Uản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Môn Ngữ Văn

trường hoạt động mang tính chất đặc thù tổng hợp của các kiến thức, kỹ năng các môn học và thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, để có thể đo lường được mục tiêu hay kết quả hoạt động phải thông qua một quá trình, mà cũng khó có thể định lượng được.

1.2.4. uản lý hoạt động trải nghiệm trong môn Ngữ văn

1.2.4.1. Quản lý

Có nhiều khái niệm khác nhau:

Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những điều kiện nhất định” [30, tr.772].+

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [22, tr.22].

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển nhất về quản lí là “Quá trình tác động có chủ hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình” [9, tr.30].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lí là sự bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới” [32, tr.32].

Theo tác giả Nguyễn Khắc Chương “Quản lí là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [12, tr.21].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lí là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí lên khách thể quản lí nhằm đạt mục tiêu chung” [2, tr.176].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

- Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lí là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lí có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lí mong muốn” [18, tr.225].

Từ những khái niệm trên, trong khuôn khổ đề tài, tác giả khái niệm: Quản lí là quá trình tác động có định hướng, có mục đích, có tổ chức và có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm giữ cho sự vận hành của tổ chức được ổn định và làm cho nó phát triển đạt tới mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 4

Cần phải hiểu khái niệm quản lí đầy đủ bao hàm những khía cạnh sau:

- Đối tượng tác động của quản lí là một hệ thống hoàn chỉnh. Hệ thống đó được cấu tạo liên kết hữu cơ từ nhiều yếu tố, theo một quy luật nhất định; phù hợp với điều kiện khách quan.

- Quản lí bao giờ cũng là hoạt động hướng đích, có mục tiêu xác định.

- Quản lí bao gồm hai thành phần: chủ thể quản lí và khách thể quản lí (đối tượng của quản lý), có quan hệ qua lại, tương tác lẫn nhau.

- Tác động của quản lí thường mang tính chất tổng hợp. Hệ thống tác động quản lí gồm nhiều giải pháp khác nhau nhằm đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu, và nếu xét về mặt công nghệ là sự vận động thông tin.

- Cơ sở của quản lí là các quy luật khách quan và điều kiện thực tiễn của môi trường.

- Mục tiêu cuối cùng của quản lí là tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi ích của con người, bởi vì thực chất của quản lí là quản lí con người, vì và do lợi ích của con người.

1.2.4.2. Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học m n Ngữ văn

Dựa vào các khái niệm trên, có thể hiểu: Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn là quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, quản lí phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động TN, tạo điều kiện về

nguồn lực (con người, kinh phí, thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất…) để thực hiện các hoạt động này trong môn Ngữ văn. Trọng tâm của quản lý hoạt động trải nghiệm là quản lí chất lượng các hoạt động.

1 3 Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS

1.3.1. Đặc điểm hoạt động dạ học môn Ngữ văn ở trường S theo chương tr nh giáo dục phổ thông mới

1.3.1.1. Mục tiêu m n Ngữ văn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ th ng mới

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 đã xác định rõ mục tiêu của bộ môn Ngữ văn:

- Mục tiêu chung về môn Ngữ Văn [4]:

a) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

b) Môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống

- ục tiêu Ngữ văn ở cấp THCS, được xác định:

a) Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

b) Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp. Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

1.3.1.2. Đặc điểm về nội dung của m n Ngữ văn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ th ng mới

Trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở, nội dung kiến thức của môn Ngữ văn không dạy tách bạch riêng mà dạy tích hợp trong các bài học phát triển kỹ năng. Nội dung kiến thức cơ bản chia thành ba phân môn: Tiếng Việt, Văn học và Ngữ liệu.

- Kiến thức tiếng Việt: cung cấp cho học sinh khái niệm và công dụng của các loại từ vựng, nghĩa của từ, ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ các vùng miền; dấu câu và cách dùng các loại dấu câu, cấu tạo của câu, các loại câu chia theo cấu tạo và chia theo mục đích nói, các biện pháp tu từ; các kiểu loại văn bản, một số hiểu biết sơ giản về chữ Nôm và chữ Quốc ngữ;

- Kiến thức Văn học: tìm hiểu về chi tiết, đề tài và chủ đề văn bản, thái độ và tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản, quan điểm của người đọc,

nhan đề văn bản, tư tưởng của tác phẩm, đặc điểm của các thể loại văn bản, văn hóa và sự trải nghiệm của bản thân, mối quan hệ giữa văn học với đời sống;

- Ngữ liệu: đưa ra các kiểu loại văn bản (văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin), và các văn bản cụ thể.

1.3.1.3. Đặc điểm về phương pháp dạy học m n Ngữ văn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ th ng mới

Đối với môn Ngữ văn, phương pháp dạy học tập trung hình thành cho học sinh bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Cụ thể:

1- Phương pháp dạy học đọc

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng văn bản ngữ liệu. Nó sẽ giúp cho học sinh hiểu và tóm lược được cốt truyện, quá trình hình thành và phát triển tính cách của các tuyến nhân vật; cảm nhận và thấu hiểu được hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Có tác động tích cực cho việc phát triển năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ.

2- Phương pháp dạy học viết

Học sinh có thể viết nhiều văn bản thuộc nhiều kiểu đa dạng: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng.

3- Phương pháp nói và nghe

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thức, quy trình chuẩn bị một bài trình bày và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và tham gia thảo luận, tranh luận. Chú ý hướng dẫn học sinh biết cách tập trung vào chủ đề và mục tiêu khi nói; biết thể hiện sự tự tin, năng động của người nói trong những ngữ cảnh giao tiếp đa dạng; biết cách nói rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với ngữ cảnh; biết kiểm soát, điều chỉnh âm lượng và ngữ điệu; biết cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Học sinh cần được rèn luyện kỹ năng nghe hiểu và thái độ lắng nghe

phù hợp. Khi nghe, học sinh cần nắm bắt được nội dung do người khác nói hay độ chính xác của nội dung nghe được; hiểu và đánh giá được quan điểm, ý định của người nói; biết trao đổi để kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, đặc biệt là biết lắng nghe những ý kiến khác biệt.

1.3.1.4. Đặc điểm về phương tiện dạy học m n Ngữ văn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ th ng mới

Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà phương tiện dạy học môn Ngữ văn phong phú hơn. Việc sử dụng các phương tiện dạy học tùy thuộc vào mục đích, nội dung tiết dạy, bài dạy.

Trong giờ dạy đọc hiểu văn bản văn học: có thể sử dụng hình ảnh, băng đĩa có các bài hát, đoạn phim, tư liệu liên quan đến nội dung tiết học, bài học. Bên cạnh đó, có những bài học giáo viên có thể sử dụng các hình thức diễn xướng như đóng kịch, ngâm thơ, hát đối, …

Trong giờ tiếng Việt: sử dụng các bảng biểu (bảng phụ, phiếu học tập), ghi âm, …

Trong giờ tập làm văn: sử dụng sơ đồ tư duy, bảng biểu, …

1.3.1.5. Đặc điểm về hình thức tổ chức dạy học m n Ngữ ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ th ng mới

Các hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn thường sử dụng như: kể chuyện, đóng vai, đọc thơ, ngâm thơ và các trò chơi ở trong lớp. Thông qua các hình thức dạy học này sẽ giúp học sinh phát triển được các năng lực cảm nhận tác phẩm văn học, tạo điều kiện cho các em có thêm nhiều trải nghiệm cuộc sống.

Đối với hình thức đóng kịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh chuyển tác phẩm văn học từ thể loại này sang thể loại khác, từ đó các em hiểu đa chiều, đa diện hơn về cốt truyện, các tuyến nhân vật, những xung đột... trong tác phẩm.

1.3.1.6. Đặc điểm về kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học m n Ngữ văn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ th ng mới

- Đánh giá theo yêu cầu phát triển các phẩm chất trong môn Ngữ văn chủ yếu là bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét về hành vi, cách ứng xử, các biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và nghe văn bản.

- Đánh giá các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cần kết hợp cả định tính và định lượng, thông qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói, trình bày), bài tập nghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, dựa trên yêu cầu cần đạt về năng lực đối với mỗi cấp lớp. Cần xây dựng được câu hỏi, bài tập một cách rõ ràng, dễ đo lường; các đề thi, kiểm tra cuối kì, cuối cấp cần yêu cầu học sinh vận dụng, thực hành với tình huống và ngữ liệu mới.

1.3.2. Nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạ học môn Ngữ văn ở trường S

1.3.2.1. Mục tiêu trải nghiệm trong dạy học m n Ngữ văn

- Nhằm định hướng và góp phần tạo điều kiện cho HS tìm hiểu và học môn Ngữ văn thông qua việc quan sát, suy nghĩ và tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn để từ đó khuyến khích, động viên HS nghiên cứu sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức môn Ngữ văn đã học trong nhà trường, cũng như những trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống... của con người trong xã hội hiện đại.

- Hình thành và phát triển toàn diện những phẩm chất nhân cách cho HS; tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ kinh nghiệm bản thân và phát huy được những tiềm năng sáng tạo thông qua học tập bộ môn Ngữ Văn.

- Nhằm hình thành ở HS lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công dân … và biết vận dụng các kiến thức của môn Ngữ văn vào thực tiễn cuộc sống, sáng tạo trong các hoạt động, tích cực

tham gia các hoạt động xã hội trên nền tảng các kiến thức môn học đã được học ở trường.

1.3.2.2. Nội dung trải nghiệm trong dạy học m n Ngữ văn

Qua các nội dung trải nghiệm trong môn Ngữ văn sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời

Các nội dung trải nghiệm mà giáo viên cần tập trung trong dạy học bộ môn Ngữ Văn cho HS là:

Trải nghiệm vật chất: Đây là quá trình GV hướng dẫn HS quan sát về các hiện tượng tự nhiên, xã hội khi các em tham gia vào đời sống cộng đồng; những cảm xúc được hình thành từ những điều nhìn thấy; các đồ dùng trực quan hay những âm thanh, hình ảnh, các mẫu (bài tập, tình huống…) trong dạy học; cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả văn học hay những người nổi tiếng; …

Trải nghiệm tinh thần: Đây là một dạng hoạt động phù hợp với bộ môn Ngữ Văn, thông qua những tác phẩm nghệ thuật được giới thiệu trong môn Ngữ Văn thường là những tác phẩm tiêu biểu cho một nền văn học, một thể loại văn học, một khuynh hướng văn học hoặc là sự nghiệp sáng tác của một tác giả. Để trải nghiệm, trước hết người học cần phải tưởng tượng ra những bức tranh hiện thực được mô tả và mã hóa bằng ngôn ngữ hình tượng thông qua năng lực liên tưởng và tưởng tượng. Dạng trải nghiệm này huy động kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ thẩm mỹ cá nhân, quan niệm sống … của học sinh.

Trải nghiệm tình cảm: Các văn bản được sử dụng dạy học môn Ngữ văn cho học sinh đều gắn liền với những lĩnh vực cụ thể của đời sống. Hầu hết các văn bản hoặc chủ quan hoặc khách quan đều thể hiện thái độ của người viết trước những sự vật và hiện tượng. Sự phát triển về tâm lý và đời sống tinh thần của con người được chuyển tải trong văn học một cách chân thực và rõ nét. HS tham gia trải nghiệm tình cảm trong dạy học môn Ngữ Văn

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí