Quản Lý Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở

Cách thức đánh giá

Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do GV môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, GV có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về HS, việc HS trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...

Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.

Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc HS được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính HS, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. Học sinh cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.

1.4. Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở

1.4.1. Lập kế hoạch quản lý dạy học môn Ngữ văn theo đinh hướng năng lực ở trường Trung học cơ sở

Cơ sở để xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch chuyên môn theo định hướng PTNL là chỉ thị năm học mới của Bộ GD - ĐT, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT và hướng dẫn dạy học bộ môn Ngữ văn. Trên cơ sở điều tra tình hình chất lượng HS của nhà trường ở năm học trước, điều tra tình hình đối với GV số lượng, chất lượng và các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học, hiệu trưởng lên kế hoạch năm học đảm bảo đủ điều kiện khả thi nhất.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ/khối chuyên môn xây dựng kế hoạch chung của cả tổ/khối.

Lập kế hoạch công tác từng tháng, học kỳ và cả năm. Xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu. Nêu các biện pháp thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp như: cơ sở vật chất, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy trong giai đoạn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Để đảm bảo chất lượng dạy học, mỗi cá nhân và tổ/nhóm chuyên môn cần thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đồng thời cán bộ quản lí nhà trường cần theo dõi, kiểm tra đôn đốc sát sao, tạo điều kiện tốt nhất cho họ đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Quản lí dạy học môn Ngữ văn không chỉ đơn thuần là quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ GV dạy môn Ngữ văn theo ĐHNL cụ thể bao gồm các nội dung như sau:

- Kế hoạch quản lý về mục tiêu, chương trình môn học Ngữ văn theo ĐHNL học sinh. Kế hoạch phải bám sát vào mục tiêu, chương trình của kế hoạch chung do Bộ giáo dục và đào tạo, Kế hoạch của Sở giáo dục và đào tạo.

Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 6

- Kế hoạch quản lý nội dung dạy học Ngữ văn theo ĐHNL học sinh. Nhằm giúp Hiệu trưởng nhà trường trường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình đủ và đúng tiến độ thời gian, không được thêm bớt, cắt xén hoặc làm sai lệch nội dung chương trình đã phê duyệt từ đầu năm học. Không được phép giảng dạy những nội dung ngoài chương trình đã phê duyệt.

- Quản lí về kế hoạch dạy học của giáo viên Ngữ văn theo ĐHNL học sinh. Việc lập kế hoạch nội dung này, hiệu trưởng nhà trường cần thông qua tổ chuyên môn Ngữ văn để thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy trong năm học trước và những vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa, PP giảng dạy trong năm học mới để phát huy hơn nữa năng lực học sinh qua môn học Ngữ văn ĐHNL học sinh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ, của Sở giáo dục và đào tạo.

- Kế hoạch quản lý việc sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất trong bộ môn Ngữ văn phát huy năng lực học sinh. Dạy học không đơn thuần là thuyết giảng mà phải gắn với các PP dạy học mới và sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học. Đặc biệt các phòng học thông minh của các nhà trường đã được trang bị để phát huy tối đa năng lực của học sinh gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Chính vì vậy, hiệu trưởng nhà trường cần lập kế hoạch quản lý sử dụng CSVC, để sao cho việc sử dụng và bảo quản là hiệu quả nhất.

- Kế hoạch quản lý giờ giấc lên lớp của giáo viên Ngữ văn hướng tới PTNL học sinh. Nhằm giúp hiệu trưởng theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học thông qua: sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng, sổ sinh hoạt chuyên môn, qua tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn.

- Kế hoạch quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho GV môn Ngữ văn thực hiện tốt chương trình giảng dạy ĐHNL cho HS. Nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách tự học, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí, hoàn thành các bài bồi dưỡng thường xuyên để hiểu hiểu sâu về chương trình môn học đặc biệt là chương trình mới theo ĐHNL học sinh.

- Kế hoạch quản lý về kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm ĐHNL. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng sẽ căn cứ vào kế hoạch để chỉ đạo GV nắm chắc những PP và HT dạy học đặc trưng của bộ môn, những kiến thức đã được đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa, PP giảng dạy bộ môn theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để từ đó có kế hoạch chuẩn bị những phương tiện dạy học phù hợp, giúp cho việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của GV chính xác hơn.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực bọc sinh ở trường Trung học cơ sở

Thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/09/2011 và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT [6], các trường tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt; rà soát điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các

môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu.

Cơ sở để thực hiện kế hoạch: Kế hoạch phải phù hợp với yêu cầu của các cấp quản lý, phù hợp với đặc điểm tình hình đơn vị, thuận lợi, khó khăn xác định phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động hợp lý với đơn vị mang tính khả thi tránh chỉ tiêu quá cao không phấn đấu được gây áp lực điểm số, chỉ tiêu quá thấp dẫn đến hiệu quả giáo dục đạt không cao.

Điều kiện để đảm bảo thực hiện kế hoạch: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cần đáp ứng cho các hoạt động dạy và học. Nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách và vốn đóng góp của xã hội hóa giáo dục phục vụ kịp thời cho năm học.

Hiệu trưởng họp Hội đồng giáo dục, công bố mục tiêu chương trình GD của Bộ, của Ngành; Phân công chuyên môn GV nhà trường trong đó có môn Ngữ văn.

Hiệu trưởng ra quyết định phân công Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn (sau khi có kết quả bầu gửi lên từ các tổ chuyên môn). Tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, đạt GV giỏi từ cấp Thành phố trở lên, được mọi người trong tổ tín nhiệm.

Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn rà soát chương trình ngữ văn, XDKH bộ môn Ngữ văn theo ĐHNL. Việc rà soát chương trình thực hiện trong tuần đầu của năm học; căn cứ vào chương trình tổng thể của Bộ, của Sở giáo dục quy định, gắn với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương để rà soát đối chiếu đưa ra một chương trình khoa học và phù hợp nhất nhằm ĐHNL cho học sinh trong bộ môn Ngữ văn.

Hiệu trưởng thành lập Hội đồng thẩm định chương trình, phê duyệt chương trình dạy học Ngữ văn theo ĐHNL. Hội đồng thẩm định phải là những người có uy tín, có khả năng phân tích, tổng hợp cao, có bề dày kinh nghiệm trong chuyên môn như: Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên cốt cán của trường.

Sắp xếp thời khóa biểu theo số tiết dạy và thực hiện lịch kiểm tra, dự giờ có đánh giá vào quá trình thi đua của nhà trường. Việc sắp xếp thời khóa biểu lên lớp thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT và định mức giờ dạy của GV. Xây dựng lịch kiểm tra, dự giờ GV là một khâu quan trọng của quá trình quản lý trong nhà trường. Có kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV mới thấy được hiệu quả quá trình dạy bộ môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh.

Đánh giá nội dung thực hiện việc dạy học Ngữ văn theo ĐHNL học sinh vào các dịp sơ kết, tổng kết. Việc đánh giá này là định kỳ, thường xuyên để GV có sự cố gắng và phấn đấu trong chuyên môn, nghiệp vụ, trong việc tự bồ dưỡng năng lực bản thân.

Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học, triển khai theo từng tháng năm học, theo từng tuần và từng ngày được thực hiện thông qua:

+ Thực hiện theo tuần chuyên môn, tháng chuyên môn

+Thực hiện phân công chuyên môn cho từng thành viên.

+Thực hiện theo kế hoạch thời khóa biểu của nhà trường.

+ Thực hiện theo kế hoạch thao giảng dự giờ và dạy chuyên đề.

Cần có sơ kết tuần, tổng kết tháng trong hội đồng sư phạm nhà trường có khen, chê kịp thời để động viên, khuyến khích cũng như rút kinh nghiệm cho GV giảng dạy.

Theo dõi thi đua của GV theo kế hoạch của từng tháng.

Thường xuyên theo dõi kiểm tra đôn đốc GV dạy học thông qua dự giờ đánh giá tiết dạy. Hiệu trưởng phải quán triệt tới từng GV thực hiện kế hoạch dạy học trên thời khóa biểu là pháp lệnh.

Để thực hiện tốt công tác tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở trường THCS, hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện các công việc sau:

- Tổ chức thành lập Hội đồng thẩm định chương trình, phê duyệt chương trình dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh. Nhằm xây dựng bộ phận chuyên trách, có chức năng thẩm định, phê duyệt, giám sát quá trình dạy học của GV Ngữ văn theo đúng quy định về mục tiêu, phương pháp, nội dung, hình thức của môn học.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV đáp ứng yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL cho học sinh. Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên cần căn cứ vào quy định của Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng GD&ĐT.

- Tổ chức thực hiện đổi mới PP dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh. Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo tổ trưởng tổ chuyên môn tăng cường bồi dưỡng, định hướng, tổ chức cho GV bộ môn Ngữ văn đổi mới PPDH nhằm tăng cường sự tương tác của học sinh, cũng như PTNL cho HS.

- Tổ chức xây dựng hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng năng lực cho học sinh. Việc tổ chức xây dựng hình thức, kiểm tra đánh giá HS cần căn cứ vào mục tiêu, cách thức quy định trong đánh giá HS của Bộ GD&ĐT.

- Tổ chức dự giờ hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL cho HS. Việc dự giờ sẽ giúp Hiệu trưởng nhà trường đánh giá được ưu, nhược điểm trong dạy học

của GV. Thông qua đó phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt còn thiếu sót.

- Tổ chức thao giảng “Dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực”. Hiệu trưởng nhà trường có thể tổ chức thao giảng trong nhà trường, hoặc thao giảng với một số trường bạn. Để GV có cơ hội giao lưu, cọ sát và phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

- Tổ chức phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL. Việc tổ chức phối hợp đòi hỏi sự liên tục, có cơ chế chính sách rõ ràng, tránh sự chồng chéo trong công việc.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai thực hiện dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở trường Trung học cơ sở

Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình và kế hoạch dạy học nghĩa là Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức để GV thực hiện đúng và đầy đủ yêu cầu, nội dung chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Hiệu trưởng nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học, mục tiêu, chương trình và kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học, từng khối lớp học. Từ đó làm căn cứ để thực hiện tốt chức năng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của Nhà trường.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng để phát huy năng lực học sinh.

Thực hiện Công văn 4612/Bộ GDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng PTNL và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018 [8], (có hướng dẫn bổ sung tại Công văn 5131/GDĐT-GDTrH ngày 01/11/2017).

Căn cứ hướng dẫn tại Công văn 2824/SGDĐT-GDTrH ngày 19/10/2017 của Sở GDĐT Quảng Ninh [29], 2 về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng PTNL và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, xây dựng kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường theo hướng sắp xếp lại các tiết học trong sách giáo khoa thành một số bài học theo chủ đề, nhằm tiết kiệm thời gian và tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

Căn cứ Công văn số 2275/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) [30], về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2018-2019; Công văn số 750/PGDĐT-THCS ngày 06/09/2018 của

Phòng GDĐT Hạ Long [28], về việc hướng dẫn các trường thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019.

Từ những công văn chỉ đạo trên, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn các trường triển khai bằng các kế hoạch chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó có việc Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL ở các trường THCS, gồm các nội dung sau:

- Chỉ đạo xác định chuẩn năng lực của môn học Ngữ văn theo từng khối lớp. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, GV từng dạy học từng khối trong nhà trường xây dựng nội dung dạy học sao cho phù hợp với từng khối, từng độ tuổi học sinh.

- Chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, có chất lượng chương trình, kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL. Việc thực hiện đúng đủ chương trình kế hoạch dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với từng GV Ngữ văn, thông qua đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh.

- Chỉ đạo đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo ĐHNL. Việc sử dụng PP tích cực, tăng cường sự tương tác, chủ động trong học tập Ngữ văn của HS là rất quan trọng.

- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá theo ĐHN L trong dạy học môn Ngữ văn. Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo GV sử dụng các PP kiểm tra cho phù hợp, để đánh giá HS cả về mặt kiến thức và cả về mặt kỹ năng đạt được của HS.

- Chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi về CSVC và TBDH để hỗ trợ GV thực hiện hiệu quả các hoạt động dạy học theo ĐHNL. Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo GV sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại, để kích thích HS thêm yêu thích môn Ngữ văn. Ngoài ra Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo GV sử dụng hiệu quả CSVC và TBDH.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở trường Trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá là nội dung quan trọng của quản lý dạy học. Quản lý xác định những điểm mạnh và hạn chế của GV, từ đó có sự hỗ trợ thích hợp. Thông qua kiểm tra, đánh giá, người quản lý dự báo được khả năng của GV có thể đạt được trong thực hiện nhiệm vụ được giao ở mức độ nào, cần bồi dưỡng thêm kỹ năng, phương pháp hay kiến thức trong việc tự học của GV.

Thứ hai, thông qua kiểm tra, đánh giá, người quản lý phải đánh giá được quá trình hoạt động của GV có phát huy được năng lực HS hay không, đồng thời cung cấp cho GV thông tin phản hồi về hoạt động của họ.

Thứ ba, qua các số liệu và thông tin có được nhờ kiểm tra, đánh giá giúp khẳng định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người được kiểm tra, tức là xác định

hiệu quả hoạt động của GV. Đây cũng là một trong những nội dung để đánh giá kết quả GV hàng năm theo Chuẩn nghề nghiệp.

Để phát huy tác dụng thúc đẩy hoạt động của người được kiểm tra, đánh giá thì việc kiểm tra đánh giá phải thực hiện một cách có kế hoạch, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đảm bảo khách quan, công bằng và có sự phản hồi kịp thời đến người được kiểm tra.

Từ những yêu cầu thực tiễn trên, người quản lí sẽ kiểm tra, đánh giá các nội dung sau:

- Kiểm tra kế hoạch đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh. Hiệu trưởng nhà trường cần đánh giá việc thực hiện kiểm tra của GV Ngữ văn xem có đúng kế hoạch đặt ra.

- Tổ chức xây dựng chuẩn đánh giá năng lực HS. Việc đánh giá HS không chỉ những kiến thức hàn lâm trên lớp, mà còn bao gồm cả những năng lực mà HS đạt được sau khi học môn Ngữ văn. Chính vì vậy hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng chuẩn đánh giá năng lực học sinh, và kiểm tra việc thực hiện đánh giá của GV Ngữ văn có đúng và đủ theo quy định của chuẩn hay không.

- Kết hợp các hình thức kiểm tra khác nhau trong đánh giá HS. Hiệu trưởng nhà trường cần kiểm tra việc đánh giá HS của GV Ngữ văn theo hoạt động thường xuyên hay theo hoạt động định kì, có đảm bảo theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT hay không.

- Kiểm tra và chấm bài nghiêm túc, kịp thời. Đây là công việc của người GV cần thực hiện nghiêm túc, để đảm bảo sự công bằng cho HS.

- Tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi năm học. Sau khi KT, ĐG hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở nhà trường. Hiệu trưởng cần tổ chức, rút kinh nghiệm. Tuyên dương, động viên những GV và HS có thành tích trong dạy và học môn Ngữ văn. Trên cơ sở kết quả KT, ĐG để xếp loại GV và HS.

1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh Trung học cơ sở

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước

Trong xu thế phát triển và biến đổi không ngừng của kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật. Đảng và Nhà nước ta đã xác định vai trò của Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, phát triển, thời kỳ xây dựng CNH - HĐH đất nước như “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, “đổi mới phương pháp dạy học”, “đổi mới công tác quản lý”, “mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ”… được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng XI, các Nghị quyết Trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022