1.4.3.2. Yếu tố khách quan
Trước hết phải nói đến hệ thống văn bản pháp luật, quy định liên quan đến hệ thống thanh tra, KTNB trường học nói chung và KTNB HĐDH trường THCS nói riêng. Bởi căn cứ vào các quy định, cơ sở pháp lý mà các chủ thể quản lý thực hiện các hoạt động KTNB trường học trong đó có KTNB HĐDH trường THCS. Theo đó các chủ thể quản lý cần xây dựng, ban hành những văn bản pháp luật, những quy định cần thiết và phù hợp để hoạt động KTNB trường học đạt được hiệu quả và phù hợp với thực tế giáo dục và đào tạo tại trường THCS. Các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động KTNB trường học hiện nay chưa nhiều, đã lạc hậu; các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục vì vậy việc quản lý và chỉ đạo hoạt động KTNB từ cơ quan QLGD cấp trên tới các nhà trường gặp những khó khăn nhất định.
Kết luận chương 1
Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận về KTNB trường THCS, cũng như những cơ sở lý luận về KTNB HĐDH ở trường THCS. Việc xác định các khái niệm, quan điểm, cũng như đưa ra quá trình thực hiện chức quản lý giáo dục của HT thông qua việc tổ chức, kiểm tra, chỉ đạo, tổng kết và điều chỉnh sẽ là những cơ sở khoa học, khi kết hợp với cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động KTNB trường học nói chung và KTNB HĐDH ở trường THCS nói riêng sẽ là những căn cứ để HT thực hiện chức năng quản lý của mình một cách khoa học, đúng quy định của pháp luật, giúp cho việc quản lý hoạt động KTNB trường học đạt được hiệu quả, đúng với mong muốn và vai trò quan trọng của hoạt động này. Thông qua kiểm tra đánh giá có thể giúp cho hiệu trưởng thu được thông tin ngược để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học. Có làm tốt công tác này dựa trên những cơ sở khoa học sẽ góp phần làm cho hoạt động dạy học ở trường phổ thông đạt hiệu quả hơn. Hiệu quả này là đầu ra so với đầu vào, là chất lượng tri thức chứ không đơn thuần là số lượng tri thức mà người học có được sau quá trình học tập. Nếu chỉ lượng hóa chất lượng giáo dục bằng các thành tích sẽ làm cho kiểm tra mang tính hình thức, tạo ra “bệnh thành tích”, ảnh hưởng lớn đến quá trình dạy học.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM TRA NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Tình hình chung
Trên địa bàn của huyện Bạch Thông, có 11 trường có cấp THCS công lập, phân bố ở 11/17 xã, thị trấn trong huyện. Toàn quận hiện có 16 HT và PHT ở các trường THCS. Đội ngũ giáo viên cấp THCS của quận gồm: 528 giáo viên, đạt tỉ lệ 1,92 GV/lớp. Tuy nhiên, đội ngũ GV vẫn được nhận định là vừa thừa vừa thiếu và chưa đồng bộ ở các môn. Năm học 2016 - 2017, cấp THCS toàn huyện có 1078 học sinh. Các trường đều thu nhận học sinh trong xã nơi trường tọa lạc; riêng 3 trường THCS Phủ Thông, THCS Cẩm giàng, TH&THCS Hà Vị là trường liên xã. Quy mô các trường không đồng đều. Tỉ lệ tốt nghiệp THCS đạt luôn đạt trên 98% trong 3 năm trở lại đây. Phong trào mũi nhọn của THCS huyện Bạch Thông là bồi dưỡng HS giỏi với kết quả tương đối khả quan. Cơ sở vật chất ở các trường đang được đầu tư nâng cấp. Một số trường đã được trang bị phòng vi tính, phòng thiết bị riêng hoặc dùng chung, phòng bộ môn, thư viện, phòng y tế, sân tập thể dục, sinh hoạt,…Trong năm học 2016 - 2017 tất cả các trường đều đã được nối mạng Internet. Tuy nhiên đa số các trường còn gặp khó khăn là diện tích trường còn nhỏ hẹp so với lượng HS. Hiện nay có 2 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia là trường THCS Phủ Thông và trường THCS Cẩm Giàng.
2.1.2. Tình hình các trường trong diện khảo sát
2.1.2.1. Cán bộ quản lý
- Cơ cấu về tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ cán bộ QL ở các trường trong diện khảo sát: đa số đều có tuổi đời, tuổi nghề khá cao. Về thâm niên QL: phần lớn các PHT đều là những cán bộ QL mới được bổ nhiệm dưới 5 năm, đặc biệt có 01 HT làm nhiệm vụ QL mới 4 năm. Còn lại chủ yếu là HT và PHT có thâm niên nghiệp vụ QL từ 5-10 năm.
- Trình độ chuyên môn: tất cả cán bộ QL của các trường đều đạt chuẩn theo quy định. Qua khảo sát, tất cả cán bộ QL ở các trường đều có kiến thức về tin học và sử dụng được vi tính trong công tác chuyên môn, nhưng đa số vẫn còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ.
Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường được khảo sát (năm học 2016-2017)
Chức vụ | Tuổi | Chuyên môn | Quản lý | ||||||||
Trình độ | Thâm niên (năm) | Trình độ | Thâm niên (năm) | ||||||||
Cử nhân | Bồi dưỡng | Đang học | Chưa đào tạo | <5 | 5-10 | >10 | |||||
TH&THCS Cao Sơn | HT | 39 | ĐHSP Sinh-Địa | 16 | X | X | |||||
TH&THCS Vũ Muộn | HT | 38 | ĐHSP Toán-Lí | 16 | X | X | |||||
TH&THCS Sỹ Bình | HT | 43 | ĐHSP Tiếng Anh | 17 | X | X | |||||
THCS Vi Hương | HT | 55 | ĐHSP Toán | 22 | X | X | |||||
PHT | 39 | ĐHSP Toán-Lí | 17 | X | X | ||||||
THCS Phủ Thông | HT | 45 | ĐHSP Sinh-Địa | 22 | X | X | |||||
PHT | 56 | ĐHSP Toán | 32 | X | X | ||||||
TH&THCS Hà Vị | HT | 39 | ĐHSP Toán-Lí | 18 | X | X | |||||
THCS Cẩm Giàng | HT | 59 | ĐHSP Văn | 22 | X | X | |||||
PHT | 41 | ĐHSP Toán-Lí | 18 | X | X | ||||||
TH&THCS Dương Phong | HT | 59 | ĐHSP Sinh | 22 | X | X | |||||
PHT | 41 | ĐHSP Toán-Lí | 19 | X | X | ||||||
TH&THCS Quang Thuận | HT | 39 | ĐHSP Sinh-Địa | 17 | X | X | |||||
TH&THCS Mĩ Thanh | HT | 56 | ĐHSP Toán | 29 | X | X | |||||
THCS Đôn Phong | HT | 38 | ĐHSP Sinh-Địa | 15 | X | X | |||||
PHT | 56 | ĐHSP Toán | 22 | X | X | ||||||
Tổng cộng | 16 | 16 | 6 | 7 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Về Kiểm Tra Nội Bộ Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Giáo Viên: Nhà Giáo Dục (Hay Giáo Viên, Nhà Sư Phạm…) Là Chủ Thể Của Các Tác Động Giáo Dục. Nhà Giáo Dục Sẽ Liên Kết Với Phụ Huynh Học Sinh Và Cán
- Chỉ Đạo, Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Của Trường Thcs
- Nhận Thức Về Kiểm Tra Nội Bộ Hoạt Động Dạy Học Trong Trường Học
- Thực Trạng Xây Dựng Kế Hoạch Ktnb Hđdh Trong Trường Học
- Đánh Giá Chung (Mạnh, Hạn Chế Và Nguyên Nhân)
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
(Nguồn: Do Phòng GD&ĐT huyện Bạch Thông và các trường cung cấp)
- Trình độ nghiệp vụ QL: đa số CBQL có thâm niên QL trên 10 năm đều qua các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ QL trong khoảng thời gian 1997 - 2000; không có cử nhân QLGD. Có thể nói, trước khi nhận nhiệm vụ QL tất cả CB QL các trường trên đều “thiếu kiến thức chung về QLGD” và chỉ được bồi dưỡng, đào tạo khi đang tại chức.
2.1.2.2. Giáo viên
- Bảng 2.2 dưới đây cho thấy trong 138 giáo viên đang đứng lớp ở 11 trường có cấp THCS trên, số nữ giáo viên ở mỗi trường đều chiếm tỉ lệ cao (75,4%). Các trường đều xem đây như là một trong những khó khăn chung trong hoạt động ở mỗi đơn vị trường.
- Về thâm niên giảng dạy, số giáo viên có tuổi nghề từ 10-20 năm chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng 45%, ở đa số các trường. Có thể thấy vấn đề trẻ hóa đội ngũ GV hiện nay đang được các trường quan tâm.
- Về trình độ chuyên môn: không có giáo viên chưa đạt chuẩn. Tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn là 93,4%, đặc biệt có 1 giáo viên đang theo học cao học.
- Về trình độ tay nghề: Trong các tiêu chí đánh giá, việc đánh giá năng lực trình độ của GV là khó nhất. Việc xếp loại tay nghề GV thường khác thực tế do sự cả nể, ngại đụng chạm… Tỉ lệ chung ở các trường được khảo sát: giáo viên giỏi: 57,2%, khá: 36,9% và trung bình: 5,9%; không có giáo viên bị đánh giá năng lực yếu kém. Qua nghiên cứu hồ sơ phân công chuyên môn của các trường còn thấy đa số giáo viên có tay nghề vững vàng đều được phân công dạy các lớp cuối cấp.
Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên tại các trường được khảo sát (năm học 2016-2017)
Tổng số giáo viên | Nữ | Thâm niên giảng dạy | Trình độ chuyên môn | Trình độ tay nghề | |||||||||
Tập sự | <10 | 10- 20 | >20 | TC | CĐ | ĐH | Sau ĐH | Giỏi | Khá | TB | |||
TH&THCS Cao Sơn | 8 | 5 | 0 | 4 | 3 | 1 | 0 | 1 | 7 | 0 | 3 | 4 | 1 |
TH&THCS Vũ Muộn | 9 | 3 | 0 | 3 | 3 | 3 | 0 | 1 | 8 | 0 | 4 | 4 | 1 |
TH&THCS Sỹ Bình | 9 | 8 | 0 | 3 | 2 | 4 | 0 | 0 | 9 | 0 | 5 | 4 | 0 |
THCS Vi Hương | 9 | 4 | 0 | 6 | 2 | 1 | 0 | 0 | 9 | 0 | 6 | 2 | 1 |
THCS Phủ Thông | 19 | 16 | 0 | 9 | 7 | 3 | 0 | 0 | 19 | 0 | 12 | 5 | 2 |
TH&THCS Hà Vị | 17 | 14 | 0 | 7 | 7 | 3 | 0 | 3 | 14 | 0 | 8 | 7 | 2 |
THCS Cẩm Giàng | 19 | 15 | 0 | 4 | 10 | 5 | 0 | 0 | 19 | 0 | 12 | 7 | 0 |
TH&THCS Dương Phong | 9 | 7 | 0 | 2 | 6 | 1 | 0 | 0 | 9 | 0 | 6 | 2 | 1 |
TH&THCS Quang Thuận | 11 | 9 | 0 | 2 | 7 | 2 | 0 | 2 | 9 | 0 | 6 | 5 | 0 |
TH&THCS Mĩ Thanh | 12 | 8 | 0 | 3 | 8 | 1 | 0 | 0 | 12 | 0 | 7 | 5 | 0 |
THCS Đôn Phong | 16 | 15 | 0 | 6 | 7 | 3 | 0 | 2 | 14 | 0 | 10 | 6 | 0 |
Tổng cộng | 138 | 104 | 0 | 49 | 62 | 27 | 0 | 9 | 129 | 0 | 79 | 51 | 8 |
(Nguồn: Do Phòng GD&ĐT huyện Bạch Thông và các trường cung cấp)
2.1.2.3. Học sinh
Bảng 2.3. Tình hình chất lượng hai mặt: học lực, hạnh kiểm của học sinh (năm học 2016 - 2017)
TSHS | TS lớp | Xếp loại học lực (%) | Xếp loại hạnh Kiểm (%) | ||||||||
G | K | TB | Y | Kém | T | K | TB | Y | |||
TH&THCS Cao Sơn | 38 | 4 | 3 | 13 | 21 | 1 | 0 | 28 | 9 | 1 | 0 |
TH&THCS Vũ Muộn | 73 | 4 | 1 | 21 | 46 | 5 | 0 | 54 | 18 | 1 | 0 |
TH&THCS Sỹ Bình | 105 | 4 | 8 | 31 | 55 | 11 | 0 | 84 | 21 | 0 | 0 |
THCS Vi Hương | 123 | 4 | 6 | 38 | 71 | 8 | 0 | 86 | 31 | 6 | 0 |
THCS Phủ Thông | 345 | 9 | 29 | 156 | 142 | 18 | 0 | 290 | 44 | 11 | 0 |
TH&THCS Hà Vị | 158 | 5 | 4 | 45 | 97 | 12 | 0 | 107 | 45 | 6 | 0 |
THCS Cẩm Giàng | 235 | 8 | 18 | 65 | 101 | 51 | 0 | 171 | 52 | 12 | 0 |
TH&THCS Dương Phong | 84 | 4 | 1 | 26 | 44 | 13 | 0 | 43 | 30 | 11 | 0 |
TH&THCS Quang Thuận | 118 | 4 | 2 | 34 | 66 | 16 | 0 | 76 | 39 | 3 | 0 |
TH&THCS Mĩ Thanh | 99 | 4 | 5 | 21 | 44 | 25 | 4 | 55 | 39 | 5 | 0 |
THCS Đôn Phong | 100 | 4 | 3 | 24 | 52 | 21 | 0 | 61 | 31 | 8 | 0 |
Tổng cộng | 1478 | 54 | 80 | 474 | 739 | 181 | 4 | 1055 | 359 | 64 | 0 |
(Nguồn: Do Phòng GD&ĐT huyện Bạch Thông và các trường cung cấp)
- Tổng số học sinh toàn huyện: 1478. Trường THCS Phủ Thông có số học sinh nhiều nhất: 345 em, trường TH&THCS Cao Sơn ít nhất: 38 em.
- Qua bảng khảo sát thực tế, có thể thấy sĩ số ở mỗi lớp ở các trường trên là không đồng đều. Trường THCS Phủ Thông có sĩ số phổ biến ở 38 HS/lớp nhưng cá biệt có lớp đến 42 em. Các trường còn lại có số bình quân học sinh mỗi lớp cũng khoảng 20-25 em.
- Về học lực: tỉ lệ học sinh giỏi - khá chiếm trên 53% ở trường: THCS Phủ Thông vượt trội so với các trường còn lại. Đây là các trường “điểm” của huyện, luôn được sự quan tâm và đầu tư sâu sát của chính quyền, của ngành, của phụ huynh học sinh và “đầu vào” có tỉ lệ học sinh giỏi khá cao, đội ngũ thầy cô giáo vững vàng nhiều kinh nghiệm. Ngược lại tỉ lệ học sinh trung bình ở các trường: TH&THCS Vũ Muộn, TH&THCS Cao Sơn, TH&THCS Vi Hương, THCS Hà Vị, TH&THCS Quang Thuận cao hơn. Tỉ lệ học sinh yếu kém chung của các trường thấp, duy nhất trường TH&THCS Mĩ Thanh có học sinh kém.
- Về hạnh kiểm: tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt ở các trường tương đối đồng đều. 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên, trong đó có 71,4% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt. Tuy nhiên số học sinh có hạnh kiểm trung bình còn khá cao chiếm tỉ lệ 4,3%. Bằng thực tế và qua thăm hỏi, trò chuyện, lãnh đạo nhà trường cho rằng nguyên nhân một phần do địa bàn của trường ở nơi phức tạp, xa trung tâm; đa số học sinh con em gia đình lao động nghèo, cha mẹ mải làm ăn nên ít quan tâm đến các em và thiếu liên hệ, hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục các em. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân nữa là do sự thiếu đều tay giữa các trường trong việc đánh giá hạnh kiểm học kiểm học sinh.
2.1.2.4. Cơ sở vật chất
Nhìn chung, tình hình cơ sở vật chất ở các trường khá đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới cho công tác dạy học của thầy và trò ở các trường. Các trường đều có máy vi tính (có nối mạng), thư viện và các phòng thiết bị, thí nghiệm thực hành dùng chung hoặc riêng biệt. Do quỹ đất còn hạn hẹp nên đa số các trường chưa có được sân bãi phục vụ cho các sinh hoạt tập thể, vui chơi, học thể dục đúng theo tiêu chuẩn từ
6m2/HS. Chính vì thế đa số các trường đều không có đủ các phòng thí nghiệm thực hành cho các bộ môn riêng biệt như Vật lý, Hóa học, Sinh học và Công nghệ nên thường ghép phòng như: Hóa-Sinh; Lý-Công nghệ; thậm chí phòng thiết bị cũng là nơi làm thí nghiệm thực hành cho HS. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học ở các trường. Qua thực tế cho thấy nhiều tiết thí nghiệm thực hành được thực hiện tại lớp học nên còn hạn chế do mất nhiều thời gian chuẩn bị, dọn dẹp… và HS mới chỉ được quan sát các thí nghiệm biểu diễn của GV hoặc xem qua màn hình. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ chuyên trách cho các phòng chức năng này còn thiếu. Nhiều GV vừa tham gia giảng dạy vừa làm công tác kiêm nhiệm phòng thí nghiệm thực hành cho nhiều môn. Ở một số trường do thiếu cán bộ thư viện chuyên trách nên việc thư viện mở cửa phục vụ GV-HS không được thường xuyên.
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
Để thực hiện việc tìm hiểu thực trạng việc quản lý hoạt động KTNB HĐDH của HT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã tiến hành thu nhận thông tin từ các trường thông qua phiếu thăm dò, quan sát dự giờ của một số giáo viên các trường cũng như nghiên cứu trên các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bắc Kạn, Phòng GD&ĐT huyện Bạch Thông, sổ sách tổ chuyên môn các trường; trò chuyện với HT, PHT, GV, nhân viên. Bộ phiếu thăm dò được phát ra cho cán bộ chuyên môn ở phòng giáo dục và CBQL, GV, NV ở 11 trường THCS:
- Nhóm CBQL: 43 phiếu, bao gồm: CB phòng GD, HT, PHT phụ trách chuyên môn, TTCM (các TTCM cũng chịu trách nhiệm quản lý ở mỗi tổ chuyên môn).
- Nhóm GV, nhân viên: 136 phiếu.
Trong các nội dung khảo sát mức độ và hiệu quả của việc KTNB HĐDH của hai nhóm đối tượng CBQL và GV chúng tôi quy định về cách cho điểm và đối tượng khảo sát như sau:
- Điểm trung bình: 5: tốt; 4: khá; 3: trung bình; 2: yếu; 1: rất yếu Kết quả khảo sát: