Những Vấn Đề Tổng Quan Về Doanh Nghiệp Nhà Nước Của Chính Quyền Cấp Tỉnh

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận:

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

5.2. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn đã sử dựng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp diễn giải, quy nạp, phương pháp đối chiếu so sánh. Trong đó:

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

- Phương pháp thống kê: Thống kê là một dạng phân tích toán học sử dụng các mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhất định nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và quyết định.

- Phương pháp diễn giải và quy nạp. Quy nạp là phương pháp tư duy đi từ cái riêng đến cái chung. Diễn giải là phương pháp tư duy đi từ cái phổ biến đến cái cá biệt, từ cái chung đến cái riêng. Quy nạp và diễn giải là tiền đề của nhau, bổ sung cho nhau.

- Phương pháp đối chiếu so sánh. Phương pháp so sánh, đối chiếu trong nghiên cứu khoa học là việc phân tích so sánh, đối chiếu nội dung nghiên cứu với các chuẩn mực luật pháp qui định về nghiên cứu khoa học, các tiêu chuẩn, định mức khoa học thích hợp, cũng như các kinh nghiệm thực tế để đánh giá tính chính

xác các nội dung phân tích của luận văn trong phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận:

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 3

Kết quả luận văn là sự kế thừa, chọn lọc và phát triển những vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhà nước và quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh. Luận văn đóng góp một số thành tựu mới cho khoa học quản lý công như sau:

Thứ nhất, luận văn là công trình nghiên cứu tổng thể những vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhà nước và quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước, thực trạng quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh.

Thứ hai, luận văn đã phân tích, lập luận về sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Đắk Lắk, các yếu tố chi phối công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước.

Thứ ba, luận văn đã nhận diện những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây. Đây là cơ sở để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh hiện nay để từ đó nghiên cứu, xây dựng phương hướng và các giải pháp cụ thể, hợp lý nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nhà.

Thứ tư, luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phương hướng và những giải pháp được đề xuất có tính khả thi cao, góp phần vào việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh nói chung.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Sau khi hoàn thành, luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách phát triển DNNN của chính quyền tỉnh Đắk Lắk đồng thời luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các giảng viên và học viên nghiên cứu ở các khối đại học kinh tế, đại học khoa học hành chính và

cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi cả nước nói chung

7. Kết cấu của Luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nhiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của chính quyền tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của chính quyền tỉnh Đắk Lắk.

Chương 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH


1.1. Những vấn đề tổng quan về doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước


DNNN là một khái niệm có nội hàm rộng và được hiểu khác nhau ở mỗi quốc gia trên thế giới. Trên phương diện sở hữu nó được hiểu là DN do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm giữ quyền chi phối. Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí sở hữu để xác định loại hình DNNN cũng có sự khác biệt nhất định giữa các quốc gia. Vì vậy, nhiều định chế quốc tế, các hiệp định đa phương hoặc song phương đều nỗ lực đưa ra cách hiểu thống nhất về DNNN cho các bên có liên quan trong từng trường hợp. OECD (2005) trong hướng dẫn quản trị công ty trong DNNN đã xác định: “Thuật ngữ DNNN dùng để chỉ các DN mà Nhà nước có quyền kiểm soát thông qua sở hữu toàn bộ, đa số hoặc thiểu số quan trọng” [34]. Theo Liên minh Châu âu (Eropean Union), trong hướng dẫn số 80/723 của Ủy ban Châu âu (EC) đã định nghĩa: “Doanh nghiệp công (hiểu theo nghĩa kinh doanh) là các chủ thể hoạt động kinh doanh mà các cơ quan công quyền có thể điều hành, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp bởi vai trò của CSH thông qua phần vốn góp hoặc gây ảnh hưởng đến quy tắc hoạt động”[26]. Trong báo cáo của World Bank (1999) đã định nghĩa về DNNN như sau: “DNNN là một chủ thể kinh tế mà quyền sở hữu hay kiểm soát thuộc về chính phủ, và phần lớn thu nhập của chúng được tạo ra từ việc bán hàng hóa và dịch vụ”.

Trong các nền kinh tế, tồn tại một khu vực/loại hình tổ chức kinh tế được biết với tên gọi DN Công hữu (Public Enterprise – PE). Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và Viện Hàn lâm về Quản lý hành chính (Mỹ) định nghĩa DN công hữu như sau: “Một DN công hữu hay một DN có sự tham gia của xã hội, là DN trong đó tổ chức đại diện có quyền kiểm soát thực sự đối với chúng, bất kể phần sở hữu

trong đó của họ là nhiều hay ít” và DN công hữu: “được thành lập với tư cách pháp nhân độc lập theo luật định, được tài trợ bằng những khoản vốn góp [từ xã hội] và có quyền sử dụng và tái sử dụng tài sản của mình” [26].

DNNN đang tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất mang tính toàn cầu về loại hình DN này. Khái niệm DNNN đã được nhiều nghiên cứu trong nước đề cập đến trong thời gian qua. Theo Mai Công Quyền, trong thời kỳ phát triển ban đầu của mô hình DNNN, khái niệm DNNN có nội hàm để chỉ các đơn vị kinh doanh được thành lập bởi chính quyền Nhà nước Trung ương hay địa phương và các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, chịu sự kiểm soát từ Chính phủ. Theo đó, DNNN chỉ bao gồm duy nhất các tổ chức kinh doanh hoàn toàn do Nhà nước hoặc các cơ quan chức năng của Nhà nước cấp vốn. Các loại hình DN khác như công ty cổ phần, DN liên doanh, công ty TNHH có phần vốn góp từ Chính phủ, hay các cơ quan của Chính phủ, với nghĩa hẹp không thuộc loại hình DN này. Trên cơ sở các khái niệm liên quan và sự thay đổi về vị trí chức năng của DNNN trong cơ chế KTTT, Nguyễn Mạnh Quân đã đưa ra định nghĩa: “Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế tự quyết thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do nhà nước kiểm soát và thường được các Chính phủ sử dụng như một công cụ chính sách để thực hiện các mục đích phát triển KT-XH và điều tiết nền kinh tế thông qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động SXKD”.

Ở Việt nam, khái niệm DNNN cũng có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Điều này thể hiện rõ trong các văn bản pháp quy, tiêu biểu là Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua, ban hành ngày 20 tháng 4 năm 1995. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về địa vị pháp lý của DNNN. Điều 1 của Luật này quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao”. Như vậy, theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995, xét về quan hệ sở hữu vốn thì Luật mới chỉ chấp nhận loại doanh nghiệp nhà nước mà chủ sở hữu duy nhất năm giữ 100% vốn của doanh nghiệp là Nhà nước.

Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 12 năm 2003, trong điều 1 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Theo đó, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã có điểm mới, đó là ngoài các doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp mà nhà nước có cổ phần hoặc vốn góp chi phối cũng là doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới đất nước, Việt Nam đã và đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nên cần có sự thay đổi và hoàn thiện về hệ thống pháp luật để phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ quốc tế. Do vậy, Quốc hội đã xây dựng, ban hành Luật Doanh nghiệp 2005, luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 để thay thế luật Doanh nghiệp năm 1995 và Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đã điều chỉnh thống nhất các loại hình doanh nghiệp, không còn phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp của các thành phần kinh tế tư nhân với DNNN.

Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. Tại Nghị định số 25/2010/NĐ-CP quy định việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì tất cả các DNNN kể từ ngày 1/7/1010 sẽ được chuyển đổi sang mô hình công trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Và kể từ thời điểm này, các DNNN sẽ hoạt động theo quy định của Luật DNNN 2005.

Năm 2014 Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, tại khoản 8 Điều 4 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”. Theo quy định tại Luật này doanh nghiệp nhà nước lại được quy định giống Luật Doanh nghiệp năm 1995.

Như vậy, khái niệm về doanh nghiệp nhà nước trên đây đã không chỉ chú trọng đến hình thức sở hữu của loại hình doanh nghiệp có tính chất công hữu này,

mà còn nhấn mạnh đến cả chức năng đặc thù của chúng, đó là doanh nghiệp nhà nước không chỉ thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh thông thường giống như tất cả các doanh nghiệp khác mà còn là công cụ để Chính phủ sử dụng nhằm đặt mục tiêu kinh tế - xã hội mà một doanh nghiệp hoạt động đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận không thể thực hiện được. Riêng về khía cạnh sở hữu, quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong Luật Doanh nghiệp 2005 cũng có những mặt nới lỏng và năng động hơn. Bên cạnh những doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, còn có những doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Trong hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước đã chủ trương thành lập một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Mặt khác, chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và đa dạng hóa sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước (mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn) cũng được chú trọng. Quan điểm trên đây hoàn toàn phù hợp với các nhìn nhận của Đảng và Nhà nước về vai trò của doanh nghiệp nhà nước thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX: Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó, lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích [38].

Trong quá trình vận động và phát triển của các doanh nghiệp, nhà nước sẽ đánh giá về vai trò của các loại hình doanh nghiệp căn cứ vào hình thức sở hữu để có ban hành các chính sách phù hợp và kịp thời. Do vậy, Quốc hội đã xây dựng và ban hành Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2020 đã sửa đổi khái niệm DNNN theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp có quy định về tổ chức quản trị phù hợp. Theo quy định tại điều 88, Luật DN 2020, DNNN Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn

điều lệ; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ đề cập đến các doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối và doanh nghiệp nhà nước nắm giữ từ lớn hơn 50% đến 100% vốn điều lệ.

1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp nhà nước

Theo quy định tại Luật DN 2005, 2014, 2020, bản thân DNNN không phải là một loại hình doanh nghiệp, ở giác độ pháp lý mà nó chỉ cách gọi để phân biệt vốn trong DN thuộc sở hữu của nhà nước hay của các thành phần kinh tế khác. DNNN cũng được tổ chức dưới các loại hình doanh nghiệp theo quy định của các văn bản này.

Luật DNNN sửa đổi 2003, DNNN được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật DNNN và công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước. Tổng công ty nhà nước: Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập trên cơ sở tập hợp và liên kết các công ty nhà nước thành viên có tư cách pháp nhân, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính, nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty. Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập là hình thức liên kết thông qua đầu tư, góp vốn của công ty nhà nước có qui mô lớn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác, trong đó công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là tổng công ty được thành lập để thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập và các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do mình thành lập; thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu với cổ phần, vốn góp Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu hoặc hình thức pháp lý từ các công

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí