Tìm Hiểu Thực Trạng Việc Dạy Và Học Vật Lí Ở Trường Dân Tộc Nội Trú. 1.6.1- Mục Đích:

+ Tạo điều kiện để học sinh có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ được giao.

Để đảm bảo được yếu tố này thì người giáo viên dạy Vật lí phải:

Thứ nhất phải biết phân chia bài học thành những vấn đề nhỏ vừa sức vơi trình độ xuất phát của học sinh sao cho họ có thể tự lực giải quyết được với sự cố gắng của mình. Tuy nhiên giáo viên không thể làm tràn lan, kiến thức nào cũng giao cho học sinh xây dựng , mà cần phải có sự lựa chọn một số vấn đề vừa sức học sinh thì để học sinh tự lực giải quyết , một số vấn đề cao hơn thì học sinh tham gia cùng giáo viên giải quyết.

Thứ hai, rèn luyện kĩ năng thực hiện một số thao tác đơn giản, đồng thời cho học sinh làm quen dần với phương pháp nhận thức Vật lí khoa học.

- Các thao tác cơ bản gồm thao tác chân tay, thao tác tư duy. Trong học tập Vật lí những thao tác tay chân phổ biến là: Quan sát, sử dụng các thiết bị đo lường, lắp ráp thí nghiệm.... Thao tác chân tay thì dễ huấn luyện, còn thao tác tư duy thì khó hơn vì không quan sát được trong quá trình học sinh thực hiện.

- Các phương pháp nhận thức Vật lí là do nhiều nhà khoa học đúc kết qua hoạt động thực tiễn, đã được thực tiễn khẳng định.Tuy nhiên việc vận dụng các phương pháp đó để nghiên cứu hiện tượng, tính chất, định luật Vật lí là một việc không dễ dàng, ngay trong nghiên cứu khoa học cũng phải mất nhiều công sức, thời gian. Bởi vậy trong nhà trường người giáo viên Vật lí phải cố gắng cho học sinh biết người ta phải thực hiện những hành động nào, trải qua những giai đoạn nào trên con đường đi tìm chân lí . Tuỳ theo trình độ học sinh, điều kiện cụ thể của nhà trường mà tổ chức cho học sinh tham gia trực tiếp một số giai đoạn của các phương pháp nhận thức đó. Trong trường phổ thông hiện nay với đối tượng là học sinh dân tộc, với môn Vật lí thì khi dạy học phải ưu tiên phương pháp thực nghiệm.

Trong khi áp dụng phương pháp thực nghiệm ta thường phải phối hợp sử dụng các phương pháp suy luận lôgic như: phân tích , tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, qui nạp, diễn dịch, cụ thể hoá...những phương pháp suy luận lôgic này

được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động nhận thức nên giáo viên cần chú ý cho học sinh rèn luyện thường xuyên.

Theo chúng tôi để rèn luyện những kĩ năng đó cho học sinh dân tộc nội trú có hiệu quả, có thể sử dụng những cách làm sau:

- Giáo viên lựa chọn những con đường hình thành những kiến thức Vật lí phù hợp với các qui luật của lôgíc học và tổ chức quá trình học tập sao cho trong từng giai đoạn, xuất hiện tình huống bắt buộc học sinh phải thực hiện các thao tác tư duy và phương pháp suy luận lôgic mới có thể giải quyết được vấn đề và hoàn thành được nhiệm vụ học tập.

- Giáo viên đưa ra các câu hỏi để định hướng cho học sinh tìm cách thao tác tư duy hay phương pháp suy luận lôgic thích hợp trong mỗi tình huống cụ thể.

- Giáo viên phân tích các câu trả lời của học sinh, chỉ ra chỗ sai của họ trong khi thực hiện các thao tác tư duy, phương pháp suy luận, hướng dẫn cách sửa chữa.

- Giáo viên giúp học sinh khái quát hoá kinh nghiệm thực hiện những suy luận lôgic dưới dạng một số qui tắc đơn giản.

Thứ ba, người giáo viên phải giúp học sinh tự đánh giá kết quả tự hoạt động nhận thức của mình. Bởi vì, tự đánh giá kết quả hoạt động là một yếu tố quan trọng để học sinh để học sinh nhanh chóng nhận ra những thành công, thất bại và đề ra những giải pháp bổ xung , điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình.

Vận dụng những lí luận vừa phân tích vao việc soạn thảo tiến trình dạy học một số kiến thức Vật lí, chúng tôi sẽ cố gắng kết hợp các cách làm trên nhằm định hướng hành động nhận thức của học sinh., phát huy đến mức cao nhất tính tích cực, tự lực của các em trong quá trình học tập.

1.6 – Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học vật lí ở trường dân tộc nội trú. 1.6.1- Mục đích:

Tìm hiểu thực tế dạy học bộ môn Vật lí ở một số trường dân tộc nội trú, trong đó tìm hiểu cụ thể về phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh đối với một số kiến thức phần “ Các định luật bảo toàn” lớp 10 ban cơ

bản. Trên cơ sở đó phát hiện những khó khăn, sai lầm phổ biến ở học sinh cũng như thực tế giảng dạy của giáo viên hiện nay. Qua đó tìm các giải pháp khắc phục và có cơ sở để tổ chức định hướng học tập cho học sinh, sao cho phù hợp với đối tượng đồng thời nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả dạy học.

Chúng tôi cho rằng, kiến thức phần “ Các định luật bảo toàn” là những kiến thức rất quan trọng của Vật lí lớp 10, và nó là những định luật có tầm quan trọng bậc nhất không những của cơ học, mà còn của cả Vật lí.Nếu nắm vững kiến thức phần này nó giúp ích rất nhiều cho học sinh ứng dụng trong cuộc sống sinh hoạt, nghiên cứu khoa học, và học lên sau này.

1.6.2- Phương pháp điều tra.

-Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo nhà trường, trưởng bộ môn vật lí, giáo viên trực tiếp giảng dạy và với học sinh.

- Thu thập thông tin, qua các phiếu phỏng vấn, điều tra giáo viên và học sinh.

- Tìm hiểu cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ dạy và học của nhà trường như: Lớp học, phòng thí nghiệm, thiết bị phục vụ cho dạy bộ môn Vật lí.

1.6.3- Kết quả điều tra.

1.6.3.1- Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

- Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho việc dạy và học theo tinh thần đổi mới của ngành cụ thể như:

- Hầu hết các trường dân tộc nội trú ( cấp tỉnh đến trung ương) đều được đầu tư xây dựng mới.

- Số phòng học đủ cho học sinh học một ca.

- Hầu hết các phòng học đều đạt tiêu chuẩn .

- Trong phòng học có đầy đủ bàn ,ghế, ánh sáng ,cho giáo viên và học sinh học tập.

- Các trường đều có phòng thí nghiệm nhưng chưa có nhân viên thí nghiệm

chuyên trách.

- Trang thiết bị thí nghiệm khá tốt, nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ ( thiết bị thí nghiệm dùng mau hỏng, kém chính xác )

- Các phương tiện dạy học hiện đại đã có trang bị cho các nhà trường nhưng vẫn

còn ít.

- Hầu hết các trường đều chưa có phòng học bộ môn.

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của một số trường qua điều tra.


Trường

Tổng

số HS

Số

phòng học

Phòng thí

nghiệm

Thiết bị

TN

Phòng học

bộ môn

VC - VB

13500

30

Có PTN

Khá đủ

NT- Sơn La

450

16

Có PTN

Thiếu

Không

NT- Hà Giang

420

15

Có PTN

Thiếu

Không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề khi dạy học một số kiến thức chương “ các định luật bảo toàn” lớp 10 ban cơ bản cho học sinh dân tộc nội trú - 3


Qua điều tra việc sử dụng sách GK và sách tham khảo của giáo viên và học sinh chúng tôi thấy như sau:

Với giáo viên:

Sách giáo khoa và sách giáo viên nhìn chung là đủ, hầu hết các trường đều có thư viên và phòng đọc với lượng đầu sách khá lớn,giáo viên chủ yếu dùng SGK, SBT và SGV để soạn giảng, STK ít dùng hơn lí do là trong thư viện nhà trường có nhưng chủ yếu là để ở phòng đọc thư viện (các đầu sách chưa nhiều,chủng loại còn ít). GV ngại mất thì giờ lên đọc.

Với học sinh:

Sách GK, SBT thì có đủ (còn rách nát nhiều, sách được nhà trường cho mượn không mất tiền). Còn tài liệu tham khảo HS có thể lên thư viện đọc vào các buổi chiều và ngày nghỉ. Nhưng số học sinh tự giác lên thư viện tìm tài liệu học tập chưa nhiều, có một số em tự mua thêm STK để tiện cho việc học tập.

Cụ thể việc sử dụng sách phục vụ cho việc giảng dạy và học tập như sau:

Bảng 01: Sử dụng sách phục vụ cho giảng dạy của giáo viên

Qua điều tra 24 giáo viên dạy Vật lí ở 3 trường: Trường vùng cao việt Bắc, Trường nội trú Tỉnh Hà Giang, Trường nội trú Tỉnh Sơn La.



Trường

Số giáo

viên

SGK,SBT,SGV

(%)

Băng đĩa

(%)

Sách tự

mua(%)

Sách thư

viện(%)

VCVB

13

100

80

85

60

Sơn La

5

100

60

30

20

Hà Giang

6

100

50

30

25


Nhận xét: Qua điều tra ở các trường đã nêu ở trên chúng tôi thấy các GV đã có đủ SGK,SBT, SGV. Sách tham khảo và các phương tiện phục vụ giảng dạy khác nhìn chung đảm bảo tối thiểu cho việc dạy học.

Bảng 02: Sử dụng sách phục vụ cho học tập của học sinh

Qua điều tra 280 học sinh ở 3 trường( Trường VCVB 160, nội trú Sơn La 60, nội trú Hà giang 60) kết quả cho thấy:

Trường

Số HS điều

tra

SGK,SBT

STK

Thư viện

VCVB

160

160

60

55

Sơn La

60

60

10

10

Hà Giang

60

60

8

8


Khi chúng tôi trao đổi với học sinh là đối tượng điều tra thì các em cho biết:

- SGK,SBT nhà trường cho mượn mỗi em một bộ.

- Tài liệuSTK thì:

- Một số em học khá, giỏi, những em yêu thích bộ môn thì thường xuyên mượn, tìm mua và sử dụng.

- Một số em khác thì cho rằng chưa cần thiết, đến lớp 12 dùng cũng chưa muộn vì thi đại học chủ yếu thi ở chương trình lớp 12.

- Số khác cho rằng học môn vật lí rất khó học theo SGK cũng đã quá nặng rồi, làm gì còn thời gian để đọc thêm (có đọc thêm cũng không hiểu, nên không đọc, không mua).

- Một số cho biết là tài liệu tham khảo hiện ở ngoài bán rất nhiều nhưng không biết chọn mua loại nào cho thích hợp, nên không mua.

- Còn một số nói rằng tài liệu tham khảo giá quá cao không đủ tiền mua.

1.6.3.2- Tình hình dạy và học

* Thực trạng dạy của giáo viên.

Bảng 03: Phương pháp dạy học của giáo viên



Phương pháp dạy học

Thường

xuyên dùng (%)


Đôi khi dùng

(%)


Không dùng (%)

Diễn giảng- Minh họa

100

0

0

Thuyết trình- Vấn đáp

75

25

0

Tổ chức tình huống học tập

10

20

70

Thí nghiệm

10

30

60

Tổ chức học sinh hoạt động độc lập

0

0

100

Định hướng tìm tòi kiến thức cho HS

0

10

90

Các phương pháp khác

0

0

100


Nhận xét chung về tình hình giảng dạy của giáo viên

Phần lớn giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chưa có sự đổi mới sáng tạo trong giảng dạy.Trong nhiều tiết dự giờ chúng tôi thấy: GV khi giảng dạy có đặt câu hỏi cho học sinh nhưng chất lượng câu hỏi chua cao, lắt nhắt, ít có câu hỏi mang tính định hướng cho học sinh, một số câu hỏi lại quá khó do đó không tạo được cơ hội cho học sinh tích cực suy nghĩ và giải quyết vấn đề cơ bản trong học tập. Trong giờ học GV rất ít sử dụng thí nghiệm để nghiên cứu kiến thức

mới. 100% GV được hỏi ý kiến họ cho biết ít cho HS làm thí nghiệm trên lớp khi nghiên cứu bài mới với lí do:

- Không có hoặc dụng cụ thí nghiệm không đầy đủ ( hỏng, thiếu đồng bộ)

- Nhiều thí nghiệm cồng kềnh, lắp ráp mất thời gian dễ cháy giáo án.

- Thí nghiệm khó thành công dễ mất uy tín.

- Do không có phòng học bộ môn phải di chuyển thí nghiệm đi lại nhiều mất thời

gian.

Hầu hết GV đều có nhận xét, giờ học Vật lí nếu sử dụng được thí nghiệm, biết cách tổ chức tình huống học tập thì sẽ kích thích được sự say mê, hứng thú, sáng tạo của học sinh. Song do những khó khăn nêu trên và do GV đã quen nếp dạy, học sinh quen nếp học nên chỉ cần cho HS quan sát một số thí nghiệm đơn giản, một số dụng cụ trực quan và chủ yếu GV vẽ hình lên bảng rồi giảng giải cho HS là đủ.

- Thực trạng học của của học sinh.

Bảng 04: Mục đích, động cơ, hứng thú và cách thức học môn Vật lí của HS.



Tổng số HS

Hứng thú học

Vật lí

Cách thức học

Vật lí


Thời gian học Vật lí



Không

Bình

thường

Theo

vở

ghi

Theo SGK+

vở ghi

Theo STK

Theo nhóm

Thường

xuyên

Trước

khi có

giờ

Trước

khi thi, KT

không

học


280


132


73


75


197


121


47


34


45


172


250


30


%


47,1


26


26,9


70,4


43,2


16,7


12,1


16,1


61,4


89,3


10,7

Bảng 05: Khả năng nhận thức, mức độ tích cực, tự lực của học sinh.



Tổng Số HS

Hiểu bài

ngay trên lớp

Tích cực tham

gia xây dựng bài

Chăm chú nghe

giảng trên lớp



không

Lúc có,


lúc không

Thường

xuyên


Không

Đôi

khi


Không

Đôi

khi


280

112

45

123

72

63

145

169

46

65


%

40

16

44

25,7

22,5

51,7

60,3

16,4

22,3


NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HỌC CỦA HỌC SINH.

* Mục đích, động cơ , thái độ học tập.

+ Đa số học sinh cho rằng môn học Vật lí là môn học trừu tượng, khó hiểu do đó chưa có hứng thú học.

+ Một số thì cho rằng học vật lí là chỉ để thi đại học nên chỉ chú ý vào học thuộc lí thuyết, cố gắng làm nhiều bài tập là đủ.

+ Rất ít học sinh có hứng thú học tập thực sự vì ý nghĩa thiết thực của bộ môn.

+ Nhìn chung học sinh chưa hăng hái, hứng thú trong giờ học vật lí, ngại bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình

+ Cách thức học vật lí là học theo vở ghi là chính, lười suy nghĩ tìm tòi, chủ yếu học theo kiểu đối phó ( khi kiểm tra, khi có giờ Vật lí mới học).

* Năng lực nhân thức, mức độ tích cực, tự lực trong học tập.

+ Học sinh cho rằng vật lí là bộ môn khó và trừu tượng; Lí thuyết đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất của sự vật hiện tượng, không thể chỉ học thuộc lòng, bài tập thì yêu cầu phải có khả năng phân tích, tổng hợp, lập luận, biến đổi toán học phức tạp...

+ Nhiều học sinh học thuộc lòng lí thuyết , công thức, song khi vận dụng vào giải bài tập thì lai không làm được.

+ Khả năng tự học, mức độ tích cực, tự lực trong việc học tập bộ môn còn nhiều hạn chế.

