QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nhân loại đã và đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin cùng với nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ, giáo dục và đào tạo đang diễn ra những biến đổi sâu sắ
c trên quy mô toàn cầu.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X đã
quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 2
- Đặc Trưng Của Hoạt Động Tự Học Trong Trường Đại Học
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Học Chế Tín Chỉ Và Sự Thúc Đẩy Sinh Viên Ý Chí Tự Học.
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
tế tri thức, tạo nền tảng để
đưa nước ta cơ
bản trở
thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trước đó, tại Báo cáo
chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định các nguồn lực tác động đến sự phát triển của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay gồm: nguồn lực con người Việt Nam; nguồn tài nguyên thiên nhiên; cơ sở vật chất kỹ thuật; các nguồn lực ngoài nước. Trong các nguồn lực đó, Đảng ta khẳng định nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất và đóng vai trò then chốt.
Nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy sáng tạo, có ý chí và có trí tuệ, biết sử dụng và vận dụng các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng góp phần tác động vào quá trình đổi mới đất nước. Các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó trí tuệ con người là nguồn lực vô tận.
Đối với nước ta, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang là nhu cầu cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá.
Trong xu thế
toàn cầu hoá kinh tế, vấn đề
phát triển nguồn nhân lực
nhằm đáp ứng xu thế chuyển dần sang nền kinh tế tri thức đang được các
nước ưu tiên. Trong đó, lao động tri thức là nhân lực đóng vai trò hàng đầu của sự phát triển kinh tế.
Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ
bản nhất để
thực
hiện mục đích của quá trình giáo dục tổng thể, trong đó tự học là phương thức cơ bản để người học có được những hệ thống tri thức phong phú và thiết thực. Tự học tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời của mỗi người, đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được thể hiện qua các câu thành ngữ, tục ngữ "Học một, biết mười", "Đi một
ngày đàng, học một sàng khôn", "Học thầy không tày học bạn",... Chất
lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên khi tạo ra được năng lực sáng
tạo của người học, khi biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo
dục. Quy mô giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về việc "lấy tự học làm gốc" đã được nhân dân ta luôn coi trọng. Điều 5 của Luật Giáo dục 2005 quy định "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên"; "… đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh phát triển phong trào tự học, tự đào tạo..."; "… tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh" [9].
Nghị quyết số 14/2005/NQCP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước
ngoài”[10]. Để
đáp
ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước
trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trong đó, vấn đề đổi mới phương thức
đào tạo và quản lý đào tạo theo hướng hiện đại hoá đã và đang trở thành
một yêu cầu cấp bách. Trường Đại học An Giang đang trong cơ chế
chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế học phần sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, điều này vừa đồng thời tạo ra vừa đòi hỏi một sự thay đổi lớn về công tác quản lý đào tạo của Nhà trường. Đối với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi là nhân tố quan trọng, quyết định việc đẩy mạnh chất lượng đào tạo của Trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng đào tạo của Trường chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã
hội, điều này có thể
do nhiều nguyên nhân chủ
quan, khách quan khác
nhau, trong đó, các biện pháp quản lý có thể là một trong những yếu tố tác
động không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Lý luận về khoa học quản lý
cho thấy, hoạt động có ý thức của con người luôn bao hàm ý nghĩa của quản lý. Để đạt được mục đích đề ra, các biện pháp, phương thức quản
lý luôn được xem là một nhân tố
quan trọng. Xuất phát từ
cơ sở
nhận
thức đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt động tự học
của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp theo học chế tín chỉ”.
2. Mục đích nghiên cứu
ứng yêu cầu đào tạo
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận giáo dục đại học và thực tiễn quản
lý của Nhà trường, làm rõ và đề
xuất một số
biện pháp quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên khi áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học An Giang, góp phân
nâng cao nhận thức về trường đại học.
công tác quản lý hoạt động tự
học trong môi
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tự học và công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang.
Đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động tự
học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp theo học chế tín chỉ.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
ứng yêu cầu đào tạo
học.
Khách thể nghiên cứu.
Hoạt động tự học của sinh viên trường Đại
Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lý hoạt động tự
học
của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp học chế tín chỉ.
5. Giả thuyết khoa học
ứng yêu cầu đào tạo theo
Hiện nay, kết quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang còn hạn chế. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ là điều cấp thiết.
Nếu áp dụng đầy đủ, đồng bộ các biện pháp quản lý cùng với sự đảm
bảo điều kiện vật chất cần thiết thì hoạt động tự học của sinh viên trong điều kiện áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ đạt được hiệu quả mong muốn, đảm bảo chất lượng đào tạo.
6. Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu đã đặt ra, nội dung luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm thứ II, III, IV Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang (200 phiếu), nơi tác giả
đã và đang trực tiếp làm việc; nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên đáp ứng đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Nhà trường (40 giảng viên và cán bộ quản lý).
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ trong giai đoạn hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, trên cơ sở thế giới quan khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được áp dụng gồm:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích
tổng hợp những tư liệu như: tư liệu về giáo dục học tâm lý học, lý luận về quản lý giáo dục, các văn bản về sinh viên, về tín chỉ.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia.
Nhóm các phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các công thức toán học như trung bình cộng, thống kê và phân tích số liệu,...
8. Giới hạn của đề tài
Mục đích nghiên cứu đã xác định và sự chi phối của các điều kiện khách quan về nhận thức, về cơ chế đảm bảo, nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang trong giai đoạn hiện nay, với
hy vọng qua việc phân tích cho Khoa Sư phạm sẽ mở rộng kết quả cho các Khoa khác trong giai đoạn tiếp theo.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương l: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2:
Thực trạng quản lý hoạt động tự
học của sinh viên
Trường Đại học An Giang.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của
sinh viên Trường Đại học An Giang đáp chế tín chỉ.
ứng yêu cầu đào tạo theo học
Chương l
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong tiến trình phát triển chung của nhân loại, tri thức có vai trò to lớn thức đây sự tiến bộ của xã hội. Sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia đều dựa trên nền tảng tri thức và muốn có tri thức thì phải phát
triển giáo dục. Ý thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của tri thức,
Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội học tập với phương hướng, con đường thực hiện là kết hợp đến trường, giáo
dục từ trọng.
xa và tự
học. Trong đó tự
học để
trưởng thành là vô cùng quan
Một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng nhất trong xã hội
học tập là tư tưởng tự học tập suốt đời. Vì “Việc học không bao giờ là muộn" (Ngạn ngữ) hay “Bác học không có nghĩa là ngừng học" (Đác uyn). Quan niệm tự học và học tập suốt đời nổi lên trong thời đại ngày nay như một chìa
khoá mở cửa đi vào thế kỷ 21 thế giới của nền kinh tế tri thức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, vấn đề học tập và rèn luyện. Có nhiều bài phát biểu, bài viết trong những thời điểm, hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhưng bao giờ Bác cũng nhấn mạnh đến tác dụng và hiệu quả to lớn của việc học tập và rèn luyện. Bác cho rằng học tập giúp con người tiến bộ, nâng cao phẩm chất, mở rộng hiểu biết, làm thay đổi hiệu quả lao động. Đặc biệt, Bác rất nhấn mạnh đến
tác dụng của tự
học. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ
nhất về
công tác
huấn luyện và học tập khai mạc ngày 6 tháng 5 năm 1950, Bác đã khuyên học viên: “Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập”. Ở tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), khi nói về công tác huấn luyện cán bộ, Bác cũng nhắc nhở về cách học tập: "Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo góp vào”[13, Tr.57]. Như vậy, theo Bác việc tự học giữ vai trò rất quan trọng, có tác dụng quyết định cho kết quả học tập. Việc tự học phải xuất phát từ động lực của chính bản thân
người học, nhưng vẫn cần sự
hỗ trợ, tác động từ
môi trường học tập,
cần sự chỉ đạo hướng dẫn của nhà trường, của người thầy.
Nhằm đổi mới phương thức tổ chức đào tạo ở đại học trong điều kiện Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang