Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 2

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sau Hội nghị Hiệu trưởng ở Vũng Tàu năm 1988, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã ban hành Quy chế tạm thời về quản lý đào tạo làm cơ sở cho việc triển khai “quy trình đào tạo mới” theo học phần và sau một vài năm áp dụng, quy chế này được chính thức hoá vào tháng 12 năm 1990.

Học chế tín chỉ được khai sinh năm 1872, tại Viện Đại học Harvard (Hoa Kỳ) dưới sự điều hành của Charles Eliot, xuất phát từ yêu cầu là quá

trình đào tạo được tổ chức sao cho người học lựa chọn được cách học

phù hợp nhất với khả năng, điều kiện của mình và cơ sở đào tạo phải

thích ứng dễ dàng trước nhu cầu biến động nhanh chóng, đa dạng của đời sống xã hội. Với ý nghĩa đó, đào tạo theo học chế tín chỉ phát triển nhanh

và lan rộng ra toàn nước Mỹ. Từ

đầu thế kỷ

XX, học chế

tín chỉ

phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

triển ra nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như: Nhật, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Senegal, Mozambic, Nigieria, Uganda,… Trước sự lớn mạnh đó, 29 Bộ trưởng đặc cách giáo dục đại học ở các nước Liên minh Châu Âu ký “Tuyên ngôn Boglona” với mục đích hình thành “Không gian giáo dục đại học Châu Âu” (European Higher Education Area) nhằm triển khai học chế tín chỉ trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học.

Ở Việt Nam, trước năm 1975, học chế

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 2

tín chỉ

được triển khai ở

Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ Đức. Sau năm 1975, tư tưởng

về học phần xuất hiện năm 1987, quy chế đào tạo theo học phần tạm

thời ra đời năm 1988 và hoàn chỉnh vào năm 1990 với khái niệm HỌC PHẦN và ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH, đào tạo theo 2 khối kiến thức và 3 học phần, điểm trung bình chung. Học chế học phần được xây dựng với mục

đích tạo điều kiện cho người học tích luỹ dần kiến thức theo các mô­đun. Như vậy, học chế học phần có điểm giống nhau cơ bản với học chế tín chỉ, nhưng nó chưa phải hoàn toàn là tín chỉ mà thực chất là sự kết hợp giữa niên chế và tín chỉ. Trường Đại học tiên phong áp dụng học chế học phần triệt để ­ học chế tín chỉ là Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, năm học 1993 – 1994. Sau đó, các Đại học khác như Đà Lạt, Cần Thơ, Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Thuỷ sản Nha Trang, Dân lập Thăng Long – Hà Nội, Hải Phòng, Thương Mại, Nông Nghiệp Hà Nội, Hoa Sen TP. Hồ Chí Minh, Dân lập Phương Đông,… cũng đã triển khai

học chế tín chỉ. Trong "Chương trình hành động của Chính phủ” thực

hiện nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục đã chỉ rõ: "Mở rộng, áp dụng học chế tín chỉ trong đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,...". Năm học 2009 – 2010, có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đang tích cực chuẩn bị đào tạo theo học chế tín chỉ theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự phát triển này đánh dấu bước đổi mới đúng đắn của giáo dục đại học Việt Nam [5, tr.7].

Triết lý cơ bản của hệ thống tín chỉ là "Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo". Nói cách khác, đào tạo theo học chế tín chỉ là hình thức đào tạo hướng về người học, tất cả vì người học.

Chuyển sang phương thức đào tạo theo học chế

tín chỉ

tạo ra sự

thay đổi lớn về phương cách, thói quen dạy ­ học của người dạy lẫn

người học. Đối với hình thức đào tạo này thì khối lượng giờ giảng trên lớp sẽ giảm đi, mà sẽ tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Vì vậy, khi áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự nghiên

cứu của sinh viên có vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định hiệu

quả

chất lượng đào tạo. Trường Đại học An Giang cũng đang tổ

chức

thực hiện chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế học phần sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Có thể thấy, trong nhiều tài liệu nghiên

cứu về

hoạt động tự

học, các nhà nghiên cứu đều khẳng định tự

học

không phải là một đề tài mới lạ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hoạt động tự học trong học chế tín chỉ vẫn còn là vấn đề mới. Vì vậy, trong luận văn này tác giả tập trung vào việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường theo học chế tín chỉ.

1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài

Để xác định rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, chúng ta sẽ tìm hiểu nội hàm của một số khái niệm có liên quan đến đề tài.

1.2.1. Hoạt động tự học

1.2.1.1. Khái niệm hoạt động học

Học là quá trình con người lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và những phương thức hành vi mới, do vậy, ta thấy học chính là hoạt động nhằm tạo ra sự thay đổi kinh nghiệm của người học một cách bền vững. Để lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, con người có nhiều cách thức chiếm lĩnh khác nhau. Đó có thể là do được người khác truyền thụ, do tự quan sát, đúc kết từ lao động, môi trường sống,...

Học có thể diễn ra một cách ngẫu nhiên trong cuộc sống hàng ngày và nó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Cách học này diễn ra khi tiến hành công việc qua lao động sản xuất, hoạt động vui chơi,... không có chủ định dẫn đến kết quả tri thức mà người học nắm được sẽ rời rạc và không có hệ

thống.

Ở người học chỉ

hình thành những năng lực thực tiễn do kinh

nghiệm mang lại.

Nhưng thực tiễn để có thể tự cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người thì đòi hỏi con người phải nắm được các quy luật của tự nhiên, xã hội và quy luật về sự hình thành, phát triển con người. Nói một cách khác, ngoài

việc lĩnh hội những tri thức mang tính kinh nghiệm ra, con người cần phải nắm bắt được những tri thức khoa học, những năng lực thực tiễn mới mà cách học ngẫu nhiên không tạo ra được. Để có được những năng lực đó, người ta tiến hành một hoạt động hướng vào để thực hiện mục tiêu đó là hoạt động học (học có chủ định).

1.2.1.2. Khái niệm tự học

Tự học (self­learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của

bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định.


nhau.

Đã có nhiều nghiên cứu về

vấn đề tự

học ở

nhiều góc độ

khác


này:

Dưới đây là một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về vấn đề


Thông thường khái niệm "Tự học" được hiểu là "Tự học lấy một

mình trong sách chứ không có thầy dạy" (Theo Thanh Nghị, trong Việt

Nam tân từ điển) cũng có thể hiểu là "Tự đi tìm lấy kiến thức có nghĩa là tự học".

Tuy nhiên, theo tác giả

Nguyễn Hiến Lê, trong quyển

"Tự

học ­

một nhu cầu thời đại” ông lại cho rằng khái niệm "Tự học" nếu được

hiểu là "… không ai bắt buộc mà mình tự tìm tòi, học hỏi để hiểu biết

thêm và có thầy hay không, ta không cần biết. Người tự học hoàn toàn

làm chủ mình, muốn học môn nào tuỳ ý, muốn học lúc nào cũng được, đó mới là điều kiện quan trọng", ông cũng trích dẫn để làm rõ hơn về khái niệm và tầm quan trọng của tự học "Mỗi người đều nhận hai thứ giáo dục: Một thứ, do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn nhiều, do mình tự kiếm lấy". [26, Tr.39].

Theo tác giả Lê Khánh Bằng: "Tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định" [15, Tr.3].

Quan điểm này, tác giả cho rằng tự học là việc học của chính bản thân người học, chính họ phải huy động các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh những tri thức khoa học của loài người và biến những tri thức đó thành vốn kinh nghiệm của bản thân.

Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Việc tự học sẽ được tiến hành khi người học có nhu cầu

muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và bằng nỗ gắng chiếm lĩnh được kiến thức đó” [34, Tr.59].

lực của bản thân cố

Như vậy, tự học là hình thức hoạt động nhận thức của người học nhằm chiếm lĩnh tri thức, tự mình luyện tập các thao tác, hành động để hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Tự học giúp người học tự tìm ra tri thức mới, cách thức hành động mới bằng chính nỗ lực của bản thân mình. Tự học hình thành nên những con người năng động, sáng tạo.

Các đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ trong những năm gần đây

thuộc ngành quản lý giáo dục cũng đã đề

cập đến vấn đề

tự học, tự

nghiên cứu của sinh viên trong từng hoàn cảnh nhà trường cụ thể, của

từng môi trường đào tạo ngành nghề chuyên biệt. Những luận văn này đã đóng góp một phần tích cực trong các công tác quản lý của nhà trường với hoạt động tự học nói riêng và của giáo dục nói chung.

1.2.2. Sinh viên

Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La­tinh "Student" có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác

tri thức. Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với từ "Student" trong

tiếng Anh, "Etudiant" trong tiếng Pháp và "Cmgenm" trong tiếng Nga. "Sinh viên" là để chỉ những người theo học ở bậc đại học và phân biệt với học sinh đang theo học ở bậc phổ thông.

Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ "sinh viên" được diễn nghĩa ra là người bước vào cuộc sống, cuộc đời. Còn theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm

"sinh viên" được dùng để

chỉ

người học ở

bậc đại học

[12]. Theo Quy

chế

công tác Học sinh Sinh viên trong các trường đào tạo của Bộ

Giáo

dục và Đào tạo thì: " sinh viên" là người đang theo học hệ đại học và cao đẳng.

Từ đó ta có thể hiểu: khái niệm "sinh viên" là những người đang

học tập tại các trường đại học, cao đẳng ­ nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội.

1.2.3. Quản lý

1.2.3.1. Khái niệm quản lý

Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo

từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động.

Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mỗi ngành khoa học nghiên cứu quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra những định nghĩa khác nhau. Chúng tôi sẽ trình bày dưới đây một số định nghĩa, quan niệm về "Quản lý" của các nhà triết học, nhà khoa học quản lý như sau:

Theo Harold Koontz: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm

bảo sự

phối hợp những nỗ

lực của cá nhân nhằm đạt được các mục

đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằn hình thành một

môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của

nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có thể tổ chức về quản lý là một khoa học" [25, Tr.33].

Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: “Quản lý là phương thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống bao gồm hệ các quy tắc ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ

thống nhằm duy trì tính trội hợp lý của cơ mục tiêu” [24].

cấu và đưa hệ

sớm đạt tới

"Quản lý (cai trị) là công việc của các bậc đại nhân. Đó là biết tập hợp quanh mình những người hiền" (Mặc Tử, Trung Hoa).

Theo H.Fayol (l841 ­ 1925), nhà tư tưởng Pháp: "Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra".

F.W.Taylor (1856 ­ 1915), người được coi là "cha đẻ của thuyết

quản lý khoa học" đã nêu lên tư tưởng cốt lõi trong quản lý là: "Mỗi loại

công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và phải quản lý chặt

chẽ". Theo ông: "Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất".

Peter Drucker quan niệm: "Quản lý là một chức năng xã hội nhằm để phát triển con người và xã hội với những hệ giá trị, nội dung, phương pháp biến đổi không ngừng".

Qua các định nghĩa và quan niệm về “Quản lý” như đã trình bày ở trên, ta thấy rằng trong hoạt động quản lý luôn tồn tại hai thành tố đó là chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một nhóm người có chức năng quản lý, điều khiển tổ chức để

tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu. Khách thể quản lý là những

người chịu sự tác động, chỉ đạo của chủ thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.

Quản lý có nhiều loại khác nhau, trong đó quản lý xã hội là phức tạp nhất. Bởi vì, xã hội một mặt là hệ thống trên của kinh tế, bao gồm toàn bộ các hoạt động về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá, tinh thần,

… nên nó chứa đựng tất cả những sự phức tạp của các đối tượng phải quản lý; mặt khác trong quá trình quản lý xã hội còn có những quan hệ phi kết cấu như quan hệ đạo đức, quan hệ cá nhân, quan hệ xã hội nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các đối tượng, các quan hệ làm cho việc quản lý càng phức tạp và khó khăn hơn. Do vậy, quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô.

1.2.3.2. Chức năng quản lý

Tiến trình quản lý là một phức hợp những kỹ năng có tính hệ thống rất sinh động và phức tạp. Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau. Những loại công việc quản lý này gọi là các chức năng quản lý. Như vậy, các chức năng quản lý là tập hợp những

nhiệm vụ quản lý khác nhau, mang tính độc lập tương đối, được hình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022