Ý Kiến Đánh Giá Của Cbql Và Giáo Viên Về Việc Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Huớng Năng Lực Cho Học Sinh Thcs

Nội dung được đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên nhất là “Kế hoạch phải bám sát vào mục tiêu, chương trình của kế hoạch chung do Bộ giáo dục và đào tạo, Kế hoạch của Sở giáo dục và đào tạo” (với 40% rất thường xuyên) và có 37/85 (chiếm 43.5%) ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tốt. Nhìn chung hiệu trưởng nhà trường đã xây dựng kế hoạch quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh bám sát theo đúng quy định chỉ đạo quản lý của cấp trên.

Kế tiếp là nội dung “Kế hoạch quản lý giờ giấc lên lớp của giáo viên Ngữ văn hướng tới phát triển năng lực học sinh” với 28.2% rất thường xuyên, 35.3% thường xuyên, 22.4% ít khi và 14.1% không bao giờ sử dụng. Việc quản lý giờ giấc lên lớp của giáo viên đã được hiệu trưởng nhà trường lưu tâm chú ý. Nhìn chung hoạt động lên lớp của GV các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long đề được đảm bảo đúng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT.

Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long thường chưa lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV, Hiệu trưởng nhà trường thường thực hiện bồi dưỡng cho GV vào đợt hè, theo lịch của Bộ, sở, và phòng GD&ĐT chỉ đạo. Hoặc giao cho Phó hiệu trưởng phục trách chuyên môn, hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn bồi dưỡng cho GV. Do đó nội dung «Kế hoạch quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho giáo viên Ngữ văn thực hiện tốt chương trình giảng dạy định hướng năng lực cho học sinh» có 30.6% ý kiến đánh giá chưa sử dụng và 38.8% ý kiến đánh giá chưa đạt.

Nội dung “Kế hoạch quản lý về hình thức dạy học của giáo viên Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh” có 17.6% ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho rằng mức độ thực hiện chưa đạt. Nguyên nhân, hiện nay việc dạy học môn Ngữ văn chủ yếu là hình thức trên lớp, hiệu trưởng nhà trường chưa lên kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho GV. Do đó các hình thức dạy học bên ngoài lớp học, dạy học cá nhân... GV vẫn chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

Nhìn chung, công tác lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL lực học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh còn chưa thực hiện thường xuyên. Hơn nữa nội dung của kế hoạch còn sơ sài, dẫn đến kế hoạch chưa hiệu quả. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới, hiệu trưởng nhà trường cần tăng cường công tác lập kế hoạch, cũng như tăng cường nội dung, biện pháp… để đảm bảo tính chi tiết hiệu quả của kế hoạch HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Để khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tác giả sử

dụng câu hỏi số 7 (phụ lục 1 và 2), kết quả thu được như bảng số liệu 2.15 sau:

Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên về việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định huớng năng lực cho học sinh THCS


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả đạt được

Rất

thường xuyên

Thường xuyên


Ít khi

Không bao giờ


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức thành lập Hội đồng thẩm định chương trình, phê duyệt chương trình dạy học môn Ngữ văn

theo ĐHNL cho học sinh


23


27.1


19


22.4


22


25.9


21


24.7


24


28.2


30


35.3


16


18.8


15


17.6


2

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV đáp ứng yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực

cho học sinh


28


32.9


30


35.3


16


18.8


11


12.9


25


29.4


37


43.5


13


15.3


10


11.8


3

Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng

năng lực học sinh


26


30.6


26


30.6


19


22.4


14


16.5


15


17.6


16


18.8


30


35.3


24


28.2


4

Tổ chức xây dựng hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng

năng lực cho học sinh


11


12.9


18


21.2


30


35.3


26


30.6


19


22.4


21


24.7


24


28.2


21


24.7


5

Tổ chức dự giờ hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định huớng năng lực

cho học sinh


15


17.6


19


22.4


28


32.9


23


27.1


26


30.6


35


41.2


14


16.5


10


11.8


6

Tổ chức thao giảng ”Dạy học môn Ngữ văn theo

định huớng năng lực”


8


9.4


20


23.5


30


35.3


27


31.8


16


18.8


17


20.0


24


28.2


28


32.9


7

Tổ chức phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo định

hướng năng lực


10


11.8


19


22.4


31


36.5


25


29.4


10


11.8


18


21.2


26


30.6


31


36.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 10

Kết quả bảng 2.15 cho chúng ta thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được một số mặt như:

- Để nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THCS, hiệu trưởng nhà trường đã cùng phối hợp với các cơ quan quản lý cấp trên để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho GV THCS nói chung và GV Ngữ văn nói riêng. Chính vì thế nội dung “Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV đáp ứng yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực cho học sinh” có 28/85 (chiếm 32.9%) ý kiến đánh giá mức độ tổ chức rất thường xuyên và có 25/85 (chiếm 29.4%) ý kiến đánh giá tốt.

- Nội dung “Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh” có 30% ý kiến đánh giá rất thường xuyên thực hiện. Tuy nhiên, kết quả thực hiện có đến 24/85 (chiếm 28.2%) CBQL và GV cho rằng chưa đạt. Nguyên nhân, GV Ngữ văn trong các nhà trường THCS thành phố Hạ Long, chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, đọc cho học sinh chép. Ít sử dụng các phương pháp như đóng vai, hoạt động nhóm để khơi dậy sự chủ động sáng tạo, thực hành của HS.

- Nội dung “Tổ chức thao giảng “Dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực” là một trong những hoạt động rất quan trọng vì nó giúp GV nâng cao trình độ dạy học, giúp GV cọ sát, chia sẻ cũng như học tập phương pháp, cách thức để cải thiện hoạt động dạy học của mình. Tuy nhiên, hoạt động này chưa được áp dụng thường xuyên, có đến 18.8% ý kiến đánh giá là không bao giờ thực hiện. Dẫn đến kết quả thực hiện có 28/85 (32.9%) CBQL và GV đánh giá yếu.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Khảo sát 85 CBQL và GV về thực trạng chỉ đạo triển khai HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.16 sau:

Bảng 2.16. Ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh THCS


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả đạt được

Rất

thường xuyên

Thường xuyên


Ít khi

Không bao giờ


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo xác định chuẩn năng lực của môn học Ngữ văn

theo từng khối lớp


21


24.7


34


40.0


16


18.8


14


16.5


23


27.1


39


45.9


13


15.3


10


11.8


2

Chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, có chất lượng chương trình, kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo

định hướng năng lực


16


18.8


29


34.1


24


28.2


16


18.8


28


32.9


42


49.4


10


11.8


5


5.9


3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng

năng lực


18


21.2


32


37.6


20


23.5


15


17.6


10


11.8


25


29.4


26


30.6


24


28.2


4

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực trong dạy

học môn Ngữ văn


21


24.7


38


44.7


14


16.5


12


14.1


16


18.8


28


32.9


22


25.9


19


22.4


5

Chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi về CSVC và TBDH để hỗ trợ GV thực hiện hiệu quả các hoạt động dạy học theo

định hướng năng lực


15


17.6


25


29.4


28


32.9


17


20.0


21


24.7


44


51.8


12


14.1


8


9.4

Từ bảng khảo sát 2.16 chúng ta thấy rằng:

- Nội dung “Chỉ đạo xác định chuẩn năng lực của môn học Ngữ văn theo từng khối lớp” có 24.7% CBQL và GV cho rằng mức độ thực hiện là rất thường xuyên. Tuy nhiên có đến 11.8% ý kiến người được khảo sát cho rằng mức độ thực hiện yếu. Thực tế tại các trường THCS thành phố Hạ Long, Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo xác định các tiêu chuẩn năng lực của môn học Ngữ văn phù hợp với từng đối tượng HS, tuy nhiên mức độ hiệu quả còn chưa cao. Giáo viên thường áp dụng theo hướng dẫn của chương trình giáo dục phổ thông mới mà chưa có sự áp dụng linh hoạt cho phù hợp với tình hình HS, tình hình nhà trường và tình hình địa phương.

- Nội dung “Chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, có chất lượng chương trình, kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực” có 18.8% CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, 34.1% thường xuyên 38.8%, 28.2% ít khi và 18.8% không bao giờ thực hiện. Mặc dù mức độ chỉ đạo chưa được thường xuyên, tuy nhiên nội dung này được đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất với 28/85(32.9%) CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện tốt. Nguyên nhân, việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học môn Ngữ văn đã được chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết của Bộ, Sở, phòng GD&ĐT, cho nên GV dễ dàng áp dụng thực hiện.

- Nội dung “Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực” có 18/85 (chiếm 21.2%) CBQL và GV đánh giá mức độ chị đạo rất thường xuyên, 37.6% thường xuyên, 23.5% ít khi và 17.6% không bao giờ áp dụng. Tuy nhiên, nội dung này có 24/28 (chiếm 28.2%) ý kiến đánh giá yếu. Mặc dù, nhà trường đã có sự quan tâm chỉ đạo đối với HĐDH môn Ngữ văn ĐHNL học sinh. Tuy nhiên CBQL nhà trường chưa sát sao kiểm tra xem mức độ thực hiện của GV dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL đến đâu. Mặc khác chưa có cơ chế cụ thể khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới PP dạy học môn Ngữ văn, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường.

Tóm lại, qua kết quả điều tra ở bảng 2.16 cho thấy, nhà trường đã có sự quan tâm chỉ đạo đối với HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh. Sự quan tâm chỉ đạo đó được thực hiện từ lãnh đạo nhà trường đến tổ Ngữ văn. Một số hoạt động chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn trong đội ngũ giáo viên nhà trường đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường chưa đảm bảo tính thường xuyên, sát sao và chuyên sâu gắn HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh còn nhiều hạn chế. Thực tế, một số CBQL chưa thực sự quan tâm đầu tư thường xuyên tới việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn, dự giờ chuyên đề, dự giờ, đánh giá tiết dạy nói chung và đối với bộ môn Ngữ văn nói riêng. Bởi vì bản thân CBQL có tâm lý

ngại kiểm tra đôn đốc, còn nể nang, ngại va chạm trong việc KTĐG xếp loại GV. Việc dự giờ của giáo viên còn chưa được quy định cụ thể và chưa trở thành nghị quyết của hội đồng nhà trường. Điều này đòi hỏi cần có biện pháp tích cực để chỉ đạo tốt hơn công tác này.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Để tìm hiểu về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.17:

Bảng 2.17. Ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên về kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh THCS


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả đạt được

Rất

thường xuyên

Thường xuyên


Ít khi

Không bao giờ


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Kiểm tra kế hoạch đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng năng

lực học sinh


24


28.2


37


43.5


15


17.6


9


10.6


21


24.7


32


37.6


18


21.2


14


16.5


2

Tổ chức xây dựng chuẩn đánh giá năng

lực học sinh


9


10.6


22


25.9


29


34.1


25


29.4


27


31.8


23


27.1


19


22.4


16


18.8


3

Kiểm tra việc sử dụng hình thức đánh giá học sinh của giáo

viên Ngữ văn


12


14.1


29


34.1


26


30.6


18


21.2


16


18.8


31


36.5


21


24.7


17


20.0


4

Kiểm tra, đánh giá thông qua dự giờ, phân tích sư phạm tiết dạy (hình thức đột

xuất và báo trước)


26


30.6


28


32.9


18


21.2


13


15.3


29


34.1


39


45.9


11


12.9


6


7.1

5

Tổng kết và rút kinh

nghiệm sau mỗi năm học.

21

24.7

39

45.9

15

17.6

10

11.8

24

28.2

33

38.8

16

18.8

12

14.1

Từ kết quả khảo sát chúng tôi thấy:

- Nội dung “Kiểm tra kế hoạch đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh” có đến 24/85 (chiếm 28.2%) CBQL và GV cho rằng mức độ thực hiện rất thường xuyên. Đây là nội dung Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Hạ Long thực hiện tương đối tốt có đến 21/85 (chiếm 24.7%) CBQL và GV cho rằng mức độ thực hiện tốt.

- Nội dung “Tổ chức xây dựng chuẩn đánh giá năng lực học sinh” có đến 25/85 (chiếm 29.4%) CBQL và GV cho rằng không bao giờ thực hiện và có 16/85 (chiếm 18.8%) CBQL và GV cho rằng mức độ thực hiện yếu. Việc tổ chức xây dựng chuẩn đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS là rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy học. Tuy nhiên, các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long chưa xây dựng chuẩn căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được theo mục tiêu môn học Ngữ văn và dựa vào các tiêu chí đánh giá năng lực học sinh theo ĐHNL.

Hiệu trưởng nhà trường chưa thực sự quản lý tốt việc kết hợp các hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan chưa nhiều, do đó nội dung “Kiểm tra việc sử dụng hình thức đánh giá học sinh của giáo viên Ngữ văn” có 17/85 (chiếm 20%) CBQL và giáo viên đánh giá yếu. Để làm tốt việc này Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Hạ Long cần thống nhất cao trong việc sử dụng các hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, có tỷ lệ phù hợp giữa nội dung kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, tránh trường hợp GV tiến hành kiểm tra một cách tuỳ tiện, đặc biệt tránh lạm dụng trắc nghiệm khách quan trong việc KTĐG kết quả học tập của HS.

Nội dung được đánh giá tốt nhất đó là “Kiểm tra, đánh giá thông qua dự giờ, phân tích sư phạm tiết dạy (hình thức đột xuất và báo trước)” có 29/85 (chiếm 34.1%) người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện tốt. Nhìn chung, việc KTĐG thông qua dự giờ được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, và phản ánh đúng chất lượng dạy học của GV Ngữ văn. Thông qua đó sẽ giúp hiệu trưởng đánh giá được kết quả dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL của giáo viên, vì thế các đồng chí hiệu trưởng đã quan tâm đến việc tổng kết việc đánh giá kết quả học tập của HS. Cụ thể nội dung “Tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi năm học” có 21/85 (chiếm 24.7%) rất thường xuyên. Tương đương có 24/85 (chiếm 28.2%) CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện tốt.

Trong công tác quản lý, nếu nhà lãnh đạo thiếu kiểm tra, giám sát, đánh giá thì coi như đã đánh mất chức năng quản lý của mình. Không thực hiện tốt khâu quan trọng này, người quản lý sẽ không thể đánh giá được chính xác mức độ và hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch đã để ra, không thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá để có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Chính vì thế, công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh cần được BGH nhà trường quan tâm, khắc phục những hạn chế thiếu sót, cần thực hiện đảm bảo sự công bằng, chính xác, thường xuyên, liên tục hơn. Có như vậy mới phát huy được vai trò của người quản lý trong nhà trường, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả công tác dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL trong các nhà trường.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành điều tra trên 85 CBQL và GV, nội dung đánh giá ở 3 mức độ: Rất ảnh hưởng (3 điểm), Ảnh hưởng (2 điểm), Không ảnh hưởng (1 điểm). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.18. Ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh THCS


STT


Các yếu tố

Mức độ thực hiện

Điểm trung bình


Thứ bậc

Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chủ trương, chính sách phát

triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước


55


64.7


30


35.3


0


0.0


2.65


5

2

Điều kiện của địa phương nơi

nhà trường đang hoạt động

50

58.8

33

38.8

2

2.4

2.56

7

3

Về trình độ, năng lực, phẩm

chất của CBQL

58

68.2

27

31.8

0

0.0

2.68

4


4

Về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV dạy học

môn Ngữ văn


78


91.8


7


8.2


0


0.0


2.92


1

5

Trình độ của học sinh

71

83.5

14

16.5

0

0.0

2.84

2

6

Điều kiện CSVC và trang

thiết bị phục vụ bị dạy học

64

75.3

21

24.7

0

0.0

2.75

3

7

Cơ chế phối hợp giữa các

bộ phận trong nhà trường

53

62.4

32

37.6

0

0.0

2.62

6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022