Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức, Nhất Là Đội Ngũ Cán Bộ Làm Công Tác Tiếp Công Dân, Xử Lý Đơn Thư, Giải Quyết Tố Cáo, Đội Ngũ Cán Bộ,

thể yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện. Đặc biệt, Chỉ thị số 27-CT/TW đã xác định rõ quan điểm: “việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp” [18]. Gần đây nhất, trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ: “Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội, về kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; cơ chế bảo vệ, khuyến khích những người làm công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý tham nhũng cũng như với người tố cáo, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời xử lý nghiêm những người lợi dụng chống tham nhũng, lãng phí để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ;…” [6].

Các chủ trương, chính sách quan trọng nói trên là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa thành các quy định pháp luật, đồng thời cũng hình thành khuôn khổ chính sách lãnh đạo, chỉ đạo để cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng vào cuộc, thực hiện tốt công tác bảo vệ người tố cáo trong thực tế.

2.3.2. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tố cáo, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vị trí, vai trò của cán bộ. Người nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [53, tập 5, tr.269]. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [53, tập 5, tr.240]. “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công,…Không có cán bộ tốt thì hỏng việc,...” [53, tập 6, tr.46].

Do đó, có thể nói, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tố

cáo, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay. Để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra đó, cần phải xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tố cáo, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo trên mọi mặt, từ nhận thức, trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, văn hóa công vụ cho đến năng lực, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ với những yêu cầu chủ yếu sau:

- Có nhận thức đúng, đủ về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện quyền tố cáo, của việc bảo vệ người tố cáo để từ đó ý thức rõ về chức trách, bổn phận, nêu cao trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ người tố cáo.

- Thực hiện tốt văn hóa công vụ. Nói đến văn hóa công vụ ở đây là vì đây là loại hình văn hóa riêng có của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, gắn với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cần có trong hoạt động thực thi chức trách, công vụ, nhiệm vụ. Mục tiêu xây dựng, nâng cao văn hóa công vụ là nhằm góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội. Vì thế, văn hóa công vụ, nếu nhìn trong sự so sánh tương đối là khái niệm hẹp hơn khái niệm văn hóa pháp lý (loại hình văn hóa mà đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng phải có) sẽ được phân tích ở phần sau.

2.3.3 Các yếu tố kinh tế, văn hoá pháp lý, dư luận xã hội

Thứ nhất, các yếu tố kinh tế. Tác động của kinh tế đối với việc bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay biểu hiện rất rõ trên hai khía cạnh sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

- Các nguyên tắc, quy luật của nền kinh tế thị trường, các yếu tố của thị trường…tác động đến các quan hệ pháp luật về tố cáo, về bảo vệ người tố cáo, chi phối đến mỗi công dân, cá nhân trong xã hội khi thực hiện quyền tố cáo và tham gia vào quan hệ bảo vệ người tố cáo.

- Sự phát triển của nền kinh tế cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp cấp các nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ…phục vụ cho công tác bảo vệ người tố cáo.

Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 10

Thứ hai, các yếu tố văn hoá pháp lý. Nhìn sâu vào văn hóa pháp lý và mối quan hệ giữa văn hóa pháp lý với việc bảo vệ người tố cáo, chúng ta thấy trong tự thân của chúng có sự liên hệ chặt chẽ, tác động tương hỗ lẫn nhau. Chuyển hóa, hiện thực được văn hóa pháp lý thành những hành vi pháp lý thực tiễn trong quá trình thực hiện quyền tố cáo, tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo, giải quyết tố cáo, trong công tác bảo vệ người tố cáo sẽ giúp thực hiện tốt việc bảo vệ người tố cáo. Ngược lại, việc thực hiện bảo vệ người tố cáo một cách thực chất, có hiệu quả cũng góp phần vun trồng, bồi đắp những giá trị pháp luật, giá trị nhân văn của văn hóa pháp lý.

Xây dựng văn hóa pháp lý trong việc bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay là xây dựng văn hóa pháp lý trong cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và trong nhân dân, trong xã hội. Trong đó, cần phải củng cố, tăng cường các giá trị cốt lõi sau:

- Ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền tố cáo, ý thức tôn trọng người tố cáo và bảo vệ người tố cáo từ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và xã hội; sự tuân thủ, chấp hành nghiêm pháp luật của cơ quan chức năng, của người có thẩm quyền, trách nhiệm trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ, nhất là trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tố cáo, trong công tác bảo vệ người tố cáo.

- Ý thức tôn trọng pháp luật, sự hiểu biết đúng, đầy đủ quy định pháp luật của người dân trong khi thực hiện quyền tố cáo, trong bảo vệ người tố cáo; ý thức tôn trọng, chấp hành của người dân và xã hội đối với các kết luận nội dung tố cáo khách quan, đúng pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền.

- Củng cố niềm tin mạnh mẽ của người dân và xã hội đối với pháp luật, tính thượng tôn của pháp luật và công lý.

Thứ ba, dư luận xã hội. Trong mối quan hệ với việc bảo vệ người tố cáo, dư luận xã hội có thể tác động theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Ở chiều tiêu cực, tâm lý “dĩ hòa vi quý”, ngại va chạm, thái độ cả nể, né tránh, nhún nhường, thậm chí cam chịu dẫn đến sự thụ động, thiếu tích cực trong đấu tranh chống hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật. Cùng với đó, là sự nhìn nhận, đánh giá chưa đúng về vai trò quyền tố cáo, của người tố cáo, có khi còn xem người tố cáo như là “người nhiều chuyện”, “kẻ gây rối” và thái độ bàng quan trước hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, thái độ xa lánh, thậm chí vô hình chung cô lập người tố cáo xuất hiện ở nhiều người, số đông hay thậm chí đa số trong một nhóm xã hội, một tập thể, cộng đồng. Thì dư luận xã hội theo hướng tiêu cực này thực sự không có lợi cho người tố cáo, đối với việc bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, dư luận xã hội tích cực với sự đánh giá đúng, thái độ tôn trọng, ủng hộ đối với những người tố cáo vô tư, chính trực thì có tác dụng động viên, cổ vũ, khích lệ rất lớn những hành vi tố cáo đúng pháp luật vì lợi chung. Dư luận xã hội như thế chắc chắn cũng sẽ thể hiện rõ sự lên án, phản đối, đồng thời gây sức ép, cản trở những hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo.

Để tạo ra dư luận xã hội tích cực trong việc bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay, vấn đề là làm sao thực hiện tốt định hướng dư luận xã hội với những nội dung chính sau:

- Hình thành trong nhân dân nhận thức đúng về giá trị quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền tố cáo nói riêng, vai trò của người tố cáo, việc bảo vệ người tố cáo.

- Xây dựng trong cộng đồng, xã hội thái độ tích cực phát hiện, đấu tranh chống những hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, thái độ mạnh mẽ ủng hộ, bảo vệ những hành vi cao đẹp, bảo vệ người tố cáo; đồng thời có thái độ đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng đối với những hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo.

- Hình thành những hành vi phát ngôn phù hợp, đúng quy định trong cộng đồng, xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tố cáo, lên án, phản đối những hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo.

Trong thực hiện định hướng dư luận xã hội nói trên, việc phát huy vai trò của báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng là hết sức cần thiết và quan trọng.

Tiểu kết Chương 2

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, tác giả Luận án đi đến một số kết luận sau:

- Hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau về tố cáo nói chung và tố cáo hành chính nói riêng. Thuật ngữ “tố cáo” cũng đã được xác định trong pháp luật luật thực định ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua nghiên cứu về mặt lý luận, cùng với việc xây dựng một định nghĩa mới về tố cáo theo pháp luật hành chính (tố cáo hành chính), tác giả Luận án cho rằng cần có quan niệm rõ và mới hơn về tố cáo. Theo đó, xét về bản chất, tố cáo không phải là nhằm trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích của người tố cáo mà là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ lợi ích chung. Do đó, cũng cần có quan niệm mới về thủ tục tố cáo và cơ chế, trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo khác với khiếu nại và giải quyết khiếu nại; theo hướng đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho người tố cáo, bảo vệ người tố cáo.

- Luận án đề xuất phát triển khái niệm bảo vệ người tố cáo dựa trên hai hướng tiếp cận: một là, bảo vệ người tố cáo là một quyền của người tố cáo - quyền tự thân, quyền con người của người tố cáo; và hai là, bảo vệ người tố cáo là một chế định của Luật hành chính. Từ sự phân tích theo hai hướng tiếp cận đó, Luận án đi đến định nghĩa về bảo vệ người tố cáo như sau: Bảo vệ người tố cáo là một chế định của Luật hành chính quy định về phương thức, biện pháp, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện quyền được bảo vệ nhằm bảo đảm những quyền con người của người tố cáo.

Theo đó, bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính có các đặc điểm cơ bản sau: thứ nhất, khách thể của bảo vệ người tố cáo chính là quyền con người của người tố cáo; thứ hai, chủ thể bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân, của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm trước hết và chủ yếu thuộc về Nhà nước; thứ ba, phạm vi và nội dung bảo vệ người tố cáo có đặc điểm là gắn với quyền con người nhưng liên quan tới việc bảo đảm cho quyền con người không bị những tổn hại, xâm phạm khi thực hiện việc tố cáo.

Các hình thức pháp lý hành chính bảo vệ người tố cáo bao gồm hai loại:

(i) Các hình thức pháp lý hành chính mang tính chất bảo đảm cho người tố cáo thực hiện quyền được bảo vệ (trình tự, thủ tục bảo vệ, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, như: bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm…, các biện pháp khắc phục, phục hồi, như: bảo vệ vị trí công tác, việc làm…; (ii) Các hình thức pháp lý mang tính chất bảo vệ quyền (trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất và khiếu nại, tố cáo).

- Pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng, thể hiện trên các phương diện: (i) Thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thành mục tiêu chung, nhiệm vụ chung của xã hội; (ii) Thiết lập cơ sở pháp lý, khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội thực hiện việc bảo vệ người tố cáo; (iii) Giáo dục, nâng cao ý thức con người trong xã hội về bảo vệ người tố cáo; (iv) Nội luật hóa các cam kết quốc tế, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo.

- Nội dung điều chỉnh pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo gồm có: (i) Các nguyên tắc pháp lý trong việc bảo vệ người tố cáo; (ii) Các vấn đề điều chỉnh cơ bản. Trong đó, các vấn đề điều chỉnh cơ bản của pháp luật bảo vệ người tố cáo gồm có: thứ nhất, chủ thể được bảo vệ, phạm vi, giới hạn, điều kiện được bảo vệ; thứ hai, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ người tố cáo; thứ ba, các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp đó.

- Các yếu tố chính tác động đến việc bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam, bao gồm: (i) Các chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ người tố cáo; (ii) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tố cáo, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo; (iii) Các yếu tố kinh tế, văn hoá pháp lý, dư luận xã hội.

Chương 3

THỰC TRẠNG BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM


3.1. Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam

Tố cáo và bảo vệ người tố cáo được ghi nhận là một quyền công dân, quyền con người trong Hiến pháp

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, chính quyền mới dân chủ nhân dân rất quan tâm đến việc thể chế hoá và hiện thực hoá các quyền tự do, dân chủ..., trong đó có quyền KN, TC. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước ta, tuy chưa có một điều khoản cụ thể nào quy định quyền KN, TC, song thể chế dân chủ mà Hiến pháp này tạo dựng lên đã là nền tảng cơ bản hình thành quyền KN, TC trên thực tế [58].

Quyền tố cáo chính thức được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1959 tại Điều 29. Việc bảo vệ người tố cáo cũng lần đầu tiên được Hiến pháp đặt ra một cách chính thức với quy định: “Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường” [90].

Đến Hiến pháp năm 1980, cùng với việc củng cố thêm quyền tố cáo của công dân, việc bảo vệ người tố cáo cũng tiếp tục được chú ý và phát triển hơn. Tại Điều 73 Hiến pháp năm 1980 quy định: “...Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo” [91]. Đây là lần đầu tiên Hiến pháp quy định nghiêm cấm việc trả thù người tố cáo. Cùng với đó là việc bổ sung quy định: “Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh”. Các điều này đã góp phần củng cố nền tảng Hiến pháp cho việc bảo vệ người tố cáo, đặt cơ sở Hiến pháp cho việc thể chế hóa, cụ thể hóa thành pháp luật về bảo vệ người tố cáo.

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 26/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí