Vị Trí, Vai Trò Của Công Tác Kiểm Tra Nội Bộ Trường Học‌


với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.

Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989): “Quản lý giáo dục (nói riêng quản lý trường học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện những tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.

Tóm lại, quản lý trường học là quá trình tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường mà người đứng đầu là Hiệu trưởng đến khách thể quản lý là giáo viên, nhân viên, học sinh nhằm đưa các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đạt được mục tiêu phát triển giáo dục.

1.2.2.4. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Là hệ thống các tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến hoạt động nội bộ hay “việc thực hiện các công việc của nhà trường” làm cho hoạt động này vận hành, phát triển và đạt được mục tiêu dự kiến đã được đề ra trong kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Chủ thể quản lý công tác KTNB trường học bao gồm:

- Hiệu trưởng là chủ thể cao nhất, chịu trách nhiệm toàn diện về công tác KTNB trong nhà trường;

- Mỗi CB, GV, NV trong nhà trường là chủ thể tự kiểm tra về công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của mình;

1.3. Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

1.3.1. Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trường học‌

Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ pháp lý góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh - 4


Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp Hiệu trưởng có thông tin rõ ràng về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân để đề ra các biện pháp điều chỉnh, uốn nắn hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu.

Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần.

Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng quản lý mà còn giúp nhà quản lý nhận rõ kế hoạch, việc chỉ đạo, điều hành… cuả mình có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

Kiểm tra nội bộ trường học thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường, phân tích nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Do đó giúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân, đơn vị; khuyến khích cái tốt, truyền bá kinh nghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Có thể nói, kiểm tra nội bộ là một trong các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ trường học‌

Kiểm tra nội bộ trường học thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

Kiểm tra: Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấp quản lý. Yêu cầu của kiểm tra là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được, chưa làm được của đối tượng kiểm tra. Còn đối với người được kiểm tra thì cảm thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của ban kiểm tra.

Đánh giá: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra. Yêu cầu


của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra.

Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình.

Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn được kinh nghiệm (của đối tượng kiểm tra, của người khác, của mình…); phổ biến được kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấp quản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị.

1.3.3. Các nguyên tắc kiểm tra‌

Kiểm tra cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:

- Kiểm tra phải chính xác, khách quan

Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo.

- Kiểm tra phải có hiệu quả

Kiểm tra không phải là “bới lông tìm vết”. Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn. Đặc biệt, trong giáo dục còn phải tính đền hiệu quả giáo dục trong kiểm tra. Chẳng hạn: kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên nhưng có hiện tượng giáo viên đã “dạy nháp” trước thì không những không đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò mà còn đưa tới tác dụng giáo dục không tốt đối với học sinh.

Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động của các cấp quản lý trong nhà trường.


Ngoài ra, còn phải tính đến tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra.

- Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời

Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nên phải thực hiện thường xuyên, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra.

- Kiểm tra phải công khai

Đó chính là sự thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.

1.3.4. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học‌

Hoạt động giáo dục trong nhà trường rất phong phú, phức tạp và nhiều mặt. Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc, hoạt động, mối quan hệ, kết quả của toàn bộ quá trình dạy học – giáo dục và những điều kiện phương tiện của nó, không loại trừ mặt nào. Để xác định nội dung kiểm tra nội bộ cần căn cứ vào đối tượng kiểm tra nội bộ, các cơ sở pháp lý thanh, kiểm tra và thông tư về kiểm định chất lượng giáo dục (đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học). Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả tập trung 04 nội dung kiểm tra nội bộ trường học sau:

1.3.4.1. Kiểm tra công tác tổ chức và hành chính

Hiệu trường là người xây dựng kế hoạch công tác tổ chức, kế hoạch chiến lược; Phó Hiệu trưởng phụ trách hành chính hoặc tổ trưởng tổ văn phòng là người xây dựng kế hoạch hành chính.

Tùy theo tính chất từng loại kế hoạch mà người lập kế hoạch phải hoàn thành đúng thời hạn như: kế hoạch dài hạn (kế hoạch chiến lược – 5 năm), kế hoạch trung hạn (kế hoạch xây dựng cho 3 năm), ngắn hạn (01 năm và từng thời điểm trong năm) nhằm đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường. Đối với kế hoạch giáo dục năm học, Hiệu trưởng cần quan tâm quy trình hoàn chỉnh kế hoạch như sau:


+ Bước 1: Sau khi tổng kết tình hình giáo dục của nhà trường năm học cũ, cập nhật các quy định trong văn bản pháp quy của ngành cho năm học mới, Hiệu trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch giáo dục của nhà trường năm học mới;

+ Bước 2: Dựa trên dự thảo kế hoạch năm học, các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng các phòng ban xây dựng kế hoạch năm học cho bộ phận mình hoạt động và trình Hiệu trưởng ký duyệt;

+ Bước 3: Sau khi xét duyệt kế hoạch năm học của các bộ phận, phòng ban, Hiệu trưởng hoàn chỉnh kế hoạch giáo dục năm học mới.

+ Bước 4: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các tổ, các ban, các câu lạc bộ, các Hội đồng giáo dục theo quy định của Điều lệ trường trung học; quyết định phân công hoặc bổ nhiệm lại các vị trí tổ trưởng, quản lý bậc trung.

Thời gian xây dựng kế hoạch: trước khi bắt đầu năm học một tháng nhằm đảm bảo đủ thời gian cho các nguồn lực chuẩn bị cho năm học mới. Theo đó, hoạt động kiểm tra công tác tổ chức, hành chính sẽ căn cứ theo kế hoạch hoạt động của Hiệu trưởng, cụ thể ở các nội dung:

a) Công tác tổ chức:

Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường trung học. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác và các hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường trung học.

Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.

Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.


b) Công tác hành chính:

Việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến; quản lý con dấu; quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ; việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ (sổ đăng bộ, sổ gọi tên ghi điểm, sổ ghi đầu bài, học bạ, sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ, sổ theo dõi phổ cập giáo dục, sổ nghị quyết nhà trường, sổ kiểm tra đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn, sổ khen thưởng, kỷ luật học sinh, sổ lưu trữ các văn bản, công văn và các loại hồ sơ khác)

Tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên văn thư; việc công khai hóa thủ tục hành chính.

1.3.4.2. Kiểm tra công tác phát triển đội ngũ

Công tác phát triển đội ngũ gồm các khâu: quy hoạch phát triển đội ngũ; tuyển dụng, sử dụng đội ngũ; bồi dưỡng đội ngũ; kiểm tra, đánh giá đội ngũ. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả đề cập hai mảng:

- Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ (theo kế hoạch) theo Công văn số 389/NGCBQLCSGD–NG ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017 – 2018 và các năm học tiếp theo.

- Kiểm tra, đánh giá theo qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành theo quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, công văn số 3040/BGD&ĐT–TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn một số điều trong “Qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập” và nghị định số 56/2015/NĐ– CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng về “Đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức”.

1.3.4.3. Kiểm tra công tác CSVC, kế toán

a) Công tác CSVC, gồm các nội dung:

Khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm việc, lớp học cần chú ý hai khía cạnh: một là thẩm định tính hợp lý khoa học theo chuẩn trường


học, đảm bảo vệ sinh trường lớp; hai là đảm bảo tính an toàn, có giá trị sử dụng nơi làm việc theo quy định của Điều lệ nhà trường.

Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh: Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học, bảng trong lớp học đảm bảo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế; kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế; phòng học bộ môn đạst tiêu chuẩn theo quy định. Ngoài việc đáp ứng đúng quy định, hoạt động kiểm tra còn nhằm mục đích nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng; từ đó, nhà trường có kế hoạch thay đổi hoặc bổ sung.

Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường trung học; khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính - quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo quy định; trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu theo quy định; các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.

Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục: công trình vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, thuận lợi cho học sinh khuyết tật (nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ; nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, hệ thống cung cấp nước uống đạt tiêu chuẩn, hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu.

Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học: thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.


Thư viện: Hiệu trưởng kiểm tra thư viện, trước hết kiểm tra chức năng hoạt động của cán bộ thư viện. Thư viện không chỉ là nơi giữ sách mà còn là nơi phổ biến sách báo cho bạn đọc. Sách báo phải được bảo quản giữ gìn, thống kê, phân loại theo chuyên môn ngành thư viện. Các sách báo phải được bổ sung kịp thời hàng tháng và đầu năm học.

Nội dung kiểm tra thư viện gồm: cơ sở vật chất (phòng thư viện, thiết bị, bàn ghế, kệ, tủ) đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh; được bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa, tài liệu tham khảo hàng năm; hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà trường; hoạt động của cán bộ thư viện (việc thực hiện nội qui, việc cho mượn, thu hồi; hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu; thực hiện giờ giấc, tinh thần, thái độ làm việc ...)

b) Công tác kế toán

Kiểm tra kế toán: Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính; kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách; kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính và thu nộp ngân sách.

Có hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định; lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước; công khai tài chính, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ.

1.3.4.4. Kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá học sinh

Cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra, đánh giá học sinh: thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/20111 ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh; Thông tư số 12 /2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/20111 ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Ngày đăng: 27/02/2023