+ Khả năng tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức còn khó khăn.

+ Qua việc dự giờ chúng tôi thấy đa số HS quen thụ động nghe giảng, chăm chú ghi chép trên bảng, ít động não suy nghĩ, khả năng diễn đạt trình bày còn yếu.

+ Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình nhận thức Vật lí thì 85% học sinh cho rằng môn vật lí trừu tượng khó hiểu, 75% cho rằng do phương pháp giảng dạy của giáo viên, 65% cho rằng ít làm thí nghiệm quá.

* Phương pháp học tập.

Học sinh dân tộc nội trú phần đa rất chịu khó học tập song hầu hết chưa có một phương pháp học tập hợp lí, khoa học.

- Đa phần học sinh còn học một cách thụ động, nghe giảng, ghi nhớ, ít có đề xuất tham gia vào quá trình tìm kiếm lĩnh hội kiến thức.

- Còn nặng về học thuộc lòng, chưa biết tìm dấu hiệu bản chất, xác định trọng tâm vấn đề cần nghiên cứu.

- Chưa chủ động trong học tập, còn rụt rè, nhút nhát, ít trao đổi với thầy cô, bạn bè.

- Khả năng tổ chức tự học còn yếu, chưa biết cách tự nghiên cứu thông qua sách vở, tài liệu.

- Chưa biết phân bổ thời gian hợp lí , không biết lập kế hoạch học tập.

1.6.3. 3- Dạy học theo kiểu định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề với học sinh dân tộc nội trú.

Theo điều tra, khảo sát của chúng tôi với học sinh dân tộc nội trú theo học ban cơ bản chúng tôi thấy sử dụng phương pháp day theo kiểu định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề là phù hợp hơn cả với những lí do sau:

- Đây là một phương pháp dạy học mang tính tích cực cao, nó có khả năng giúp học sinh phát huy tính tích cực , tự lực , hứng thú trong học tập, say mê tìm tòi khoa học, nâng cao chất lượng học tập môn Vật lí.

- Vói học sinh dân tộc nội trú theo học ban cơ bản thì khả năng tư duy lô gíc, đặc biệt là tư duy Vật lí còn nhiều hạn chế, như đã trình bày ở phần trên.

- Khi sử dụng phương pháp định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề, khi mới bắt đầu làm quen với phương pháp này thì trong từng phần kiến thức ta có thể kết hợp định hướng tái tạo từng phần, khi đã quen ta sử dụng định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề từng phần kiến thức.

- Vói những học sinh khá- giỏi ta có thể nâng dần lên định hướng sáng tạo từng phần rồi định hướng sáng tạo khái quát chương trình hoá, nhưng định hứng tìm tòi giải quyết vấn đề vẫn là cơ bản.

1.6.4- Hướng khắc phục khó khăn trong việc dạy- học Vật lí và kiến nghị.

* Về phía giáo viên:

+ Phải dành thời gian đầu tư cho việc soạn thảo giáo án với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, biết tổ chức định hướng cho học sinh học tập, tổ chức cho học sinh hoạt động, kích thích hứng thú học tập,lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập một cách tích cực, tự giác. Trong mỗi bài học phải có sự liên hệ phần kiến thức đã học với phần kiến thức cần xây dựng để học sinh nắm được một cách liên tục, có hệ thống.

+ Cần quan tâm, sử dụng có hiệu quả dồ dùng, thiết bị dạy học, tổ chức cho học sinh, quan sát, làm thí nghiệm rồi tự rút ra kết luận dưới sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên .

+ Cần quan tâm rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc độc lập, có kĩ năng suy luận lôgic vật lí, rèn luyện ngôn ngữ Vật lí trong quá trình dạy học.

* Về phía nhà trường:

Cần quan tâm đặc biệt tới việc đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học. Trang bị những thiết bị, đồ dùng dạy học một cách tốt nhất có thể. Tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

1.7 Tìm hiểu tình hình dạy và học chương “Các định luật bảo toàn ”

Vật lí 10 ban cơ bản)

1.7.1. Mục đích tìm hiểu

Tìm hiểu tình hình thực tế dạy và học chương “Các định luật bảo toàn ” (Vật lí 10 ban cơ bản) ở một số trường dân tộc nội trú nhằm thu thập một số thông tin sau:

- Tình hình dạy học chương “Các định luật bảo toàn ” trong đó chủ yếu tìm hiểu về phương pháp dạy của các GV, những khó khăn, sai lầm của HS khi học chương này, từ đó đưa ra những nhận định ban đầu về nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, sai lầm mà HS thường mắc phải, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và soạn thảo tiến trình dạy học cụ thể một số bài trong chương theo hướng định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực,tự lực của HS

1.7.2. Kết quả tìm hiểu

* Về tình hình giảng dạy của giáo viên:

- Phương pháp dạy chủ yếu của GV vẫn là truyền thụ một chiều, trong đó hình thức hoạt động chủ yếu của GV vẫn là thông báo, giảng giải nhấn mạnh nội dung quan trọng để HS ghi nhớ. Trong giờ dạy cũng có một số GV đã tìm cách tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS với những câu hỏi phát vấn yêu cầu HS suy nghĩ giải quyết, nhưng phần lớn những câu hỏi đó ít đòi hỏi ở HS sự phân tích, suy luận, tìm tòi mà chỉ chủ yếu yêu cầu ở HS sự tái hiện thông thường nên chưa phát huy được tính tích cực của HS cũng như ít có tác dụng đối với sự phát triển tư duy của HS trong quá trình học tập.

* Tình hình học tập của học sinh:

- Trong giờ học các em rất ít phát biểu ý kiến xây dựng bài, hầu như không tham gia vào quá trình nghiên cứu, xây dựng kiến thức mới. Chủ yếu các em vẫn quen với cách học ngồi trật tự nghe GV giảng giải, đọc cho các em ghi chép. Các câu phát biểu trong giờ học phần lớn là các câu có nội dung nặng về tái tạo. Đây chính là một trong nguyên nhân làm cho HS lười suy nghĩ, thụ động trong tiếp thu kiến thức. Kiến thức mà các em có được chủ yếu thông qua hoạt động ghi nhớ, tái

hiện, do đó các em tỏ ra rất lúng túng khi vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán cơ bản trong chương.

* Những khó khăn phổ biến dẫn đến sai lầm trong nhận thức của HS khi học chương “Các định luật bảo toàn”:

- Chương này gồm nhiều kiến thức về cơ học, đòi hỏi HS phải nắm thật chắc

chắn các kiến thức và có khả năng suy luận cao.

- Khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ vật lí của HS còn yếu nên gặp nhiều khó khăn khi giải các bài tập về phần này.

- Tuy rằng ở PTCS các em cũng đã có học và đề cập đến định luật bảo toàn, ví dụ như định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng nhưng các em chưa thực sự hiểu định luật.

- Khi học chương này HS hay có sự nhầm lẫn trong việc phân biệt các đại lượng đuợc bảo toàn và các đaị lượng không được bảo toàn, ví dụ như có HS nói có định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn động năng...

- HS không nắm được điều kiện áp dụng định luật.

- Đặc biệt HS sinh còn nhiều lúng túng khi vận dụng định luật vào việc giải bài tập.

* Sơ bộ nhận định về nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm của học sinh:

- Học sinh quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc, ít tự lực suy nghĩ tìm giải pháp để giải quyết vấn đề.

- Giáo viên còn chậm đổi mới về phương pháp, không tạo được tình huống học tập để gây sự chú ý, lôi cuốn, kích thích hứng thú học tập của HS.

- HS chỉ tiếp thu thụ động nên không hiểu kĩ, chóng quên

- GV dạy chay không có đồ dùng minh hoạ, thí nghiệm khảo sát, chứng minh...nên HS khó hiểu và không nhớ được.

* Sơ bộ đề xuất hướng khắc phục:

Việc đề ra phương hướng khắc phục xuất phát từ việc tìm hiểu thực trạng dạy của GV và việc học tập của HS trong quá trình dạy và học chương “ Các định luật

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí