Dạy Học Tích Hợp Trong Môn Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở

Theo Phạm Khắc Cương “Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là cội nguồn đời sống và sự phản ánh chân thực chính nghệ thuật đời sống ấy, đồng thời là một hình thái quan niệm nhân sinh về xã hội. Tính đặc thù của văn học chính là ở chỗ nó là một hình thái phản ánh thẩm mỹ và bao giờ cũng cần tưởng tượng. Tính chất tưởng tượng hư cấu đem lại cho văn học những khả năng to lớn” [13, tr. 9].

Trong trường học, môn Ngữ Văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó, vì là môn học góp phần giáo dục quan điểm, tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh. Môn Ngữ văn giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống; có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh.

Văn học mang tính hình tượng, tính biểu cảm sinh động, tính hàm súc đa nghĩa, tính cá thể hóa cao trong giảng dạy và tiếp nhận mà không một môn học nào có được. Tác phẩm văn học trở thành tín hiệu thẩm mỹ không chỉ mang đến thông tin mà còn bao hàm trong nó nhiều tầng nghĩa: tầng nghĩa trực tiếp, tầng nghĩa do hình dung tưởng tượng và tầng ý được tạo ra từ hai tầng nghĩa trên kết hợp với vốn sống riêng của mỗi cá nhân. Do đó, người học được coi là người đồng sáng tạo lên tác phẩm, “thiếu người đọc thì hoạt động văn học chẳng khác gì một tiếng kêu vô vọng vang lên giữa cánh đồng hoang và mọc đầy cỏ dại.”(N.I Kuduasep). Mục đích của dạy học văn là “kích thích để một cái đẹp trong văn học nghệ thuật được phát triển và sinh sôi nảy nở trong tâm hồn HS ở mỗi thời đại, để đi đến “sự nổ vỡ lặng im” trong tâm

linh các em theo xu hướng của một nền GD” [12, tr. 16là “khêu gợi tư tưởng, tình

cảm, niềm tin cho con người, là vũ khí tinh thần sắc bén, nhuần nhị giúp con người hình thành nhân cách toàn vẹn, nâng đỡ nhân cách con người phát triển” [37, tr. 216].

Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ. Vị trí đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ văn và các môn khác. Học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác và các môn khác cũng có thể góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Vị trí đó tự môn học cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn với đời sống. Môn Ngữ văn thật sự là môn học quan trọng giúp cho học sinh học tốt các môn học khác.

Mục tiêu của môn văn nằm trong mục tiêu chung của bậc THCS là hình thành và phát triển con người toàn diện ở HS, đồng thời cũng mang đặc trưng riêng là đề cao GD lý tưởng và đạo đức, từng bước giúp HS cập nhật những vấn đề toàn cầu mà không quay lưng lại với truyền thống dân tộc, vừa giữ gìn bản sắc vừa hòa nhập xu thế phát triển chung của thế giới.

Các mục tiêu được xác định hỗ trợ rèn luyện kỹ năng sống cho HS, bồi dưỡng cho HS có thái độ tích cực và tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, qua đó biết trân trọng, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam; có thói quen và niềm vui đọc sách; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tếnhưng luôn có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của việc dạy học Ngữ văn trong suốt bậc học phổ thông là giúp cho học sinh ra đời có những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học, có khả năng cảm thụ và đánh giá các tác phẩm nghệ thuật. Có khả năng hiểu mình, hiểu người, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau để chung sống, chung làm trong cộng đồng. Học sinh được hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, từ đúng đến hay, biết mạnh dạn giao tiếp có hiệu quả trước công chúng, biết soạn thảo các loại văn bản cần thiết trong cuộc sống và trong công việc. Nói chung, việc dạy học môn Ngữ văn phải hướng tới mục tiêu chung của giáo dục thế giới mà tổ chức UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Nội dung chương trình môn Ngữ văn ở THCS cũng cần đạt đến việc cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng cho HS như các môn học khác đồng thời cũng mang đặc trưng riêng của môn văn: “Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho HS là làm cho HS có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học” [21, tr. 9]. Khác với các môn khoa học tự nhiên, môn Ngữ văn qua nội dung chương trình của mình còn phải đạt đến việc hình thành, phát triển thái độ, tình cảm của HS: “Học xong chương trình THCS sẽ giúp cho HS nâng cao ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng Việt và tình yêu văn học đối với các tác phẩm ưu tú của dân tộc và nhân loại. Từ đó, HS sẽ có hứng thú và cách thức ứng xử, giao tiếp có văn hóa đối với môi trường sinh sống. Ý thức tôn trọng, yêu quý cái đẹp và cố gắng sáng tạo nên cái đẹp sẽ được bồi đắp và dần hình thành lên hoạt động thẩm mĩ ở HS” [21, tr. 10].

1.3.3.2. Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Theo GS. Nguyễn Thanh Hùng: “Có thể hiểu tích hợp là một phương pháp phối hợp một cách tốt nhất các quá trình học tập của nhiều môn học cũng như các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong một môn như Ngữ văn” [21, tr. 16]. TS. Nguyễn Văn Đường cũng nhấn mạnh thêm: “Đặc biệt ba phân môn đều tập trung

khai thác chung một văn bản trong phần Văn” 14, tr. 7

Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội - 5

Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kỹ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung gắn với thực tiễn. Tích hợp trong môn Ngữ Văn được hiểu là sự kết nối tri thức và kỹ năng giữa ba phần: Văn - Tiếng Việt - Làm văn và trong từng phân môn, trong từng vấn đề cụ thể. Đó chính là “Hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn trên cơ sở một (hoặc một số) văn bản có vai trò như là kiến thức nguồn.”

Dạy Ngữ văn theo tinh thần tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức và kỹ năng thể hiện đặc trưng của từng phân môn. Vấn đề là phải phối hợp các tri thức và kỹ năng riêng của từng phân môn một cách tối ưu để đạt được mục tiêu chung của môn Ngữ văn: Kết hợp tốt việc hình thành bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết với năng lực cảm thụ văn học. Đồng thời tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của HS. Đó cũng là cái đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp dạy học.

Việc dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn có nhiều hình thức:

Tích hợp ngang (Intergration horizontale): Được hiểu là tích hợp liên môn, liên phân môn và là hình thức tích hợp theo từng thời điểm. Đây là hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn trên cơ sở một (hoặc một số) văn bản có vai trò như là kiến thức nguồn. Nói cụ thể hơn, đó là sự khai thác triệt để mối liên hệ kiến thức giữa các phần văn bản - tiếng Việt - làm văn trong từng đơn vị bài học (cũng có khi là giữa các đơn vị bài học với nhau).

Tích hợp dọc (Intergration Vertical): Được hiểu là tích hợp đồng tâm, tích hợp theo từng vấn đề, trong từng phân môn, cụ thể đó là hướng tích hợp theo mối liên hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp) giữa các vấn đề trong cùng một phân môn, giữa các bài học với nhau trong cùng một lớp, giữa lớp trước và lớp sau, thậm chí giữa cấp học này với cấp học khác.

Tích hợp mở rộng: Được hiểu là sự tích hợp mở rộng giữa các kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến thức của các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các ngành khoa học nghệ thuật khác và với kiến thức đời sống mà học sinh tích luỹ được từ đời sống cộng đồng. Qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Thực tế dạy học cho thấy, áp dụng hình thức dạy học này học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung dạy học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên ngành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của ngành Giáo dục đào tạo Hà Nội

1.4.1. Nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của ngành Giáo dục đào tạo Hà Nội

Nhắc đến người Hà Nội là nhắc đến những nét văn minh - thanh lịch, từ cử chỉ, lời ăn tiếng nói, phong cách ứng xử... Tuy nhiên, trước những tác động của đời sống kinh tế hiện nay, nhiều nét văn hóa tinh tế của người Hà Nội đang mai một dần, nhất là trong lớp trẻ. Vì vậy, xây dựng tài liệu, giáo dục nếp sống văn minh - thanh lịch cho học sinh là việc làm có ý nghĩa quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo.

Trong khi kiến thức các môn học đã được xây dựng thành chương trình hoàn chỉnh, thì vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vẫn còn những khoảng trống nhất định. Chính vì vậy, từ năm học 2010-2011, bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” được đưa vào giảng dạy trong các trường học của thành phố. Theo ông Đoàn Hoài Vĩnh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông ở Hà Nội nhằm khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ học sinh đồng thời kế thừa truyền thống thanh lịch, nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội...

Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” được biên soạn cho học sinh của ba cấp học phổ thông Tiểu học, THCS, THPT. Cùng một nội dung nhưng mỗi nhà trường đã tự tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp để truyền đạt kiến thức cho học sinh, lồng ghép, tích hợp các môn học khác nhau, các hoạt động, các phong trào với việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” được Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm 2010. Bộ tài liệu nhằm hướng dẫn kỹ năng sống có văn hóa cho HS phổ thông; định hướng và chỉ dẫn hành vi cá nhân trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho HS. Nội dung tập trung vào 5 vấn đề cơ bản:

- Khái niệm TLVM

- Phong cách TLVM

- Giao tiếp TLVM

- Ứng xử TLVM nơi công cộng

- Ứng xử TLVM với thiên nhiên môi trường.

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cấp độ và hành vi cũng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy, theo từng cấp học, các nội dung được đề cập ở từng cấp theo mức độ cao hơn, rộng hơn và khái quát hơn.

Tiểu học: Tập trung chỉ dẫn hành vi cá nhân cụ thể về ăn, mặc, nghe, nói, cử chỉ cơ bản; hướng dẫn về giao tiếp và ứng xử TLVM. Các nội dung đề cập ở mức sơ đẳng nhất.

Trung học cơ sở: Tập trung hướng dẫn hành vi cá nhân về ăn, mặc, nghe, nói, cử chỉ cơ bản; hướng dẫn về giao tiếp và ứng xử TLVM giữa người với người với thiên nhiên môi trường… Đây là cấp được trang bị kiến thức một cách cơ bản nhất, hoàn chỉnh nhất.

Trung học phổ thông: Đề cập đến khái niệm và giao tiếp TLVM; ứng xử TLVM nơi công cộng và với thiên nhiên môi trường; TLVM trong giao lưu và hội nhập quốc tế. Cách trình bày có tính tích hợp, vì chủ thể của giao tiếp ứng xử là người trưởng thành với tư cách công dân ở ngoài xã hội, với người nước ngoài trong thời kỳ hội nhập.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ÐT) Vũ Ðình Chuẩn, bộ tài liệu là cách làm rất sáng tạo của Sở GD&ÐT Hà Nội với thành quả là bộ tài liệu không chỉ mang ý nghĩa khoa học, mà còn gắn với yêu cầu của thực tiễn dạy học. Ðó là khơi dậy sự chủ động, tạo điều kiện để giáo viên sáng tạo, khích lệ việc đổi mới phương pháp trong mỗi bài giảng khi tìm tòi, đưa thêm những tình huống, câu chuyện để tổ chức cho HS thảo luận, đánh giá. Với việc không làm quá tải chương trình, không trùng lặp với nội dung đã có trong sách giáo khoa, tài liệu còn khắc phục được nhược điểm phổ biến hiện nay là hạn chế yếu tố lý luận, hàn lâm. Kiến thức truyền đạt cho HS được thể hiện một cách có hệ thống theo nguyên tắc đồng tâm - tiệm tiến, phù hợp lứa tuổi HS từ Tiểu học, THCS đến THPT. Hình thức này còn gợi ra cho giáo viên cách thức kiểm tra, đánh giá HS không chỉ dựa vào kiến thức thu nhận qua một bài học cụ thể, mà còn kiểm tra được cả quá trình nỗ lực của HS khi chuyển từ nhận thức đến hành vi.

1.4.2. Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường trung học cơ sở

Quản lý GD nếp sống TLVM là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao nếp sống TLVM của HS trong nhà trường.

Quản lý GD nếp sống TLVM chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác GD nếp sống TLVM. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động GD nếp sống TLVM trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và dạy nếp sống TLVM cho học sinh.

Từ đó có thể nói QL GD nếp sống TLVM trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động GD nếp sống TLVM của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện nếp sống TLVM cho HS.

Nội dung giáo dục nếp sống TLVM ở trường THCS được giảng dạy trong 6 tuần của cả năm học. QL về nội dung chương trình GD nếp sống TLVM là QL GV thực hiện nội dung chương trình theo kế hoạch của Sở GD&ĐT. QL về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD nếp sống TLVM. Nghiên cứu phân tích thực trạng thực hiện chuyên đề GD nếp sống TLVM của những năm trước với những ưu điểm, nhược điểm, từ đó xếp hạng ưu tiên các vấn đề cần. Đồng thời nghiên cứu, phân tích kế hoạch, nhiệm vụ năm học của ngành GD để định hướng QL thực hiện chuyên đề của nhà trường. Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh, nhất là các em học sinh THCS là lứa tuổi chưa phát triển hoàn thiện nhân cách nên các em nhiều khi chưa phân biệt được đúng sai mà làm theo cảm tính, theo số đông và dẫn đến có những biểu hiện lệch lạc trong ứng xử, vì vậy, để đạt được sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của học sinh, nhà trường luôn luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để khơi dậy sự hứng thú học tập cho các em. Giáo viên ở tất cả các bộ môn của trường đều có thể lấy tư liệu ở bộ tài liệu tích hợp vào bộ môn giảng dạy của mình. Cách giáo dục như vậy nhẹ nhàng, ngấm dần vào các em, giúp các em tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp trong các tiết dạy như: phương pháp đàm thoại; nêu vấn đề; phương pháp kể chuyện bằng kênh hình, kênh chữ, âm thanh; phương pháp thuyết trình…

Quản lý về đội ngũ thực hiện hoạt động GD nếp sống TLVM là khâu quan trọng, đặc biệt là công tác bồi dưỡng GV. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng cán bộ, giáo viên tham gia dạy bộ tài liệu; chuẩn bị xây dựng và hoàn thiện kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy ở tất cả các cấp học, khối học. Việc phân công GV trực tiếp giảng dạy chuyên đề đòi hỏi Ban giám hiệu phải nắm vững năng lực, phẩm chất GV, đồng thời biết vận dụng nguồn lực nhà trường, sự ủng hộ điều kiện thuận lợi bên ngoài nhà trường. Người lãnh đạo cần tạo điều kiện giúp người tham gia phát huy được tinh thần tự giác, tích cực phối hợp thực hiện một cách khoa học, đảm bảo đúng kế hoạch. Bên cạnh đó, người QL cũng nên thường xuyên tổ chức dự giờ, trao đổi trong khối, trường để nâng cao hiệu quả giáo dục, thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch giảng dạy bộ tài liệu. 100% giáo viên được phân công giảng dạy qua tập huấn, bồi dưỡng, tự nghiên cứu đã tích cực chủ động nắm vững nội dung, phương pháp. QL cả việc thực hiện nếp sống của HS, tác phong giáo tiếp ứng xử với bạn bè, thầy cô, với môi trường xung quanh của HS.‌

Quản lý về việc phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động GD nếp sống TLVM, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Cần quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến đến phụ huynh học sinh để tạo sự đồng thuận cao.

- Quản lý về việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GD nếp sống TLVM. Kiểm tra đánh giá phải xuyên suốt quá trình QL. Nhà QL phải thường xuyên giám sát quá trình thực hiện kế hoạch bằng việc thu thấp thông tin chính xác, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin để có những điều chỉnh phù hợp. Khi kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, công khai, tôn trọng người được kiểm tra.

1.5. Quản lý hoạt động dạy và học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường trung học cơ sở

1.5.1. Dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống

thanh lịch, văn minh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022