Mô Tả Một Số Đặc Điểm Dịch Tễ, Lâm Sàng Của Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết Dengue.

có ở các cơ quan khác ngoài gan như tim, cơ, xương trong khi ALT lại có chủ yếu ở gan. [34, 39, 47, 54]. Tỉ lệ AST/ALT > 1 rất hữu ích để phân biệt với nguyên nhân tổn thương gan cấp tính do virus khác như virus viêm gan A, B, C [32, 34, 47, 54]. Trong bệnh sốt xuất huyết khác, tỉ lệ AST/ALT cao hơn liên quan tới tỉ lệ tử vong của bệnh [32]. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ số Deritis trong nhóm không có DHCB và có DHCB lần lượt là 1,41 ± 0,52 và 1,66

± 0,73 (p=0,248) gần tương đương với Lee (2012) là 1,60 và 1,68 (p=0,1) [32]

4.2.2.3. Mối tương quan giữa số lượng tiểu cầu và chỉ số AST, ALT ở bệnh nhân SXHD

Giảm tiểu cầu là một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá mức độ nghiêm trọng của SXHD [29], Tiểu cầu giảm nhanh kèm theo Hct tăng là một triệu chứng của nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh báo [2]. Cơ chế xuất huyết trong SXHD có sự tham gia của rối loạn chức năng gan và giảm số lượng tiểu cầu [17]. Khi nghiên cứu mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu và giá trị AST, ALT, chúng tôi nhận thấy rằng chúng có mối tương quan tỉ lệ nghịch. Trong tiến triển bệnh, số lượng tiểu cầu giảm dần tương ứng với giá trị AST, ALT tăng dần, nhất là trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Trên nghiên cứu với 72 bệnh nhân ở giai đoạn 4-7 ngày cho kết quả tương ứng về chỉ số men gan AST, ALT với mỗi mức độ giảm tiểu cầu như sau: (1) tiểu cầu >100 G/L ứng với chỉ số AST và ALT lần lượt là: 44,8 ± 12,34 U/L, 33,64 ± 13,67 U/L; (2) tiểu cầu 50-100 G/L ứng với chỉ số AST và ALT lần lượt là: 153,44 ± 376,53 U/L, 76,57 ± 101,83 U/L; tiểu cầu 5-50 G/L ứng với chỉ số AST và ALT lần lượt là: 184,06 ± 250,49 U/L, 126,93 ± 178,79 U/L; tiểu cầu <5 G/L ứng với chỉ số AST và ALT lần lượt là: 151,2 ± 0 U/L, 116 ± 0 U/L (p<0,05). Các kết quả tương tự cũng được chỉ ra trong các nghiên cứu của Dr Balakumar.J (2019), Rajni R (2018), nồng độ AST, ALT tăng cao liên quan tới sự giảm số lượng tiểu cầu mà số lượng tiểu cầu giảm biểu hiện mức độ nặng của bệnh từ đó cho thấy việc các chỉ số men gan AST và ALT tăng cao liên quan tới mức độ nghiêm trọng của SXHD [18, 49], đồng thời cũng là một yếu tố có thể giúp ích cho việc tiên lượng nặng của bệnh bên cạnh những yếu tố giúp tiên lượng mức độ nặng khác của bệnh SXHD, từ đó có thể

ứng dụng trên lâm sàng theo dõi chỉ số AST, ALT sớm để kết hợp tiên lượng mức độ nặng của bệnh.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên 72 bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E. Chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue.

Tỉ lệ nam : nữ = 1: 1. Tỉ lệ DHCB là 36,1% trong đó nữ nhiều hơn nam. Phân bố nhóm tuổi: ≤ 40 tuổi 43,1%; 40-60 tuổi 26,4 %; ≥ 60 tuổi 30,6%.

Đặc điểm về lâm sàng hay gặp: sốt 100%, đau đầu 79,2%, đau mỏi cơ, khớp 81,9%, nôn buồn nôn 22,2%, nhức hai hố mắt 2,8%, đau bụng vùng gan 1,4%. Các triệu chứng xuất huyết dưới da: phát ban, sung huyết 52,8%, xuất huyết dưới da 52,8%. Triệu chứng của SXHD có dấu hiệu cảnh báo hay gặp nhất là xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, xuất huyết âm đạo (25%).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

2. Mô tả đặc điểm một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue, mối liên quan tới triệu chứng lâm sàng và mức độ biểu hiện bệnh.

Kết quả xét nghiệm công thức máu cho thấy ở giai đoạn 4-7 ngày lượng tiểu cầu ở nhóm có DHCB (28,08 ± 22,43 G/L) giảm nhiều hơn so với nhóm không có DHCB (51,7 ± 38,13 G/L) với p=0,003. Các chỉ số khác tương đồng nhau giữa hai nhóm nghiên cứu.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện E năm 2021 - 7

AST có mức độ tăng lớn hơn và gặp nhiều hơn so với ALT. AST, ALT tăng chủ yếu từ 1- 3 lần. AST tăng từ 1-3 lần gặp nhiều hơn trong nhóm không có DHCB. Trong giai đoạn 2 của bệnh, mức độ tăng ALT có liên quan tới mức độ nặng của bệnh.

Có mối liên quan giữa mức độ tăng AST, ALT và số lượng tiểu cầu.

KHUYẾN NGHỊ

Theo dõi sát diễn biến biểu hiện triệu chứng lâm sàng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu cảnh báo để có hướng điều trị phù hợp.

Theo dõi sát chỉ số xét nghiệm công thức máu đặc biệt là tiểu cầu, AST, ALT trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày thứ 7 vì liên quan đến yếu tố tiên lượng nặng của bệnh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn truyền nhiễm Đại học Y Hà Nội (2016), Bài giảng Bệnh truyền nhiễm, NXB Y Học, Hà Nội, 248.

2. Bộ Y Tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sốt xuất huyết Denge, chủ biên, Hà Nội.

3. Cục Y tế dự phòng (2020), “Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống trọng tâm”, Bài trình bày hội nghị sốt xuất huyết 19/09/2020.

4. Trịnh Công Điển và các cộng sự. (2018), "Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue điều trị tại bệnh viện quân y 103 năm 2017 ", Tạp chí Y Dược Học Quân Sự số 8-2018.

5. Nguyễn Minh Hằng (2016), Sổ tay xét nghiệm bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, chủ biên, Bộ Y Tế, Hà Nội.

6. Lê Thị Diễm Hương và các cộng sự. (2016), "Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại huyện Ba Tri, Bến Tre 2004-2014", Tạp chí Y tế Công cộng, 40.

7. Phan Hải Nam (2004), Một số xét nghiệm hóa sinh trong lâm sàng, NXB Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 14.

8. Đoàn Văn Quyền và Ngô Văn Truyền (2014), " Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng bệnh sốt xuất huyết Dengue người lớn", tạp chí Y Học Thực Hành (902) số 1/2014.

9. Đặng Thị Thúy và các cộng sự. (2014), "Tổn thương gan trong bệnh sốt xuất huyết ở người trưởng thành", Tạp chí nghiên cứu y học. 88(3).

10. Tạ Thành Văn (2018), Hóa Sinh, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 353.

11. Ali K. Ageep (2012), "Degree of liver injury in Dengue virus infection",

Journal of General and Molecular Virology. 4(1), p. 1-5.

12. Asim Ahmed, et al. (2014), "Assessment of Dengue Fever Severity Through Liver Function Tests", Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan 24(9), p. 640-644.

13. Yuzo Arima, et al. (2013), "Epidemiologic update on the dengue situation in the Western Pacific Region, 2011", Western Pacific surveillance and response journal: WPSAR. 4(2), p. 47-54.

14. WHO Regional Office for South-East Asia (2011), Comprehensive Guidelines for Prevention and Control of Dengue and Dengue Haemorrhagic Fever, Ed.

15. Fatima Ayaz and Muhammad Furrukh (2020), "Assessment of Severity of Dengue Fever by Deranged Alanine Aminotransferase Levels", Cureus. 12(9), p. e10539-e10539.

16. Anne Tuiskunen Bäck and Ake Lundkvist (2013), "Dengue viruses - an overview", Infection ecology & epidemiology. 3, p. 10.3402/iee.v3i0.19839.

17. Anne Tuiskunen Bäck and Ake Lundkvist (2013), "Dengue viruses - an overview", Infection ecology & epidemiology. 3.

18. Balakumar.J, et al. (2019), "Study of serum Aminotransfersase levels in dengue fever and its correlation", Journal of Medical Science And clinical Research. 7(11).

19. Aruna Bandaru and Chandra Vanumu (2016), "Early predictors to differentiate primary from secondary dengue infection in children", Medical Journal of Dr. D.Y. Patil University. 9(5), p. 587-593.

20. J Chaloemwong, et al. (2018), "Useful clinical features and hematological parameters for the diagnosis of dengue infection in patients with acute febrile illness: a retrospective study", BMC Hematol. 18, p. 20.

21. Wei-June Chen (2018), "Dengue outbreaks and the geographic distribution of dengue vectors in Taiwan: A 20-year epidemiological analysis", Biomedical Journal. 41(5), p. 283-289.

22. Rajoo Singh Chhina, et al. (2008), "Liver function tests in patients with dengue viral infection", Dengue Bulletin. 32.

23. Harsha A Dissanayake and Suranjith L Seneviratne (2018), "Liver involvement in dengue viral infections", Reviews in Medical Virology. 28(2), p. e1971.

24. Renan B Domingues, et al. (2008), "Involvement of the central nervous system in patients with dengue virus infection", Journal of the neurological sciences. 267(1-2), p. 36-40.

25. Duane J Gubler (1998), "Dengue and Dengue Hemorrhagic Fever",

Clinical Microbiology Reviews. 11(3), p. 480-496.

26. P Gurugama, et al. (2018), "Renal manifestations of dengue virus infections", J Clin Virol. 101, p. 1-6.

27. E A Henchal and J R Putnak (1990), "The dengue viruses", Clinical Microbiology Reviews. 3(4), p. 376-396.

28. Trinh Manh Hung, et al. (2018), "The Estimates of the Health and Economic Burden of Dengue in Vietnam", Trends in parasitology. 34(10), p. 904-918.

29. K Jayashree, et al. (2011), "Evaluation of platelets as predictive parameters in dengue Fever", Indian journal of hematology & blood transfusion: an official journal of Indian Society of Hematology and Blood Transfusion. 27(3), p. 127-130.

30. C. H Kuo, et al. (1992), "Liver biochemical tests and dengue fever", Am J Trop Med Hyg. 47(3), p. 265-70.

31. H. J Kuo, et al. (2018), "Analyses of clinical and laboratory characteristics of dengue adults at their hospital presentations based on the World Health Organization clinical-phase framework: Emphasizing risk of severe dengue in the elderly", J Microbiol Immunol Infect. 51(6), p. 740-748.

32. Linda K Lee, et al. (2012), "Clinical Relevance and Discriminatory Value of Elevated Liver Aminotransferase Levels for Dengue Severity", PLOS Neglected Tropical Diseases. 6(6), p. e1676.

33. Ray Junhao Lin, et al. (2017), "Dengue in the elderly: a review", Expert Review of Anti-infective Therapy. 15(8), p. 729-735.

34. Luiz José de Souza, et al. (2014), "Aminotransferase Changes and Acute Hepatitis in Patients With Dengue Fever: Analysis of 1,585 Cases", The Brazilian Journal of Infectious Diseases 8(2), p. 156-163.

35. Anker Martha and Arima Yuzo (2011), "Male-female differences in the number of reported incident dengue fever cases in six Asian countries", Western Pacific surveillance and response journal: WPSAR. 2(2), p. 17- 23.

36. Byron E. E Martina, et al. (2009), "Dengue virus pathogenesis: an integrated view", Clinical microbiology reviews. 22(4), p. 564-581.

37. David A Muller, et al. (2017), "Clinical and Laboratory Diagnosis of Dengue Virus Infection", The Journal of Infectious Diseases. 215(suppl_2), p. S89-S95.

38. Natasha Evelyn Anne Murray, et al. (2013), "Epidemiology of dengue: past, present and future prospects", Clinical epidemiology. 5, p. 299309.

39. Kavitha R Nair, et al. (2018), "Clinico Hematological Profile of Dengue Fever during the Monsoon of 2016 in Central Kerala", International Journal of Health Sciences & Research (www.ijhsr.org). Vol.8(8).

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 19/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí