Về Dấu Hiệu "đã Bị Xử Lý Kỷ Luật Về Hành Vi Này Mà Còn Vi

thời hiệu truy cứu TNHS); đây cũng chính là kẽ hở để những người thực thi công vụ (cả trong lĩnh vực hành chính và tố tụng hình sự) lợi dụng để bao che, không xử lý về mặt hình sự đối với người vi phạm. Do vậy, để ngăn chặn có hiệu quả và xử lý triệt để tội phạm vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, cần thiết phải sửa đổi dấu hiệu này theo hướng "đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm", nghĩa là, tương đối giống với quy định cũ về tội phạm tương ứng tại Điều 180 BLHS năm 1985, tuy nhiên, cần có hướng dẫn riêng, cụ thể dấu hiệu này về mặt pháp lý hình sự.



phạm"

3.3.2. Về dấu hiệu "đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi


Đây là một trong những dấu hiệu định tội trong CTTP cơ bản của tội

Vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174 BLHS). Chủ thể của tội phạm được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt, là người mà tại thời điểm vi phạm đang giữ chức vụ, quyền hạn được Nhà nước giao, cùng với điều kiện phải là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức. Việc quy định dấu hiệu "đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm" thể hiện quan điểm của Nhà nước ta trong việc xử lý các vi phạm pháp luật, trước hết phải giáo dục hoặc xử lý bằng biện pháp khác, trong trường hợp này là xử lý kỷ luật, rồi mới đến biện pháp hình sự.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào hướng dẫn cụ thể về dấu hiệu này, nên rất khó khăn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phân tích, đánh giá và kết tội đối với người có hành vi vi phạm. Mặt khác, dễ xảy ra tình trạng mỗi địa phương, mỗi cơ quan tố tụng có cách hiểu dấu hiệu này theo nhận thức chủ quan khác nhau. Để có sự nhận thức và áp dụng thống nhất về dấu hiệu này trong các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các cấp có thẩm quyền, đề nghị nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Có thể theo hướng: nếu trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người này đã có lần lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện một trong các việc: giao đất, thu hồi, cho thuê,

cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật và đã bị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật về chính vi phạm đó, nếu chưa hết thời hạn để được coi là xóa kỷ luật (theo Nghị định số 35/2005/NĐ-CP và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ) mà lại tiếp tục có hành vi vi phạm về một trong các hành vi đó thì sẽ bị truy cứu TNHS đối với hành vi vi phạm lần sau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

3.3.3. Về các dấu hiệu: đất có diện tích "lớn", "rất lớn", "đặc biệt lớn"; đất có giá trị "lớn", "rất lớn", "đặc biệt lớn" và gây hậu quả "nghiêm trọng", "rất nghiêm trọng", "đặc biệt nghiêm trọng"

Đây là các dấu hiệu định tội trong CTTP cơ bản và tăng nặng định khung của tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai và Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai; tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu này. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định hành vi của một người có bị coi là tội phạm hay không (?), hay nói cách khác, hành vi của người đã đủ yếu tố CTTP hay chưa hoặc nếu có thì có thuộc trường hợp tăng nặng định khung hình phạt hay không, khung hình phạt nào (?).

Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 15

Theo chúng tôi, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nói trên, trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS sắp tới, nhà làm luật nên bỏ các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt “đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn”, “đất có diện tích rất lớn hoặc có giá trị rất lớn” và “đất có diện tích đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn” ra khỏi điều luật, chỉ giữ lại các dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” trong các Điều luật 173 và Điều 174 của BLHS với vai trò là dấu hiệu định tội và định khung hình phạt. Trên cơ sở đó, liên ngành TANDTC và các Bộ, ngành hữu quan có văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu này, theo hướng: Mức độ hậu quả do tội phạm gây ra được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất tại thời điểm xét xử do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đó quy định. Được coi là “gây

hậu quả nghiêm trọng” trong trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị vi phạm quy thành tiền từ một tỷ (1.000.000.000) đồng đến dưới ba tỷ (3.000.000.000) đồng; được coi là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” trong trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị vi phạm quy thành tiền từ ba tỷ (3.000.000.000) đồng đến dưới mười tỷ (10.000.000.000) đồng; được coi là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” trong trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị vi phạm quy thành tiền từ mười tỷ (10.000.000.000) đồng trở lên.

Quy định và hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt như trên, sẽ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật đưa ra được đường lối xử lý đúng người, đúng tội, đảm bảo công bằng, dân chủ, tránh làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm. Sẽ không tránh khỏi tình trạng tùy tiện và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc "bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa" trong các giai đoạn tố tụng hình sự, đặc biệt là ở giai đoạn xét xử của Tòa án, nếu như mỗi địa phương, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng, mỗi người cán bộ đại diện cho "cán cân công lý" nhân danh Nhà nước để xét xử một người, nhưng lại có những cách hiểu hoặc vận dụng quy định pháp luật khác nhau theo ý thức chủ quan của cá nhân mình. Thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai cho thấy, rất khó khăn để truy cứu TNHS một người nếu căn cứ vào các dấu hiệu định tội trong điều luật đã nêu.

3.3.4. Về cấu trúc điều luật

Tội phạm vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 173 BLHS) được nhà làm luật xây dựng thành hai khoản chính tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Quy định như vậy là chưa phù hợp, phát sinh ở ngay tại khoản 2 của Điều luật.

Tại điểm c khoản 2 Điều 173 quy định tình tiết tăng nặng định khung: "gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng". Quy định như vậy là chưa đảm bảo nguyên tắc "cá thể hóa trách nhiệm hình sự", đánh đồng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm "gây hậu quả đặc biệt

nghiêm trọng" cũng giống với "gây hậu quả rất nghiêm trọng". Điều đó là bất hợp lý và không công bằng đối với người phạm tội. Trong trường hợp người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không có khung hình phạt tăng nặng nào khác thì cũng chỉ bị truy cứu TNHS và xử lý theo điều khoản của BLHS tương ứng với khung hình phạt có quy định tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng. Chính vì vậy, để đảm bảo công tác đấu tranh xử lý tội phạm, người phạm tội được đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, công bằng trước pháp luật, trong lần sửa đổi BLHS tới đề nghị nhà làm luật bổ sung khoản 3 Điều 173 với tình tiết tăng nặng định khung là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" được tách từ một phần của điểm c khoản 2 Điều 173 sang; chuyển khoản 3 hiện tại thành khoản 4 Điều 173 BLHS được sửa đổi, bổ sung.

3.3.5. Về khung hình phạt

Tại khoản 3 Điều 174 BLHS tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm: "a) Đất có diện tích đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Có thể thấy, việc quy định khoảng cách của khung hình phạt từ mức tối thiểu đến mức tối đa còn quá rộng, điều này dễ dẫn đến việc vận dụng không sát, không tương xứng với tính chất, mức độ của tội phạm và hậu quả mà nó gây ra cho xã hội. Việc quy định khung hình phạt quá rộng cũng dễ làm cho Tòa án các cấp khi xét xử, vận dụng sẽ thiếu khách quan, thiếu công bằng và tùy tiện khi áp dụng. Vì vậy, cần quy định khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt hẹp hơn, tốt nhất nên cách nhau từ ba năm đến năm năm là phù hợp. Có thể sửa đổi khung hình phạt tại khoản 3 Điều luật này thành: "3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm:…".

3.3.6. Về hình phạt

- Hình phạt chính áp dụng đối với các hành vi phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 173 BLHS) gồm: phạt tiền, cải tạo không

giam giữ và tù có thời hạn. Tuy nhiên, theo ý kiến của chúng tôi, trong điều kiện giá cả thị trường thường xuyên biến động và lạm phát như hiện nay thì mức phạt tiền quy định trong điều luật quá nhẹ và không phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Đề nghị sửa đổi nâng mức phạt tiền tại khoản 1 lên thành từ hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

- Tại khoản 4 Điều 174 BLHS tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, quy định hình phạt bổ sung: "Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng,…". Đề nghị sửa đổi nâng mức tối thiểu của hình phạt bổ sung tiền lên thành "từ năm mươi triệu đồng", mới tương xứng với tính chất của tội phạm và người phạm tội; tránh khoảng cách quá xa giữa mức tối thiểu với mức tối đa của khung hình phạt như điều luật hiện tại, sẽ gây khó khăn cho Tòa án áp dụng trong quá trình xét xử.

3.3.7. Tăng cường hiệu lực và thực thi các quy định pháp luật hình sự

Quy định về tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai đã được điều chỉnh bởi BLHS năm 1999 và tiếp tục được hoàn chỉnh thêm một bước trong lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2009. Tuy nhiên, để giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy phạm này trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trước hết cần sửa đổi Bộ luật TTHS sao cho phù hợp với các quy định mới của BLHS năm 1999, được sửa đổi năm 2009. Tập trung sửa đổi những quy định về cơ quan điều tra, các biện pháp ngăn chặn, thẩm quyền điều tra, xét xử… nhằm đảm bảo sự chặt chẽ của pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành thống nhất các Bộ luật, mà trước mắt là BLHS, để giải quyết những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật. Rà soát các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về hình sự xem văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Quá trình áp dụng BLHS có không ít những vấn đề vướng mắc phát sinh trong cả nhận thức và trong thực thi nhiệm vụ của các bộ, ngành các cấp. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, có khá nhiều sự nhầm lẫn giữa tội phạm Vi phạm các quy định về quản lý đất đai với một số tội phạm về chức vụ, tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS) hoặc giữa tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai với tội Chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141 BLHS) và tội Sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 BLHS), thậm chí giữa các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai với nhau. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện và chi tiết các yếu tố CTTP của hai tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai và Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, tạo cơ sở quan trọng trong việc áp dụng pháp luật xử lý đúng người, đúng tội. Đây cũng là căn cứ để phân biệt giữa các hành vi phạm tội có những dấu hiệu giống nhau trong quá trình xét xử, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

