh. Nó giúp học sinh có nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, tự nhận xét, đánh giá khả năng lĩnh hội tri thức của mình. Qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện ý chí phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao. Đồng thời kiểm tra, đánh giá còn giúp học sinh nâng cao được hứng thú học tập, phát huy tinh thần tập thể, giáo dục cho học sinh tính trung thực và tính tự giác trong học tập, có ý thức đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong học tập. Kiểm tra, đánh giá đúng đắn còn góp phần tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh.

Cũng với ví dụ trên, kết quả của bài kiểm tra sẽ giúp cho giáo viên thấy được nhận thức của học sinh về ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà, lòng tự hào dân tộc, tinh thần lao động, ý thức tự hào và bảo vệ các di sản văn hóa. Không khí và mức độ nghiêm túc của giờ kiểm tra sẽ giúp cho học sinh có ý thức tự giác trong học tập, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.

Bên cạnh đó, đối với cán bộ quản lý, kiểm tra, đánh giá học sinh

còn cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục nắm được những thông tin cơ bản về thực trạng dạy học để có những chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

Tóm lại, có thể thấy, kiểm tra, đánh giá trong dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó “là phương


tiện quan trọng không những giúp cho giáo viên loại trừ những thiếu sót, những “lỗ hổng” trong tri thức của học sinh, ngăn ngừa sự lãng quên…

mà còn là phương tiện quan trọng để học sinh nắm tri thức vững vàng

hơn, chuẩn bị một cách tốt nhất cho các em bước vào cuộc sống và học tập sau này” [43; tr.163].

1.1.1.4. Nội dung kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh trong dạy học lịch sử.

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải được xem xét một cách tổng hợp, nhằm nhận thấy sự phát triển và kết quả giáo dục của việc dạy học lịch sử theo đúng yêu cầu nhiệm vụ và chức năng bộ môn. Xuất phát từ quan niệm như vậy, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bao gồm những yếu tố sau:

­ Trước hết phải kiểm tra, đánh giá các kiến thức cơ bản mà học

sinh cần nắm trong đó bao gồm: sự kiện, niên đại, nhân vật, địa danh,

nguyên lý... cơ bản trong một bài học, một khóa trình.

­ Thứ hai, kiểm tra, đánh giá các quan điểm sử học macxit ­ lêninnít, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh.

­ Giáo viên cũng phải thông qua phương pháp trình bày của học sinh để xem xét học sinh biết đến mức độ nào việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm...

­ Ngoài ra cũng phải kiểm tra, đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong đó có kỹ năng thực hành bộ môn và thực hành trong cuộc sống.

­ Đồng thời cần kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập lịch sử

trong

cuộc sống của học sinh về mặt nhận thức, hành vi...

Như vậy, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm yêu cầu giáo

dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh. Nó là một thể hoàn chỉnh có

quan hệ mật thiết với nhau, không tách riêng một mặt nào. Tuy nhiên theo yêu cầu của việc kiểm tra (trong một tiết học, kiểm tra học kỳ


hay năm học...) mà mức độ

và sự

hoàn chỉnh của việc kiểm tra cũng

khác nhau. Đối với từng mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển lại có những yêu cầu cụ thể.

Việc kiểm tra kiến thức lịch sử cụ thể đòi hỏi học sinh phải thể

hiện trình độ lĩnh hội của mình ở các mặt: tính chính xác, khoa học, tính cụ thể, cơ bản của sự kiện.

Về các vấn đề

lý thuyết, những khái niệm, những vấn đề

có tính

chất thế giới quan, giáo viên đòi hỏi học sinh phải nắm vững những quan điểm lịch sử cơ bản phù hợp với các em để hiểu đúng những sự kiện quá khứ, khắc phục những nhận thức sai lầm. Kiểm tra, đánh giá về mặt tư cách đạo đức, tư tưởng không chỉ giới hạn trong giờ học, trong hoạt động ngoại khóa mà còn phối hợp với những hoạt động của nhà trường, đoàn thể quần chúng, xã hội.

Đối với yêu cầu phát triển, việc kiểm tra đòi hỏi học sinh phải đáp ứng những quy định của chương trình về kỹ năng thực hành bộ môn phù hợp với những điều kiện cụ thể trong việc học tập.

1.1.1.5. Các loại hình và các phương pháp kiểm tra, đánh giá.

a. Phân loại.

Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng có các loại kiểm tra, đánh giá sau:

* Kim tra cơ bn: là loại kiểm tra tiến hành thường xuyên bao

gồm: kiểm tra bài cũ vào đầu mỗi tiết học, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, thi cuối học kỳ, hết cấp. Loại hình kiểm tra này nhằm đảm bảo cho

học sinh nắm vững kiến thức, củng cố bổ sung làm phong phú những

điều đã học, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới và hoạt động thực tiễn.


* Kim tra ngoài gihc: loại hình kiểm tra, đánh giá này rất

phong phú, đa dạng nhưng nhìn chung có 2 loại cơ bản sau: kiểm tra, đánh giá việc tự học và kiểm tra, đánh giá trong các hoạt động ngoại khóa ở trong và ngoài trường.

­ Kiểm tra, đánh giá việc tự

học

ở nhà nhằm xem xét việc nắm

vững kiến thức của học sinh, kiểm tra việc chuẩn bị học bài mới của học sinh. Đây là dịp để học sinh bổ sung, làm phong phú thêm các kiến thức

lịch sử

cụ thể, phân tích, hiểu sâu sắc hơn nội dung các sự

kiện ở

lớp

chưa có điều kiện trình bày đầy đủ.

­ Kiểm tra trong các hoạt động ngoại khóa giúp giáo viên biết được khả năng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức của học sinh, sử dụng tri thức lịch sử đã tiếp thu để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm và hình thành nhân cách của các em như thế nào, thực hiện nguyên lý “hc đi đôi vi hành”.

b. Các hình thức kiểm tra, đánh giá.

Về cơ

bản cũng giống như

các bộ

môn khác

ở trường phổ

thông

dạy học lịch sử viết.

có hai hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng và kiểm tra

* Kim tra ming: là hình thức kiểm tra giúp giáo viên nhanh

chóng hiểu được tình hình học tập, trình độ của học sinh, thúc đẩy các

em học tập, biết suy nghĩ rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời nói.

Thông thường kiểm tra miệng được dùng để kiểm tra kiến thức cũ và đôi khi dùng trong bài học trình bày tài liệu mới để xem học sinh theo

dõi nắm kiến thức như

thế

nào. Giáo viên có thể sử

dụng các cách

tiến hành kiểm tra miệng như sau: giáo viên đặt câu hỏi ­học sinh trả lời, yêu cầu học sinh lập đề cương tóm tắt, yêu cầu học sinh trình bày qua bản đồ, lập niên biểu, phiếu học tập...



sau:

Khi tiến hành kiểm tra miệng cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản


­ Câu hỏi phải được chuẩn bị cẩn thận: chính xác, rõ ràng, nhằm

vào học sinh cả lớp.

­ Trong quá trình kiểm tra cần: tất cả


học sinh phải tích cực

tham gia, giáo viên theo dõi để trả lời của học sinh.

gợi ý, uốn nắn, nhận xét đánh giá câu

* Kim tra viết: Có vai trò quan trọng, giúp giáo viên cùng lúc nắm

được trình độ của nhiều học sinh. Kết quả kiểm tra viết thường phản ánh rất khách quan trình độ của học sinh về mọi mặt. Nhờ đó giáo viên không chỉ nắm được tình hình học tập chung của lớp, mà còn thấy được hiệu quả sư phạm của mình để có sự điều chỉnh bổ sung thích hợp. Thời điểm tiến hành kiểm tra viết là sau khi học xong một phần, một chương, một khóa trình lịch sử.

c. Phương pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá.

Hiện nay, trong dạy học lịch sử có thể sử dụng kiểm tra, đánh giá

bằng câu hỏi tự luận và kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi, bài tập trắc

nghiệm khách quan.

* Kiểm tra bằng câu hỏi tự


luận:


có ưu thế


trong việc đo được

trình độ của học sinh về lập luận. Câu hỏi đặt ra yêu cầu học sinh trình bày trực tiếp ý kiến của mình, tạo cơ sở cho giáo viên bình luận về các ý

kiến đó. Câu hỏi tự

luận có thể

sử dụng trong cả

hình thức kiểm tra

miệng và kiểm tra viết. Trong phương pháp này việc đặt câu hỏi có tầm quan trọng đặc biệt và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

­ Các câu hỏi được lựa chọn phải đúng nội dung cơ chương trình và đạt yêu cầu mục đích của việc kiểm tra.

bản của


­ Câu hỏi đưa ra phải phù hợp với trình độ của học sinh, phát huy được tư duy độc lập sáng tạo của học sinh.

­ Khi nêu câu hỏi giáo viên phải dự đoán được câu trả lời của học sinh, định ra tiêu chuẩn đánh giá và cho điểm câu trả lời đó.

* Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.

Trắc nghiệm khách quan là hệ thống câu hỏi, bài tập đòi hỏi các

câu trả lời ngắn để đo kỹ năng, kỹ xảo, năng lực cá nhân hay một nhóm học sinh. Bài kiểm tra, đánh giá được coi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan không phụ thuộc vào người chấm.

Có rất nhiều hình thức câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan:

­ Câu hỏi, bài tập yêu cầu xác định đúng sai.

­ Câu hỏi bài tập đòi hỏi học sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng.

­ Câu hỏi bài tập đòi hỏi học sinh phải biết xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố được nêu.

­ Câu hỏi bài tập đòi hỏi học sinh điền vào chỗ trống.

­ Câu hỏi bài tập phân loại.

­ Câu hỏi bài tập đòi hỏi học sinh làm việc với đồ dùng trực quan.

1.1.1.6. Những yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá.

a. Đảm bảo độ tin cậy.

Độ tin cậy của kiểm tra, đánh giá được thể hiện ở các mặt sau:

­ Ít nhất trong hai lần kiểm tra khác nhau cùng một học sinh phải đạt điểm xấp xỉ như nhau nếu bài kiểm tra có cùng một nội dung và mức độ khó tương đương.

­ Nhiều giáo viên cùng chấm một bài cho điểm như nhau hoặc gần bằng nhau.

­ Kết quả bài làm phản ánh đúng trình độ năng lực nhận thức của người học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022