Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Thống kê số lượng HSG môn Ngữ văn 45

Bảng 2.2. Quy ước tiêu chí và điểm đánh giá 47

Bảng 2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát 48

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các mục tiêu trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 49

Bảng 2.5. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện các mục tiêu trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 50

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện các mục tiêu trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 51

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các nội dung trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 52

Bảng 2.8. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện các nội dung trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện các nội dung trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 54

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ sử dụng hình thức trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 2

thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 55

Bảng 2.11. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng hình thức trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 56

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả sử dụng hình thức trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS

thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 57

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ sử dụng phương pháp trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 58

Bảng 2.14. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng phương pháp trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 59

Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả sử dụng phương pháp trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 60

Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn

ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 61

Bảng 2.17. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện đánh giá kết quả trải hoạt động nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường

THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 63

Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện đánh giá kết quả trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các

trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 64

Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ sử dụng điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở

các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 65

Bảng 2.20. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 67

Bảng 2.21. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả sử dụng điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở

các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 68

Bảng 2.22. Đánh giá của CBQL và GV về việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 71

Bảng 2.23. Đánh giá của CBQL và GV về việc tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 73

Bảng 2.24. Đánh giá của CBQL và GV về việc chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 74

Bảng 2.25. Đánh giá của CBQL và GV về việc kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 75

Bảng 3.1. Đối tượng và địa bàn khảo sát 97

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Kết quả học tập bộ môn Ngữ văn của HS 45

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của CBQ và GV về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn 70

Biểu đồ 2.3. Nhận thức của HS về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn 71

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 77

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 96

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp 98

Biểu đồ 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 100

Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các

biện pháp 102

MỞ ĐẦU


1 L do chọn đề t i

Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) được xem là một trong những điểm nhấn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Bằng nhiều công văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, nhà trường tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh (HS) trong các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học bộ môn.

Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm là đặt HS trong môi trường hoạt động học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn của cộng đồng. Điều này phù hợp với chủ trương đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS trong giai hiện nay.

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể thì khi tham gia hoạt động trải nghiệm, HS được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc ngoài nhà trường, dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV) hoặc nhà giáo dục. Quá trình hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của HS. Chính HS sẽ tự học qua trải nghiệm để hình thành năng lực cho chính mình.

Nghị quyết 29/NQ/TW đã chỉ rõ “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và xã hội”. Như vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các bộ môn nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng có tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho người học.

Hiện nay, hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng mặc dù đã có những sự đổi mới về phương pháp theo định hướng dạy học tiếp cận phẩm chất, năng lực người học nhưng vẫn

còn mờ nhạt, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, trong dạy học bộ môn Ngữ văn, giáo viên lên lớp vẫn còn gặp nhiều lúng túng trong thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong việc giúp học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn giúp các em hình thành các phẩm chất, năng lực. Chưa nói đến cách thức thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong bộ môn Ngữ văn, giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết, GV vẫn quen với cách thức cũ, dạy học đơn thuần, có chăng cũng tổ chức được một hoặc hai hoạt động nhóm nhưng chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính gượng ép. Do vậy, dạy học Ngữ văn dễ rơi vào tình trạng truyền thụ một chiều, giờ học đơn điệu, tẻ nhạt, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn như trên, với tư cách vừa là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ văn, vừa là một cán bộ quản lý trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trước những băn khoăn, trăn trở về chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, với mong muốn đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học bộ môn Ngữ văn sao cho hiệu quả, chất lượng, tạo niềm húng thú, say mê cho người học, hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh, đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”.

2 Mục đ ch nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn tại các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giúp học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn học, phát huy tính tự chủ và tiềm năng sáng tạo của bản thân, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

4 Câu hỏi nghiên cứu

Làm thế nào để quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn cho học sinh trường THCS theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh phát triển được phẩm chất, năng lực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn?

5 Giả thuyết hoa học

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS là xu hướng thời đại và là việc làm cần thiết, phù hợp để thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập so với thực tiễn. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ dựa trên các luận cứ và luận chứng xác đáng, triển khai một cách đồng bộ sẽ đảm bảo tính phù hợp, khả thi và khắc phục được những bất cập, giúp học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn học, phát huy tính tự chủ và tiềm năng sáng tạo của bản thân, góp phần hình thành và phát triển phát triển năng lực, phẩm chất cho người học.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1. Giới hạn về chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý trong đề tài bao gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn và Giáo viên môn Ngữ văn. Nhưng chủ thể quản lý thể chính là Hiệu trưởng. Các chủ thể khác là chủ thể phối hợp trong quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học bộ môn Ngữ văn cho học sinh THCS.

7.2. Giới hạn về khách thể điều tra

- Cán bộ quản lí: ãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT (Phòng GDTr.h) (02 người), lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT (03 người), Hiệu trưởng (05 người), Tổ trưởng chuyên môn (05 người).

- Giáo viên: 30 người (05 trường)

- Học sinh: 200 học sinh (05 trường)

7.3. Giới hạn về địa bàn khảo sát

Khảo sát trong giới hạn 05 trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ bao gồm: 02 trường đại diện khu vực trung tâm, 03 trường đại diện khu vực vùng ven Thành phố.

7.4. Giới hạn về thời gian khảo sát

- Đề tài sử dụng số liệu thống kê từ năm học 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020 (03 năm).

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận quản lý giáo dục từ các văn bản, tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023