Đồng thời với việc hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự như đã nêu ở trên, các bộ, ngành Trung ương cần làm tốt các việc sau:

Thứ nhất, tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về giao đất, thu hồi, thuê, cho thuê, chuyển quyền sử dụng, chuyển mục đích sử dụng và các quy định khác về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất cho phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai tập trung vào các nội dung: nâng kỳ hạn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lên mức cao hơn (quy định hiện tại là 10 năm), vì nó tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; điều chỉnh lại hạn điền và thời hạn giao đất nông nghiệp cho phù hợp với thực tiễn nhu cầu sử dụng của người dân (với quy định hiện tại là 20 năm làm cho người nông dân không yên tâm đầu tư một cách lâu dài, dẫn đến việc sử dụng không có hiệu quả); cải cách thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất

đai theo hướng đơn giản, dễ tiếp cận; hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai và chế tài xử lý phi hình sự đối với các hành vi vi phạm như: xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường Nhà nước…

Thứ tư, xóa bỏ hình thức can thiệp mang tính hành chính - mệnh lệnh của các cơ quan công quyền, nhất là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê quyền sử dụng đất… mà thay vào đó là áp dụng các quy luật của thị trường vào các hình thức quản lý đất đai.

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Xuất phát từ địa vị pháp lý đặc biệt của thủ đô xét trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh - quốc phòng, trong thời gian tới, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh xử lý, tiến tới đẩy lùi các hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn, tác giả xin đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật của thành phố Hà Nội cần quán triệt thực hiện tốt một số giải pháp sau đây.

3.4.1. Nâng cao chất lượng tiếp nhận, xử lý thông tin và hiệu quả điều tra các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai

Cải tiến việc tiếp nhận thông tin, thu lượm tin tức về tội phạm như: đường dây nóng, đơn thư tố giác tội phạm… Đa dạng hóa các điều kiện tiếp nhận thông tin, tạo điều kiện cho nhân dân có thể cung cấp tối đa thông tin về tội phạm cho lực lượng Công an. Do đó, khẩn trương tiến hành xác minh thông tin để xác định có hay không tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử

dụng đất đai để quyết định một số biện pháp trong điều tra, khai thác nhanh tài liệu phục vụ điều tra và tạm giữ đối tượng vi phạm (nếu cần).

3.4.2. Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát và chất lượng thực hành quyền công tố

Viện Kiểm sát cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra ngay từ khâu tiếp nhận tin báo tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; đề ra phương hướng điều tra, mục tiêu cần xác minh, làm rõ, để nâng cao chất lượng kết quả điều tra; kiểm sát toàn bộ hoạt động của điều tra viên, bảo đảm điều tra đúng theo luật tố tụng hình sự, đúng nội dung vụ án; sớm phát hiện những sai sót của điều tra viên để yêu cầu khắc phục, sửa chữa, chống hiện tượng ép cung, mớm cung làm sai lệch hồ sơ. Khi kiểm sát viên tiếp nhận hồ sơ kết thúc điều tra phải nhanh chóng kiểm tra lại hồ sơ chính và hoàn thiện hồ sơ phụ, đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, nếu phát hiện thấy oan sai phải đình chỉ ngay vụ án, đình chỉ bị can, nếu bị can đang bị tạm giam phải trả tự do ngay. Nếu thấy hồ sơ, thủ tục tố tụng chưa đầy đủ hoặc chứng cứ yếu, thiếu thì phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung ngay. Giai đoạn truy tố rất ngắn, do đó đòi hỏi kiểm sát viên phải khẩn trương, chính xác, kịp thời đúng hạn luật định.

Ở giai đoạn xét xử, đòi hỏi kiểm sát viên vừa thực hiện chức năng công tố, vừa kiểm sát sự tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án. Đảm bảo Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đòi hỏi kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm chắc pháp luật và bảo đảm tính khách quan, vô tư và chỉ tuân theo pháp luật. Quá trình xét xử, nếu thấy Hội đồng xét xử vi phạm pháp luật thì yêu cầu khắc phục sửa chữa ngay; nếu thấy việc xét xử không đảm bảo khách quan thì yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng hoặc hoãn phiên tòa. Trong trường hợp quá trình thẩm vấn xuất hiện có nhiều tình tiết mới mà cơ quan điều tra chưa làm rõ mà không thể bổ sung tại phiên tòa thì phải rút hồ sơ để yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ. Khi đề nghị mức hình phạt phải dựa trên quan điểm toàn diện để Hội đồng xét xử quyết định.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2023