suất có thực hành tốt của những người không có. Những người tham gia thành thị có mức độ hiểu biết gấp 1,3 lần so với nông thôn (p = 0,025), trong khi điểm chất lượng thái độ của những người tham gia nông thôn gấp 1,3 lần (p = 0,029) so với những người tham gia thành thị [49].
7. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập từ năm 1967 tại Hà Nội. Đến nay, bệnh viện đã phát triển với quy mô hơn 1.000 bệnh với nhiều khoa phòng chức năng.
Khoa Bệnh nhiệt đới – bệnh viện E là khoa lâm sàng với nhiệm vụ tiếp nhận và điều trị người bệnh có liên quan đến các bệnh lý truyền nhiễm. Hàng năm, trong giai đoạn dịch bệnh SXHD, khoa Bệnh nhiệt đới chính là nơi khám, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân SXHD khu vực các quận huyện lân cận bệnh viện.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là những người bệnh nội trú được chẩn đoán SXHD tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, thành phố Hà Nội.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Là người bệnh nội trú được chẩn đoán SXHD dựa trên lâm sàng hoặc có bằng chứng huyết thanh tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, thành phố Hà Nội.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đối tượng không đủ các tiêu chuẩn trên.
- Đối tượng vắng mặt tại thời điểm điều tra.
- Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, Tp. Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2021.
- Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2021.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện gồm toàn bộ người bệnh tại khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và có thể tham gia nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu dựa trên danh sách bệnh nhân của khoa bệnh.
Trên thực tế chúng tôi đã thu thập được thông tin từ 72 người bệnh tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E.
2.3.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Biến số | Định nghĩa | Loại biến | |
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của người bệnh tại khoa bệnh nhiệt đới, bệnh viện E. | |||
Kiến thức về SXHD | Đường lây truyền | Đường lây truyền chính SXHD | Danh mục |
Triệu chứng | Các triệu chứng có thể gặp trong SXHD | ||
Giai đoạn bệnh nặng | Giai đoạn nguy hiểm của bệnh | ||
Triệu chứng nặng | Các triệu chứng nặng cần nhập viện | ||
Các biện pháp hạ sốt | Biện pháp có thể thực hiện để hạ sốt | ||
Thời gian cần theo dõi | Thời gian cần theo dõi tính từ ngày sốt | ||
Khả năng tái nhiễm | Có/ không có | Nhị phân | |
Vắc xin phòng bệnh | Có/ không có | Nhị phân | |
Các biện pháp phòng bệnh | Các biện pháp phòng dịch SXHD | Danh mục | |
Thái độ về SXHD | Khi nào cần truyền dịch | Theo hướng dẫn của bác sĩ/ lựa chọn khác… | Danh mục |
Khi nào cần dùng kháng sinh | |||
Khi hết sốt cần làm gì | |||
Xét nghiệm tiểu cầu giảm cần làm gì | |||
Khi chảy máu cam, chảy máu chân răng cần làm gì |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E - 1
- Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E - 2
- Số Mắc Và Tử Vong Do Sốt Xuất Huyết Tại Việt Nam Từ 1980 – 2020
- Lịch Sử Liên Quan Đến Sốt Xuất Huyết Nhận Xét:
- Mối Liên Quan Giữa Nghề Nghiệp Với Kiến Thức, Thái Độ Về Sxhd
- Kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E - 7
Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.
Đặc trưng cá nhân | Tuổi | Tuổi của đối tượng (theo dương lịch) | Định lượng |
Giới | Giới tính của đối tượng (theo giấy khai sinh) | Nhị phân | |
Nghề nghiệp | Công việc hiện tại của ĐTNC | Định tính | |
Dân tộc | Dân tộc của ĐTNC | Định tính | |
Nơi ở hiện tại | Nơi ở hiện tại của ĐTNC | Định tính | |
Đã từng nghiên cứu/tìm hiểu về SXHD | Đã từng tự nghiên cứu/tìm hiểu về SXHD | Nhị phân | |
Từng mắc hay có người thân mắc SXHD trước đây | Tiền sử từng mắc hoặc có người trong gia đình mắc SXHD trước đây | Nhị phân | |
Kiến thức về COVID – 19 | Căn nguyên | Căn nguyên của COVID – 19 | Danh mục |
Đường lây truyền | Đường lây truyền COVID – 19 | ||
Triệu chứng | Các triệu chứng cơ bản của COVID – 19 | ||
Biện pháp phòng bệnh | Biện pháp phòng bệnh COVID – 19 |
Mục tiêu 2: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về bệnh sốt xuất huyết Dengue của những đối tượng trên.
2.4. Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi phỏng vấn tự xây dựng với thang điểm đánh giá (Phụ lục)
2.5. Quy trình thu thập số liệu
Người bệnh được giải thích về mục đích của nghiên cứu, được yêu cầu trả lời phỏng vấn nghiêm túc, khách quan. Câu trả lời của người bệnh được nghiên cứu viên ghi lại ngay tại thời điểm phỏng vấn.
2.6. Phương pháp phân tích số liệu
Thông tin được làm sạch và mã hoá. Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0. Cả thống kê mô tả và thống kê suy luận được thực hiện.
Thống kê mô tả các biến định lượng bao gồm trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn, thống kê mô tả các biến định tính bao gồm tỉ lệ phần trăm.
Thống kê suy luận cho biến định lượng được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. Mức ý nghĩa thống kê p<0,05 được sử dụng trong thống kê suy luận.
Để đánh giá mức độ hiểu biết về SXHD, trong các câu hỏi kiến thức về SXHD, chúng tôi quy ước: Mỗi câu trả lời đúng của người bệnh được tính 1 điểm, trả lời sai tính 0 điểm. Tổng điểm cao nhất về kiến thức SXHD là 19, thấp nhất là 0 điểm.
Để đánh giá thái độ về SXHD, trong các câu hỏi về thái độ, chúng tôi quy ước mỗi câu lựa chọn làm theo hướng dẫn của bác sĩ được 1 điểm, lựa chọn khác được 0 điểm. Tổng điểm cao nhất về thái độ là 5, thấp nhất là 0.
Kiến thức và thái độ <60% tổng điểm là mức độ trung bình, 60 – 80% là khá và >80% là tốt.
2.7. Các sai số và cách khắc phục
Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp phải sai số bởi các nguyên nhân:
- Đối tượng hiểu sai ý của câu hỏi.
- Đối tượng trả lời theo mong muốn của nghiên cứu viên.
- Sai số nhớ lại.
- Đối tượng nghiên cứu không nhiệt tình tham gia nên có thể trả lời sai sự thật.
- Sai số trong quá trình nhập liệu. Các biện pháp khắc phục sai số:
- Đề nghị đối tượng hỏi lại nghiên cứu viên nếu không hiểu câu hỏi.
- Đối với các sai số trong quá trình điều tra, biện pháp hạn chế sai số được áp dụng: xin ý kiến chuyên gia, chuẩn hoá bộ câu hỏi thông qua điều tra thử.
- Với các sai số trong quá trình nhập liệu, bộ số liệu được nhập lại 10% số phiếu nhằm kiểm tra thông tin nhập một cách kỹ lưỡng nhất, hạn chế sai số một cách tối đa.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu có sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu.
- Trước khi tham gia, đối tượng nghiên cứu được cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc
nào.
- Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được bảo mật, chỉ được phục vụ
cho mục đích nghiên cứu khoa học.
- Số liệu đảm bảo tính khoa học, tin cậy và chính xác.
- Đảm bảo trích dẫn chính xác về nguồn tài liệu tham khảo.
2.9. Hạn chế của nghiên cứu
- Thông tin câu trả lời có thể sai lệch với thực tế.
- Nghiên cứu viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thu thập và phân tích kết quả.
- Chưa nghiên cứu, đánh giá thực hành về bệnh SXHD
- Các mối liên quan giữa đặc điểm ĐTNC với kiến thức, thái độ về SXHD còn chưa đầy đủ.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. 1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
<18 tuổi | 4 | 5,6 |
18 - 30 tuổi | 18 | 25 |
31 – 60 tuổi | 33 | 45,8 |
>60 tuổi | 17 | 23,6 |
Tổng số | 72 | 100 |
𝑥̅ ± SD (GTNN – GTLN) | 43,08 17,03 (15 – 74) |
Nhận xét:
Tuổi trung bình của ĐTNC là 43,08 tuổi (SD=17,03), tuổi nhỏ nhất là 15 tuổi và lớn nhất là 74 tuổi. Có 33 ĐTNC có độ tuổi từ 31 - 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (45,8%). Các nhóm tuổi 18 – 30; nhóm >60 tuổi và nhóm <18 tuổi chiếm tỷ lệ lần lượt là 25%; 23,6% và 5,6%.
Giới tính
Nữ
52.8%
Nam
47.2%
Nam Nữ
Biểu đồ 3. 1. Phân bố tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu Nhận xét:
Trong tổng số 72 bệnh nhân tham gia nghiên cứu thì nữ chiếm đa số (38 người) với tỉ lệ 52,8%, nam có 34 người chiếm tỷ lệ 47,2%.
Bảng 3. 2. Đặc điểm về dân tộc, địa chỉ và nghề nghiệp của ĐTNC
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Dân tộc | ||
Kinh | 71 | 98,6 |
Khác | 1 | 1,4 |
Địa chỉ | ||
Thành thị | 68 | 94,4 |
Nông thôn | 4 | 5,6 |
Nghề nghiệp | ||
Học sinh, sinh viên | 9 | 12,5 |
Lao động chân tay | 23 | 31,9 |
Lao động trí óc | 27 | 37,5 |
Hưu trí | 13 | 18,1 |
1,4%.
Nhân xét:
Hầu hết ĐTNC đều là người dân tộc Kinh (98,6%), dân tộc khác chỉ chiếm
Đa số người bệnh cư trú tại khu vực thành thị chiếm 94,4%. Người bệnh cư
trú tại nông thôn chiếm 5,6%.
Về nghề nghiệp, tỷ lệ lao động trí óc là cao nhất chiếm 37,5%, lao động chân tay chiếm 31,9%, Hưu trí chiếm 18,1% và thấp nhất là học sinh, sinh viên chiếm 12,5%